Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cây gừng trâu

Gừng là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao trung bình 0,5-1,2m tùy giống, lá màu xanh đậm, hình bản dài, lá mọc so le thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Gừng có thân ngầm rất phát triển và thường phình to (đây chính là bộ phận củ gừng mà chúng ta thu hoạch), thân ngầm và bộ rễ gừng thường tập trung phát triển ở tầng đất canh tác có độ dày từ 0-20cm.

Gừng có vị cay nồng, tính ấm, được sử dụng để chữa bệnh, một số được chiết suất tinh dầu, những năm gần đây nhu cầu gừng rất cao cho nên nhiều bà con đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng gừng đặc biệt là trồng bao là một xu thế phát triển mạnh trong 2-3 năm trở lại đây.

Trong các giống gừng thì gừng trâu được ưa chuộng hơn cả, trung bình 1 bao gừng trâu cần chi phí khoảng 9.000-11.000đ. Sau trồng 9-11 tháng có thể cho thu hoạch từ 1,5-2,2kg củ/bao, 1ha nếu chăm sóc tốt có thể cho lợi nhuận từ 300-450 triệu đồng(đối với gừng trồng bao).

Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc gừng thường gặp một số loại bệnh do nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh làm giảm năng suất tới 30-50%. Do vậy việc phòng và trị bệnh, chủ động quản lý dịch bệnh trên cây gừng là rất quan trọng.

Một số loại bệnh thường gặp trên cây gừng: Bệnh thán thư (cháy bìa lá), bệnh đốm vàng lá do nấm, bệnh thối nhũn củ gừng do nấm và vi khuẩn, bệnh mốc sương…

1 – Bệnh thán thư hại gừng

Triệu chứng bệnh thán thư hại gừng:

Trên lá: Khi bệnh mới phát sinh, vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu nâu nhạt. Khi phát triển mạnh vết bệnh có quầng vàng xung quanh và có xu hướng lan rộng. Theo dõi kỹ diễn tiến của bệnh, chúng ta thấy những vết bệnh phát triển to dần và được tạo thành bởi những vòng tròn đồng tâm xoáy ốc (giống mạng nhện). Trên vòng tròn đồng tâm có thể quan sát thấy tập hợp các bào tử nấm bệnh có màu đen nhô lên. Nếu bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau, gặp điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ làm cho lá khô, thối, rụng.

+ Trên thân: Vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm xuống . Bệnh nặng, làm thân teo lại, cháy khô.

+ Trên Củ: Vết bệnh tròn, sũng nước, màu nâu xám đến đen, lõm vào. Giống triệu chứng trên quả của các cây khác như cà chua, ớt, vết bệnh điển hình cũng có những đặc điểm đặc trưng là lõm xuống và thối đen, đôi khi nhìn thấy cả lớp bào tử nấm ngay trên bề mặt vết bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh thán thư hại gừng do nấm Colletotrichum gây ra, nấm có dạng sợi, bào tử phân sinh. Bệnh lây lan qua bào tử rất nhanh và mạnh nếu gặp các điều kiện thuận lợi như nóng ẩm, có mưa (nhiệt độ thích hợp để nấm bệnh phát triển là 27-30oC).

Nấm bệnh tồn tại trong đất trồng, trong tàn dư cây bị bệnh từ vụ này quan vụ khác. Bệnh phát tán nhờ gió, côn trùng, nước tưới (tưỡi rãnh).

2 - Bệnh thối củ gừng do nấm và vi khuẩn

Bệnh thối củ gừng do nấm và vi khuẩn gây ra. Bệnh thối củ gừng do vi khuẩn làm cho củ thối nhũn, có mùi hôi và trên bề mặt củ thường có chất nhầy. Bệnh thối củ do nấm thường làm củ bị phân hủy, hoai mục ở dạng khô, không nhớt nhũn do đó còn gọi là bệnh thối khô củ gừng. Vì vậy trong quá trình chăm sóc bà con cần phân biệt nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra các biện pháp phòng trị phù hợp, kịp thời.

Bệnh thối củ gừng do nấm Fusarium solani

Nấm bệnh thường tấn công vào phần cổ rễ gần sát mặt đất làm cho lá vàng úa và rủ xuống, đào củ lên sẽ thấy trên bề mặt củ xuất hiện những vết đốm nhỏ màu nâu xám, kích thước 2-4mm. Nếu không có biện pháp trị bệnh, bệnh phát triển mạnh làm cho củ khô lại và xốp, sau vài ngày cây vàng lụi và chết.

Nấm Fusarium solani sinh sản nhanh bằng hạch nấm, hạch nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh từ vụ này qua vụ khác. Hạch nấm nảy mầm và xâm nhiễm vào phần gốc và củ gừng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

Bệnh thối khô củ gừng do vi khuẩn Erwinia carotovora 

Tương tự như bệnh thối củ gừng do nấm, bệnh thối củ gừng do vi khuẩn cũng làm cho thân lá cây gừng héo vàng úa, cây đổ gục nhanh chóng. Tuy nhiên có điểm khác ở chỗ bệnh thối củ gừng do vi khuẩn làm cho củ bị thối nhũn, cắt lát ngang củ thấy dịch nhờn chảy ra như nhựa cây có mùi hôi đặc trưng (dịch nhờn chính là dịch vi khuẩn). Bệnh phát triển và lây lan qua côn trùng hoặc tuyến trùng hại rễ, thân ngầm.

3 - Bệnh cháy lá gừng do nấm (cháy vàng lá, đốm lá)

Tiệu chứng của bệnh cháy lá trên cây gừng trâu:

Bệnh cháy lá gừng thường phát triển mạnh ở giai đoạn cây đang phát triển thân lá, thời kỳ bắt đầu phát triển củ. Vết bệnh nằm rải rác trên dọc phiến lá, đầu tiên vết bệnh tập trung phát triển tại phía chóp lá. Vết bệnh khi mới phát sinh thường có hình tròn hoặc elip với kích thước khoảng 3-5mm, khi bệnh phát triển mạnh thường có hình bầu dục dài, ở tâm vết bệnh có nâu xám, xung quanh có màu vàng (quầng vàng). Đặc trưng của vết bệnh đó chính là các vết đốm lá to nhỏ khác nhau, hình bầu dục dài (gần giống như vết đốm lá đạo ôn trên lúa). Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm cho lá bị cháy khô (nâu vàng) thành từng mảng lớn. Khi cây bị nhiễm bệnh hầu hết diệp lục của lá bị phá hủy nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp của cây do đó năng suất củ giảm sút rõ rệt (củ nhỏ, dị dạng, năng suất giảm 30-45% tùy mức độ bệnh). Nếu bệnh nặng làm phần lớn lá gừng bị cháy xơ xác. Khi nấm bệnh tấn công vào nách lá, rồi xuống củ có thể làm chết cả cây.

Triệu chứng bệnh cháy lá trên giống gừng trâu, trồng bằng bao. Bệnh do nấm piricularia grisea gây ra

Nguyên nhân gây bệnh: do nấm piricularia grisea gây ra, nấm bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, mưa nắng xen kẽ, đất trũng thoát nước kém, nghèo hữu cơ là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển mạnh.

Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp cho cây gừng

+ Bố trí mật độ và thời vụ trồng phù hợp.

+ Yêu cầu về đất trồng: Đất trồng cao, dễ thoát nước.

+ Bón phân hữu cơ lót trước khi trồng, phun qua lá các chế phẩm phân bón lá với mục đích bổ sung vi lượng, trung lượng theo các thời kỳ cây sinh trưởng phát triển (cây con – ra hoa – nuôi quả). Bón phân gốc cân đối các thành phần đạm – lân –kali – lưu huỳnh, chú ý bón theo nhu cầu cây và dựa vào tính chất đất đai từng vùng.  Nếu trồng bao cần có công thức phối trộn giữa đất/phân hữu cơ theo tỷ lệ 7/3 hoặc 7/4. Đất trồng gừng trong bao cần được xử lý nấm bệnh trước khi đóng bao.

+ Chọn giống sạch bệnh, thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ khâu sản xuất giống cây con.

+ Trong quá trình chăm bón, vun đất không nên  lạm dụng phân đạm bón thúc, cần chú ý bón cân đối. Thường xuyên theo dõi và phát hiện bệnh sớm để có biện pháp phòng bệnh chủ động.

Trong quá trình chăm sóc bà con nên sử dụng chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua với mục đích phòng và trị bệnh cho cây gừng một cách chủ động.

Công dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua đối với cây gừng:

+ Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh trên cây gừng (bệnh thán thư, mốc sương, bệnh cháy lá, bệnh thối củ gừng…). Do đó chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có khả năng phòng và trị bệnh rất tốt.

+ Nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua đều có khả năng diệt nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh hại cây trồng nói chung. Nếu sử dụng độc lập thì phổ diệt nấm khuẩn gây bệnh của nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua là khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng kết hợp nano bạc đồng với nano đồng oxyclorua sẽ tạo nên hiệu quả diệt nấm cộng hưởng, hiệu quả nhanh và mạnh, triệt để.

Tham khảo thêm công dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua tại link website sau:

http://nanobacsuper.com/tai-sao-phai-su-dung-ket-hop-che-pham-nano-bac-dong-voi-nano-dong-oxyclorua-tron

+ Các hạt nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có kích thước rất nhỏ (chỉ từ 6-15nm) nên chúng rễ dàng thẩm thấu và bám lên kẽ lá, ít bị rửa trôi nên hiệu quả tiêu diệt nấm hiệu quả hơn rất nhiều so với các chế phẩm thuốc hóa học truyền thống. Ngoài ra khi tưới/phun lên đất chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua dễ dàng thẩm thấu xuống tầng đất canh tác 20-30cm phía dưới nhờ đó có thể tiêu diệt nấm, khuẩn gây bệnh hại bộ rễ.

+ Các dòng chế phẩm nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng không gây ra hiện tượng kháng thuốc nên có thể dùng liên tục qua nhiều mùa vụ, không cần thay đổi thuốc. Vì bản chất, cơ chế diệt nấm khuẩn của các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua khác với các chế phẩm thuốc hóa học. Các nhóm nấm, vi khuẩn gây bệnh không có khả năng tạo ra tính kháng thuốc đối với các chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua.

+ Chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua là chế phẩm sạch, không độc hại, thân thiện với môi trường, sử dụng không cần cách ly, không cần bảo hộ lao động khi phun/tưới.

+ Các hạt nano bạc ngoài khả năng diệt nấm khuẩn gây bệnh chúng còn làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng của lá, giúp cây tăng cường hiệu suất quang hợp làm tăng năng suất cây trồng.

+ Chế phẩm nano Bạc - Đồng dễ sử dụng, có thể pha chung với các thuốc BVTV khác (ngoại trừ thuốc trừ thuốc trừ sâu sinh học có chứa vi sinh vật hữu ích).

Lưu ý: Nano hợp kim bạc đồng (nano bạc đồng plus) khác với nano bạc, nếu chỉ sử dụng nano bạc sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu vì nano bạc khi phun qua lá thường bị oxy hóa nhanh bởi ánh sáng trực xạ, do vậy các dụng cụ bảo quản dung dịch nano bạc thường có màu tối (có tác dụng cản quang).

Tại sao nên kết hợp sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua trong việc phòng và trị bệnh trên cây trồng nói chung ???

Nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua đều có khả năng diệt nấm vi khuẩn, tuy nhiên mỗi loại lại có phổ diệt nấm, khuẩn gây bệnh khác nhau, sức mạnh diệt nấm khuẩn cũng khác nhau. Khi kết hợp nano bạc đồng plus với nano đồng oxyclorua thì hiệu quả phòng trị bệnh trở lên vượt trội hơn rất nhiều, bởi: Nano đồng oxyclorua sinh ra oxy nguyên tử và clo nguyên tử có tính oxy hóa cực mạnh. Chính oxy nguyên tử và clo nguyên tử có khả năng gây tổn thương và phá vỡ cấu trúc màng ngoài của tế bào vi khuẩn gây bệnh, quá trình này diễn ra rất nhanh. Khi cấu trúc vách tế bào của vi khuẩn bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hạt nano bạc đồng xâm nhập nội bào và vào sâu bên trong tế bào vi khuẩn phá hủy các cấu trúc bên trong của tế bào vi khuẩn (phá hủy màng tế bào, nguyên sinh chất và nhân tế bào), ức chế quá trình sinh sản của vi khuẩn gây bệnh. Do đó có thể nói nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo nên tính “cộng hưởng” diệt nấm khuẩn cực mạnh, đủ sức tiêu diệt bất kỳ một loại nấm, vi khuẩn nào gây bệnh trên cây trồng nói chung.

Quy trình sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua sử dụng cho cây Gừng:

*Xử lý hom củ giống trước khi trồng: Dùng 100ml chế phẩm nano bạc đồng + 100ml nano đồng oxyclrua pha với 10 lít nước ngâm củ giống sau khi cắt/bẻ trong thời gian 1-2 phút.

*Xử lý đất trước khi trồng: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng + 50ml nano đồng oxyclrua pha với 10-15 lít nước phun ẩm đều lên đất trồng.

*Phun giai đoạn cây con – phát triển thân lá: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng + 30-50ml nano đồng oxyclrua pha với 10-15 lít nước phun đều một lượt, định kỳ 10-15 ngày phun một lần.

*Thời kỳ phát triển củ(thân ngầm): Dùng 50-70ml chế phẩm nano bạc đồng + 50-70ml nano đồng oxyclrua pha với 10-15 lít nước phun đều một lượt, định kỳ 10-15 ngày phun một lần.

Mời bà con tham khảo website: nanobacsuper.com

Tại website (nanobacsuper.com) chúng tôi có đăng tải các thông tin kỹ thuật nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, cách phòng trị bệnh trên cây trồng vật nuôi, các chuyên đề được chia nhỏ và dễ hiểu.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com