Kỹ thuật phòng và trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai tây(Pseudomonas solanacearum)

Bệnh héo xanh vi khuẩn được Ervin Smith phát hiện đầu tiên trên cây họ cà ở Mỹ vào năm 1896. Bệnh gây hại chủ yếu nghiêm trọng ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại trên 278 loài cây thuộc 44 họ thực vật khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là các cây có ý nghĩa kinh tế cao như: khoai tây, cà chua, thuốc lá, ớt, cà, lạc, vừng, đậu tương, hồ tiêu, dâu tằm, chuối…

Bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn, làm giảm năng suất từ 10-100% tùy theo loài cây, giống cây, vùng địa lý và các điều kiện khí hậu kèm theo.

1.Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai tây

Trên cây khoai tây chúng ta có thể thấy triệu chứng của bệnh héo xanh xuất hiện từ giai đoạn cây con đến giai đoạn cây trưởng thành (giai đoạn trước hoặc sau ra hoa 5-7 ngày).

Khi cây còn non, chúng ta thấy toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng đột ngột, lá tái xanh và cây khô chết dần. Trên cây trưởng thành lúc đầu thấy 1-2 cành (nhánh) có lá bị héo rũ, sau một vài ngày toàn thân cây héo xanh. Trên thân vỏ vẫn còn màu xanh xen lẫn những vết sọc nâu chạy dọc thân, phần phía gốc cây bị bệnh trở nên xù xì, thân vẫn chắc. Cắt ngang thân cây, thân cành nhìn rõ bó mạch dẫn, mô xylem có màu nâu sẫm, bên trong  bó mạch chứa đầy dịch nhờn vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhiễm và tấn công vào bó mạch xylem (mạch dẫn) làm tắc nghẽn mạch dẫn, dinh dưỡng từ dưới bộ rễ không vận chuyển lên phía trên được do đó cây bị héo xanh do mất nước và mất dinh dưỡng đột ngột.

Trên củ cũng có thể bị nhiễm bệnh héo xanh. Khi củ bị nhiễm bệnh, cắt ngang củ chúng ta cũng thấy các vòng mạch dẫn có màu nâu đen, có giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục tiết ra ngay trên bề mặt lát cắt.

2.Nguyên nhân gây bệnh héo xanh

Bệnh héo xanh khoai tây do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra (là loài vi khuẩn đất ký sinh thực vật thuộc họ Pseudomonasdaceae, bộ Pseudomonasdales). Vi khuẩn hình que, kích thước 0,5 – 1,5micoromet, vi khuẩn sống hảo khí có khả năng chuyển động nhờ lông roi ở đầu, mỗi vi khuẩn thường có 1-3 lông roi.

3.Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh

Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây bệnh cho cây bằng cách xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do quá trình chăm sóc (nhổ cây khi trồng đại trà); quá trình vun xới làm tổn thương rễ hoặc do côn trùng, tuyến trùng gây hại tạo các vết thương hở. Ngoài ra vi khuẩn cũng có thể xâm nhiễm vào cây qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì khổng trên củ khoai tây.

Khi vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, chúng nhanh chóng lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản và phát triển trong đó. Tại đây vi khuẩn Pseudomonas solanacearum sản sinh ra các enzym pectinaza, cellulaza để phân hủy mô và sinh ra các độc tố ở dạng Exopolysaccarit (còn gọi là EPS) và Lipopolysaccarit (LPS). Các chất độc tố này vít tắc mạch dẫn (xylem) qua đó cản trở sự vận chuyển nước, dinh dưỡng trong cây dẫn tới hệ quả là cây bị héo nhanh chóng khi thân lá vẫn còn màu xanh.

Trên đồng ruộng bệnh héo xanh vi khuẩn khoai tây truyền lan từ cây này sang cây khác nhờ tưới nước, mưa, gió hoặc qua các nông cụ chăm sóc cây (vun xới). Ngoài ra tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita  có trong đất gây hại bộ rễ cũng làm cho bệnh phát triển và lây lan mạnh.

Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, đất trũng, ẩm độ thường xuyên cao nhất là trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất chuyên canh, độc canh các cây trồng cùng họ cà. Nhiệt độ tối thích để vi khuẩn phát triển thuận lợi từ 29-32oC.

4.Biện pháp phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn khoai tây

+ Luân canh liên tiếp cây trồng khác họ. Tiêu hủy tàn dư bệnh cây từ vụ trước.

+ Bón phân cân đối, đầy đủ, ưu tiên bón phân hữu cơ hoai mục nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất, tăng cường sức đề kháng cho cây. Sử dụng phân hữu cơ hoai mục có ủ với các loài nấm đối kháng như: Trichoderma, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis, pseudomonas flurescens…

+ Chọn giống sạch bệnh trước khi trồng. Thực hiện các biện pháp nhân giống an toàn. Chăm sóc cây con và phòng bệnh chủ động ngay từ giai đoạn đầu (phun qua lá chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua phòng bệnh từ cây con).

Sử dụng các dòng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua phun/tưới gốc, xử lý đất trong quá trình trồng và chăm sóc cây khoai tây.

Chế phẩm nano bạc đồng 500/500ppm và nano đồng oxyclorua 10.000ppm chuyên dùng phòng và trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng

Quy trình sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua sử dụng cho cây khoai tây với mục đích phòng và trị bệnh héo xanh vi khuẩn:

*Xử lý củ giống trước khi trồng: Dùng 100ml chế phẩm nano bạc đồng + 100ml nano đồng oxyclrua pha với 10 lít nước ngâm củ giống sau khi cắt trong thời gian 1-2 phút.

*Xử lý đất trước khi trồng: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng + 50ml nano đồng oxyclrua pha với 10 lít nước phun ẩm đều lên rãnh trồng (rãnh trên luống trồng, phun theo hàng trồng, hốc đặt củ giống).

*Phun giai đoạn cây con – phát triển thân lá: Dùng 50-80ml chế phẩm nano bạc đồng + 50-80ml nano đồng oxyclrua pha với 10-15 lít nước phun đều một lượt, định kỳ 10-15 ngày phun một lần.

Ưu điểm vượt trội của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua:

 Nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua đều có khả năng diệt nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh hại cây trồng nói chung. Nếu sử dụng độc lập thì phổ diệt nấm khuẩn gây bệnh của nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua là khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng kết hợp nano bạc đồng với nano đồng oxyclorua sẽ tạo nên hiệu quả diệt nấm cộng hưởng, hiệu quả nhanh và mạnh, triệt để.

Tham khảo thêm công dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua tại link website sau:

http://nanobacsuper.com/tai-sao-phai-su-dung-ket-hop-che-pham-nano-bac-dong-voi-nano-dong-oxyclorua-tron

+ Các hạt nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có kích thước rất nhỏ (chỉ từ 6-15nm) nên chúng rễ dàng thẩm thấu và bám lên kẽ lá, ít bị rửa trôi nên hiệu quả tiêu diệt nấm hiệu quả hơn rất nhiều so với các chế phẩm thuốc hóa học truyền thống. Ngoài ra khi tưới/phun lên đất chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua dễ dàng thẩm thấu xuống tầng đất canh tác 20-30cm phía dưới nhờ đó có thể tiêu diệt nấm, khuẩn gây bệnh hại bộ rễ.

+ Các dòng chế phẩm nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng không gây ra hiện tượng kháng thuốc nên có thể dùng liên tục qua nhiều mùa vụ, không cần thay đổi thuốc. Vì bản chất, cơ chế diệt nấm khuẩn của các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua khác với các chế phẩm thuốc hóa học. Các nhóm nấm, vi khuẩn gây bệnh không có khả năng tạo ra tính kháng thuốc đối với các chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua.

+ Chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua là chế phẩm sạch, không độc hại, thân thiện với môi trường, sử dụng không cần cách ly, không cần bảo hộ lao động khi phun/tưới.

+ Các hạt nano bạc ngoài khả năng diệt nấm khuẩn gây bệnh chúng còn làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng của lá, giúp cây tăng cường hiệu suất quang hợp làm tăng năng suất cây trồng.

+ Chế phẩm nano Bạc - Đồng dễ sử dụng, có thể pha chung với các thuốc BVTV khác (ngoại trừ thuốc trừ thuốc trừ sâu sinh học có chứa vi sinh vật hữu ích).

Lưu ý: Nano hợp kim bạc đồng (nano bạc đồng plus) khác với nano bạc, nếu chỉ sử dụng nano bạc sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu vì nano bạc khi phun qua lá thường bị oxy hóa nhanh bởi ánh sáng trực xạ, do vậy các dụng cụ bảo quản dung dịch nano bạc thường có màu tối (có tác dụng cản quang).

Cách phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn gây bệnh trên cây Ớt, cà chua,.. tương tự như trên.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com