Phần 1: Sâu bệnh hại phổ biến trên cây khoai lang Nhật
1.1 Sâu và côn trùng chích hút hại khoai lang Nhật
Sâu đục củ khoai lang: hầu hết các con trưởng thành của loài này thường đẻ trứng trên lá. Ấu trùng mới nở thường ăn phá phần vỏ củ khoai làm thành những lỗ tròn nhỏ có đường kính từ 0,5-1,5mm trên bề mặt củ, dù không ảnh hưởng đến chất lượng phần thịt củ nhưng làm giảm giá trị thương phẩm của củ, mã củ xấu, ảnh hưởng đến giá thành đầu ra.
Sùng hại khoai lang: gây hại tất cả các bộ phận của cây (thân, lá, củ). Bọ trưởng thành ăn biểu bì thân và lá. Trên củ, chúng ăn và tạo ra những lỗ thủng nhỏ hình tròn. Sâu non đục trong củ, chất thải làm củ bị thối và có vị đắng do các độc tố do củ sản sinh ra để chống lại sự gây hại của sâu. Trên dây thường dị dạng, phình to và nứt.
Ngoài ra có một số loài thuộc bộ cánh cứng gây hại thân lá khoai lang (Bọ trưởng thành hoạt động mạnh vào ban đêm và sáng sớm).
1.2 Bệnh hại khoai loang Nhật
1.2.1 Bệnh héo xanh khoai lang nhật
Nguyên nhân gây bệnh héo xanh: Bệnh héo xanh khoai lang Nhật do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và có nắng xen kẽ, nhiệt độ tối tích để vi khuẩn phát triển thuận lợi 22-27oC. Nguồn bệnh có thể phát sinh từ hom giống, trong đất chúng có thể tồn tại vài năm(2-3 năm trong đất), khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh. Vi khuẩn héo xanh lây lan nhờ gió, mưa, nước, các tổn thương cơ giới trên thân lá rễ, côn trùng chích hút và tuyến trùng hại rễ,...
Triệu chứng bệnh héo xanh khoai lang:
Triệu chứng đặc trưng cơ bản của bệnh héo xanh khoai lang là thân lá bị héo rũ trong khi màu sắc vẫn còn xanh. Trên một luống khoai có thể bị lác đác một vài cây, sau đó bệnh có xu hướng lây nhiễm (nhờ nước, gió và một số côn trùng chích hút).
Vi khuẩn bắt đầu xâm nhiễm từ phần gốc rễ qua các lỗ khí khổng hoặc vết thương cơ giới, côn trùng chích hút. Khi xâm nhiễm vào mạch dẫn, tại đây chúng tiết ra một số loại enzyme đặc hiệu làm hoại sinh các tế bào mạch dây của thân, phá hủy cấu trúc tế bào. Vi khuẩn phá hủy mạch dẫn, làm giảm hoặc ngưng vận chuyển dinh dưỡng khoáng và nước nuôi thân lá do đó thân lá thường bị héo xanh đột ngột. Sau khi xâm nhiễm từ 5-10 ngày triệu chứng bệnh héo xanh bắt đầu biểu hiện. Bó mạch dẫn của thân dây khoai lang bị bệnh thường biến màu. Ở củ, bó mạch cũng bị biến màu, nhưng chủ yếu là những vệt chạy dọc màu nâu cũng như những vết bệnh mọng nước màu nâu trên bề mặt. Củ bị bệnh nhẹ, nếu bảo quản có thể thối hoàn toàn và có mùi đặc trưng.
Lấy thân dây bị nhiễm bệnh, dùng kéo cắt ngang thân dây sẽ thấy dịch khuẩn có màu nâu đến nâu đen chảy ra. Những cây bị bệnh nhẹ vẫn có thể sống và sinh trưởng, tuy nhiên chúng thường bị còi cọc, thân lá nhỏ. Những cây bị nhiễm bệnh nặng thường bị héo rũ và chết không thể phục hồi.
Giải pháp phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang Nhật ứng dụng công nghệ nano:
Phòng bệnh héo xanh trên cây khoai lang nhật kết hợp các biện pháp tăng năng năng suất - chất lượng củ, tăng độ phình to của củ:
+ Đất trồng khoai lang nên luân canh, bón lót bổ sung phân hữu cơ hoai mục (15tấn/ha + NPK cân đối), pH đất phù hợp (6,5-7,3), không quá kiềm và quá chua (nếu pH đất bị kiềm hóa sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ phình của củ sau này).
+ Xử lý đất trước khi trồng (có thể bỏ quả bước này nếu không có điều kiện): Sau khi lên luống, bón phân lót, trước khi trồng 1-2 ngày dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua pha với 200-300 lít nước phun ẩm đất (phun vào điểm đặt hom trồng).
+ Xử lý hom giống: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua và 400-500ml nano SiO2 pha với 200-250 lít nước phun ướt đều hom giống trước khi trồng (hoặc nhúng toàn bộ hom giống vào hỗn hợp dung dịch nano đã pha ở trên trong thời gian 1-2 phút trước khi trồng).
Quy trình phòng bệnh tổng hợp trên cây khoai lang Nhật ứng dụng các sản phẩm nano của Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech:
+ Sau trồng 25-30 ngày: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua pha với 300 lít nước phun ẩm đều thân lá và gốc.
+ Sau trồng 45-55 ngày: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua + 500ml nano AKH super plus pha với 300-400 lít nước phun ẩm đều thân lá.
+ Sau trồng 70 - 75 ngày: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua pha với 250-300 lít phun đều thân lá.
+ Tăng năng suất, chất lượng củ 15-22%, tăng độ phình to củ: Dùng 500ml chế phẩm nano AKH super plus kết hợp 300ml chế phẩm nano Canxi Super pha 350-450 lít nước phun đều thân lá, phun 2-3 lần/vụ (Nếu chỉ sử dụng 1 sản phẩm nano AKH super plus thì 1 chai 500ml pha 250 lít nước phun thân lá). Phun vào các thời điểm 30 – 45 – 65 ngày sau trồng).
Nano AKH super plus giúp phình to củ, tăng năng suất, chất lượng củ
Đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai lang Nhật
Khi thấy cây bị bệnh héo xanh cần nhanh chóng nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh nặng. Sau đó dùng một trong các công thức phun sau, tùy mức độ nhiễm bệnh nặng hay nhẹ:
Công thức 1: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua pha với 150 lít nước phun ẩm/tưới gốc 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Kết hợp dùng 500ml chế phẩm nano AKH super plus pha với 300-400 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày(phục hồi cây sau bệnh, chống tái nhiễm).
Khi hiện tượng lây nhiễm bệnh héo xanh có dấu hiệu ngưng thì chuyển qua công thức phun phòng bệnh như trên đã hướng dẫn.
Công thức 2: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua pha với 200 lít nước phun ẩm/tưới gốc 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
1.2.2 Bệnh tím lá và xoăn ngọn, co biến dạng ngọn lá khoai lang
Khoai lang sau khi trồng 15-25 ngày đã có thể bị nhiễm bệnh tím lá ngọn.
Triệu chứng tím lá ngọn khoai lang có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên về cơ bản nguyên nhân chính là do virus dòng SPF. Virus lây lan qua nước mưa, gió và đặc biệt là côn trùng chích hút (rệp họ Aphididae). Về cơ bản trên khoai lang thường bị nhiễm 2 nhóm virus. Nhóm 1 gây bệnh khảm lá (do virus CMV - giống trên cây dưa chuột). Nhóm 2 gây bệnh tím lá, co ngọn (do virus SPF). Điểm chung của 2 loài virus này là đều gây hại trực tiếp phần đỉnh sinh trưởng (bộ phận còn non).
Triệu chứng điển hình của bệnh tím lá ngọn trên khoai lang:
Triệu chứng cơ bản của bệnh là các lá non ở đỉnh sinh trưởng bị biến dạng, mo lại, lá có thể hơi dày lên hoặc dị dạng. Phần phiến lá chuyển sang màu tím (tím huyết dụ). Tính từ mép lá trở vào thì màu tím thường đậm hơn so với bên trong, sau một thời gian phần thịt lá tím hoàn toàn. Đa phần triệu chứng tím huyết dụ thường biểu hiện ở thịt lá, trong khi gân lá hầu như không bị tím. Virus xâm nhiễm qua các lỗ khí khổng, vết thương hở hoặc côn trùng chích hút. Sau khi xâm nhiễm 3-5 ngày virus tiết độc tố, đâm xuyên qua màng tế bào, khi chúng tấn công vào trong các tế bào sẽ làm mất diệp lục của lá, khiến lá có màu xanh nhạt, rồi đến tím huyết dụ, các lá non có biểu hiện co lại và biến dạng (mo lá). Mép lá có những vết khảm màu tím (không phải khảm vàng như virus CMV). Gân lá có màu bình thường hoặc màu vàng lá mạ. Ngoài ra lá già còn có biểu hiện là các vết đốm hoại tử. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn hình thành củ sẽ tạo ra các vành đai bao quanh củ, củ có thể bị nứt tạo ra vết chân chim màu nâu đỏ, phần thịt củ có dạng sợi bấc sau đó chết hoại.
Giải pháp phòng trị bệnh tím lá, khảm tím lá trên khoai lang:
Phòng bệnh tím lá khoai lang:
+ Chọn giống sạch bệnh.
+ Trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng chế phẩm nano kháng virus theo công thức sau: Dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua 29000ppm pha với 200 lít nước phun đậm lên hom hoặc ngâm xử lý hom trong thời gian 30 giây đến 1 phút.
+ Xử lý đất trước khi trồng: Sau khi lên luống, bón phân lót, trước khi trồng dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua pha với 300 lít nước phun ẩm lên luống trồng.
+ Chăm sóc thời kỳ phát triển thân lá: Sau trồng 15 -20 ngày, dùng 500ml nano bạc đồng plus kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua pha với 300 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 10-15 ngày/lần (phun kỹ thân, lá và gốc). Lưu ý thời kỳ cây mẫn cảm bệnh nên phun 7 ngày/lần (một vụ khoai lang kéo dài 5 tháng ít nhất phun 4-5 đợt).
Đặc trị bệnh tím lá khoai lang:
Thời kỳ cây nhiễm bệnh, đã có biểu hiện triệu chứng bệnh rõ ràng. Bà con sử dụng công thức phun trị bệnh, ngưng lây lan và kiểm soát chủ động, hạn chế tối đa dịch bệnh như sau:
Dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua và thêm 500ml nano bạc đồng plus pha với 200-300 lít nước phun đều toàn bộ thân lá, phun kỹ dạng sương mù, phun bao phủ toàn bộ, định kỳ 5-7 ngày/lần. Phun ít nhất 2 đợt, mỗi đợt phun kép 2 lần (tổng 4 lần). Các lần phun tiếp theo nên phun theo công thức phun phòng bệnh như trên đã hướng dẫn.
1.2.3 Bệnh ghẻ khoai lang (gây hại thân lá và củ)
Bệnh gây hại chủ yếu ở phần thân và lá cây. Vết bệnh hình tròn hoặc dài, màu nâu, xung quanh vết bệnh hơi gồ cao lên, tạo thành những vết lỡ loét sần sùi, rõ nhất ở thân và cuống lá.Trên lá các vết bệnh nhỏ, liên kết với nhau phủ lên gân lá làm lá xoăn nhăn nhúm và biến dạng. Các vết bệnh cũng xuất hiện ở cả mặt dưới lá.bệnh thường phát sinh trước ở phía ngọn dây khoai. Làm ngọn co lại, bị héo khô, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây, củ nhỏ và ít. Nhiệt độ và ẩm độ không khí cao thích hợp cho bệnh lây lan và phát triển. Các bào tử phân sinh lan truyền qua cành giâm, cây con và không khí.
Cách phòng trị: Dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano đồng oxyclorua pha với 250-300 lít nước phun đều toàn bộ thân lá, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.
1.2.4 Bệnh héo vàng khoai lang Nhật
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Mạch dẫn trong thân từ chỗ vết bệnh trở lên có màu nâu. Mạch dẫn bị nấm phá hủy cản trở sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng kém, các lá từ phía dưới trở lên bị vàng dần và héo, bệnh nặng làm cây bị chết khô. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh và trong đất nhiều năm. Bệnh lan truyền qua nước ruộng và công cụ làm đất; phát triển mạnh trong điều kiện nóng, nhiệt độ khoảng 30oC, trời mưa nắng xen kẽ, đất nhiều cát.
Cách phòng trị: Dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp với 600-800ml nano đồng oxyclorua pha với 250 lít nước phun đều toàn bộ thân lá, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày/lần. Để tăng hiệu quả diệt nấm, ức chế nấm sinh sản và tái nhiễm có thể phun bổ sung thêm nano Silic SiO2 (500ml pha 300 lít nước phun đều thân lá).
Phần 2: Công dụng chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua
https://nanobacsuper.com/cong-dung-co-ban-va-uu-diem-vuot-troi-cua-nano-bac-dong-hop-kim
https://nanobacsuper.com/cong-dung-co-ban-va-co-che-diet-nam-khuan-cua-nano-dong-oxyclorua
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com