Phần 4: Kỹ thuật chăm sóc mắc ca sau trồng
4.1 Thúc bộ rễ mắc ca phát triển sau trồng (chống nghẹt rễ, bó rễ, thối rễ)
Mắc ca mang đặc điểm chung của họ Proteacaea là có hệ rễ cám, rễ tơ, rễ ngang ăn nổi, tập trung phần lớn ở tầng đất mặt (3-30cm). Nhìn chung bộ rễ mắc ca yếu và ít cộng sinh với hệ vi sinh vật đất, sau khi trồng bộ rễ thường chậm phát triển ở giai đoạn đầu, gây khó khăn trong việc “tiếp đất, bén rễ”. Do đó sau khi trồng 5-7 ngày cần có các giải pháp thúc đẩy bộ rễ phát triển khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu, giúp cây nhanh bắn đọt cành cấp 1 to khỏe, bộ lá xanh dày tự nhiên.
Giải pháp thúc rễ phát triển khỏe mạnh, bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng dễ tiêu, cải tạo đất vùng rễ cây sinh trưởng: Dùng 500ml chế phẩm nano AKH Super Plus MCD pha 180-220 lít nước, tưới ẩm gốc, mỗi gốc tưới 2-4 lít nước, định kỳ 7-10 ngày/lần, tưới 2-3 lần liên tiếp.
Đọt non mắc ca phát triển khỏe mạnh, thoát tay cành cấp 1 tốt khi sử dụng chế phẩm nano AKH Super Plus
Công dụng cơ bản của chế phẩm Nano AKH Super Plus đối với mắc ca: Bổ sung Humic, Fulvic và nhóm dinh dưỡng Đa Trung Vi lượng dạng nano dễ tiêu cho cây. Do chế phẩm nano AKH Super Plus được sản xuất theo công nghệ nano tiên tiến nên bộ rễ mắc ca hấp thu dinh dưỡng rất nhanh (chỉ sau 2-3 ngày tưới đã thấy hiệu quả), qua đó giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh và đồng đều về các phía, chống lệch tán. Trong chế phẩm nano AKH Super Plus MCD có chứa Humic + Fulvic, hệ NPK-S, nano Silic và nano siêu vi lượng giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, giúp cây phát triển bền vững, chống thối rễ, bó rễ, nghẹt rễ, hạn chế tình trạng vàng lá thối rễ, cải tạo đất xung quanh vùng rễ cây sinh trưởng (đạt hiệu quả tối ưu khi tưới 2-3 lần, cách 7-10 ngày/lần).
Nano AKH Super Plus MCD giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh, chống thối rễ, nghẹt rễ, bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng dạng nano dễ hấp thu cho cây, giúp cây bắn đọt cành cấp 1 nhanh và khỏe. Nano AKH Super plus có khả năng phục hồi cây vàng lá, còi cọc chậm phát triển.
Chế độ tưới tiêu cho cây: Quá trình chăm sóc sau trồng chú ý duy trì chế độ nước tưới cân đối - phù hợp(đất đủ ẩm), không để cây thiếu nước. Vào mùa mưa cần có các giải pháp thoát nước nhanh cho cây, không để cây úng nước, tụ đọng nước xung quanh bầu cây trong thời gian dài. Ngoài ra cần theo dõi, kiểm tra tình trạng hở bầu và cổ rễ (nếu có cần phủ đất kín bầu và cổ rễ).
4.2 Nguyên nhân và giải pháp xử lý mắc ca bị cháy lá, đỏ vàng lá, táp lá non, đọt non
Mắc ca phục hồi sau khi được xử lý nano AKH Super Plus(tưới gốc)
Thứ nhất: Do điều kiện thời tiết (sốc nhiệt)
Do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp dẫn đến cây mất nước đột ngột. Lá non, đọt non phát triển chưa hoàn thiện, lớp cutin bảo vệ lá chưa đủ dày dẫn đến phiến lá bị cháy không phục hồi.
Thứ hai: Do bộ rễ phát triển chưa đủ mạnh (rễ phát triển chưa đủ sâu, rộng)
Do cây mới trồng, hệ thống rễ phát triển chưa hoàn thiện dẫn đến khả năng hút nước và dinh dưỡng từ đất có hiệu suất thấp hơn tỷ lệ thoát hơi nước qua bề mặt lá, qua khí khổng, thủy khổng. Ngoài ra cũng có thể do đất thiếu ẩm, độ ẩm đất không liên tục dẫn đến bộ rễ không hấp thu đủ nước nuôi cây.
Thứ ba: Do tính chất lý hóa sinh của đất
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao dẫn đến giữ nước kém, hàm lượng hữu cơ và dinh dưỡng trong đất thấp nên đất mất nước rất nhanh. Mắc ca sau khi trồng có bộ rễ hút yếu, tốc độ phát triển đọt non, lá non (bộ phận trên mặt đất) không cân đối với sự phát triển của hệ thống rễ cho nên cây bị mất nước đột ngột, vượt quá ngưỡng chịu đựng (> độ ẩm cây héo). Ngoài ra cũng có thể do khi trồng trên đất tỷ lệ cát cao kết hợp với việc bầu cây đặt hơi cao, cây mất nước nhanh, rễ tơ kém phát triển do nhiệt cao, thiếu ẩm cục bộ...
Kết luận: Sốc nhiệt, thiếu ẩm, bộ rễ chưa đủ mạnh, đất giữ nước kém, hàm lượng hữu cơ thấp...dẫn đến hiện tượng cháy lá, táp lá non, đọt non khô giòn và chuyển vàng nhẹ.
Giải pháp khắc phục hiện tượng táp cháy lá, vàng lá đọt non:
+ Luôn duy trì đủ ẩm cho bộ rễ (tưới nước định kỳ, không để cây thiếu nước, cây sẽ bị sốc nhiệt).
+ Quá trình trồng lưu ý: không đặt cây quá sâu hoặc quá nông (bầu cây mất nước nhanh), đất cần phủ kín bầu, tính từ cổ rễ đất cần phải lấp đủ 2-4cm.
+ Bộ rễ mắc ca có hệ rễ tơ, sau khi trồng bộ rễ “tiếp đất” khá chậm và yếu. Do đó đối với các cây đã bị cháy, táp cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn: giữ ẩm đất, hạn chế phát triển mất cân đối giữa bộ rễ và thân lá, thúc bộ rễ phát triển bằng cách sử dụng chế phẩm kích rễ, tăng hàm lượng OM đất (sử dụng chế phẩm nano AKH super plus tưới gốc, 7 ngày/lần, tưới phục hồi 2-3 lần).
4.3 Phòng và trị sâu bệnh tổng hợp cho mắc ca sau trồng
Khi đọt non bắt đầu phát triển anh em kỹ thuật chú ý phòng trị sâu bệnh hại tổng hợp, đặc biệt là côn trùng chích hút, sâu ăn lá, bọ cánh cứng gây hại.
+ Bệnh hại mắc ca: Bệnh thán thư, bệnh thối đọt non, bệnh đốm lá, bệnh cháy phiến lá, bệnh vàng lá thối rễ do nấm phytophthora sp, Fusarium sp hoặc do nghẹt rễ sinh lý trong điều kiện yếm khí, bệnh nứt khô thân, bệnh xì gôm chảy mủ thân gốc, bệnh virus chổi rồng,..
Bệnh thối rễ vàng lá mắc ca
Giải pháp phun phòng trị bệnh tổng hợp: sử dụng nano bạc đồng super kết hợp nano đồng oxyclorua(mỗi loại sử dụng 40-60ml/bình 20 lít). Hạn chế dùng thuốc hóa học độc hại. Trường hợp bệnh phát sinh phát triển mạnh có thể cân nhắc sử dụng thuốc hóa học: Đối với bệnh do vi khuẩn sử dụng luân phiên các thành phần hoạt chất: Treptomycin Sulfate 10%, Ningnamycin 3% hoặc kết hợp Treptomycin Sulfate 3% và Bismerthiazol 20%. Đối với bệnh nấm dùng hoạt chất: Azotrobin kết hợp difen, Cymoxanil 40g/kg + Mancozeb 720g/kg + Metalaxyl 40g/kg. Đối với bệnh virus chổi rồng cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm, phun phòng nano bạc đồng super + nano đồng oxyclorua kết hợp phòng trị côn trùng chích hút, đối với cây bị bệnh đã biểu hiện triệu chứng cần tiêu hủy sớm.
+ Sâu hại và côn trùng chích hút mắc ca: Tuyến trùng, mối gốc, sùng đất, kiến, câu cấu, cào cào, bọ trĩ, rầy, rệp sáp, rệp muội, sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu vẽ bùa, sâu bao, sâu róm,...
Các nhóm hoạt chất thuốc dự phòng, sử dụng luân phiên phòng trị sâu và côn trùng chích hút hại mắc ca:
*Trị sâu tơ, cuốn lá, sâu đo, sâu bao, sâu vẽ bùa, sâu róm:
+ Permethrin 50% kết hợp Lambda cyhalothrin 1%.
+ Quinalphos kết hợp Alpha Cypermethrin.
+ Chlorfenapyr 20% kết hợp Thiamethoxam 15% (trị sâu đa kháng)
*Trị bọ xít xanh, bọ xít nâu, cào cào, mối gốc: Imidacloprid, Etofenprox, Emamectin benzoate, Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl,....
*Trị rầy, rệp: Chlopiripos Ethyl kết hợp Fipronil, Clothianidin, Alpha Cypermethrin.
*Phòng trị nhện: Pyridaben, Abamectin, Emamectin benzoate.
*Phòng trị bọ trĩ: Phun các thuốc có chứa thành phần Thiamethoxam, Imidacloprid, Fipronil,...
*Trị bọ cánh cứng, bọ vòi voi: Phun các thuốc có chứa thành phần Alpha Cypermethirin kết hợp Quinalphos. Phun trên thân lá, phun 2 lần liên tiếp, cách nhau 5-7 ngày/lần.
Câu câu hại mắc ca (bọ vòi voi thuộc bộ cánh cứng)
*Giải pháp xử lý, tiêu diệt kiến và mối:
+ Deltamethrin 30g/l kết hợp Fipronil 30g/lít (phun hoặc tưới).
+ Rải thuốc bột Basudin, Vibasu 10H quanh gốc.
*Diệt sùng đất: sử dụng Permethrin 10% + Abamectin 35g/lít hoặc sử dụng thành phần Dimethoate 3%, Fenobucarb 2% (tưới hoặc trộn đều với đất).
*Tuyến trùng: Sử dụng nano Đồng Oxyclorua 33000ppm kết hợp carbosunfal 5%.
*Biện pháp sinh học diệt sâu hại(sâu ăn lá, sâu đục thân): Bacillus Thuringiensis (Var. Kurstaki): 32BUI/KG
Ngoài ra một số dòng mắc ca trồng trên đất có hàm lượng hữu cơ thấp, tỷ lệ cát cao khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi (nhiệt độ cao, thiếu nước) có thể bị cháy táp lá ở các bộ phận còn non (đọt non, lá non, lá bánh tẻ). Do đó cần chú ý phát hiện sớm để có giải pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời (duy trì độ ẩm đất thích hợp, tưới định kỳ chế phẩm nano AKH Super plus thúc bộ rễ phát triển khỏe mạnh, cân đối).
4.4 Kỹ thuật bón phân cho mắc ca
Sau khi trồng 2-2,5 tháng kết hợp quá trình tưới chế phẩm nano AKH Super Plus 2-3 lần, thúc bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh, đọt cành cấp 1 phát triển ổn định thời điểm này ta tiến hành bón phân khoáng NPK kết hợp phân hữu cơ hoai mục cải tạo đất. Loại phân sử dụng cho mắc ca giai đoạn này là phân NPK 16-16-8 + TE.
4.4.1 Định lượng phân bón NPK 16-16-8 + TE cho mắc ca
Bảng 1: Định lượng phân NPK cho mắc ca giai đoạn sau trồng 2-6 tháng
Ghi chú:
+ Trung bình các đợt bón cách nhau 40-45 ngày.
+ Riêng đợt 1: bón kết hợp NPK 16-16-8 TE với phân hữu cơ (phân bò ủ hoai hoặc phân gà Nhật, phân cá hữu cơ cá hồi Nauy). Lượng bón phân hữu cơ: 1-1,5kg/cây.
+ Các đợt bón tiếp theo: tùy thực trạng sinh trưởng của cây, điều kiện thời tiết, chất đất từng phân khu sẽ có các chỉ định bón phân tiếp theo.
4.4.2 Kỹ thuật bón phân cho mắc ca
Nguyên tắc bón phân NPK cho mắc ca: Bón bổ sung dinh dưỡng nuôi cây và bón nhử rễ, bón đúng kỹ thuật, bón đủ và cân đối, bón theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, nhìn cây để bón, không bón thừa phân (gây ngộ độc rễ, lá xoăn, dị dạng,...).
Kỹ thuật bón phân: Trước khi bón cần phải tạo rãnh nông nhưng phải đủ rộng, phân bón rắc đều xung quanh gốc, không bón quá gần gốc hoặc cách quá xa gốc, nhìn cây để bón, bón đúng nhu cầu dinh dưỡng từng cây, đất và phân bón cần được trộn đều với nhau trước khi lấp đất mặt, không để phân bón lộ thiên trên mặt (tránh rửa trôi phân và bay hơi qua mặt thoáng).
Phá váng, tạo rãnh trước khi bón phân cho mắc ca
Phân hữu cơ bổ sung cải tạo đất, nâng cao hàm lượng hữu cơ cho đất: Sau khi mắc ca trồng 90-100 ngày nên kết hợp phân bón NPK với phân hữu cơ hoai mục hoặc phân gà Nhật (hoặc phân hữu cơ cá hồi Nauy). Lượng phân NPK bón theo hướng dẫn bảng 1. Phân hữu cơ bón bổ sung 8-12kg/cây hoặc 1-1,5kg phân gà Nhật(phân cá hồi Nauy).
Những lưu ý khi triển khai bón phân NPK cho mắc ca:
+ Nếu bón NPK cùng phân hữu cơ, cần rải đều phân thành từng lớp sau đó trộn đều hỗn hợp phân NPK và phân hữu với lớp đất mặt trước khi bón.
+ Lượng phân bón từ đợt 2 trở đi có thể thay đổi tùy thuộc vào hiệu quả bón phân của đợt 1, tùy thực trạng cây và diễn biến thời tiết tại thời điểm bón.
+ Không nên bón phân NPK quá sớm hoặc quá muộn, cần khảo sát kiểm tra thực trạng cây, có đánh giá sức sinh trưởng sinh dưỡng của cây (bộ rễ + đọt non) trước khi đưa ra định lượng phân bón và thời gian bón phân cho cây. Bón phân NPK quá sớm có thể lãng phí phân bón và gây ngộ độc rễ, bó rễ, cây có thể bị vàng lá thối rễ do sử dụng phân bón sai kỹ thuật hoặc không phù hợp. Bón phân khoáng NPK quá muộn có thể làm cây bị đói dinh dưỡng, các cành cấp 1 phát triển không đều, cành nhỏ yếu, phát tán chậm, lực cây không khỏe dẫn đến kéo dài thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bón phân không cân đối các yếu tố đa lượng NPK, trung vi lượng có thể làm cho cây phát triển không ổn định (lá mở không hoàn toàn, lá giòn nhỏ, đọt non chậm phát triển nếu bón dư Kali và thiếu đạm). Bón quá liều lượng phân NPK so với tuổi cây có thể gây ngộ độc phân, gây xoăn lá, xoăn đọt non, lá phát triển dị dạng,...
Phần tiếp theo:"Kỹ thuật cắt tỉa tạo tán cho mắc ca". Click vào link sau đây:
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com