1-Nguyên nhân ổi không ra hoa hoặc ít hoa
+ Bón phân không cân đối, thừa dinh dưỡng đa lượng thiếu và mất cân đối các yếu tố vi lượng đặc biệt là Zn, Cu, Mg và Bo. Điều này làm cây phát triển mất cân đối, độ ẩm đất quá cao làm cây chỉ sinh trưởng mầm lộc(cành lá phát triển mạnh).
+ Quản lý sâu bệnh không tốt: Cây bị sâu bệnh tấn công làm giảm sức đề kháng, khả năng phân hóa mầm hoa kém(sâu đục thân, rầy mềm, rệp sáp, rệp phấn trắng, bọ xít, bệnh đốm lá và than thư do nấm…)
+ Do đất không thoát nước nhanh, mưa nhiều làm tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên dẫn đến bộ rễ thiếu oxi cục bộ, cản trở quá trình hô hấp của bộ rễ, dinh dưỡng vận chuyển lên các bộ phận trên mặt đất bị hạn chế.
+ Cây không được cắt tỉa thông thoáng, có nhiều cành vượt, cành vươn thẳng…
2-Giải pháp khắc phục
Nếu bà con quan sát thấy cây ổi có bản lá to bất thường, xanh dày không tự nhiên, cành sinh dưỡng(không hoa) phát triển mạnh cần tiến hành các biện pháp sau:
+ Dùng kéo chuyên dụng cắt tỉa tạo thông thoáng cho tán, các cành cấp 2-3…chỉ nên để độ dài cành khoảng 20-30cm, không để quá dài. Lưu ý các cành mang quả mặc dù dài cành nhưng không được cắt tỉa những cành này, vì để bộ lá nuôi quả.
+ Với những cành không mang quả bà con cần quan sát kỹ vào tháng 4-5 âm lịch thường chia làm 2 phần rõ rệt: phần đầu cành có phần xanh non, thân cành màu xanh nõn chuối, cành chưa hóa gỗ, lúc này cần cắt tỉa phần cành có màu xanh non chưa hóa gỗ, mục đích làm ngắn cành, tạo thông thoáng đặc biệt là triệt tiêu ưu thế ngọn kích thích ra mầm chồi bên, các mầm chồi bên này sau này ắt sẽ ra hoa đối xứng.
+ Các cành cấp 1-2 to khỏe nếu phát triển theo phương thẳng đứng, hoặc góc cành quá lớn so với mặt đất bà con cần dùng tay bẻ thấp xuống mặt đất dùng dây mềm buộc cố định lại(kiểu như tạo cành na, gần sát mặt đất). Mục đích: khi bà con dùng động tác bẻ cành, làm thay đổi hướng phát triển của cành theo hưởng mở rộng, ánh sáng sẽ chiếu sâu trong tán, mặt khác động tác này làm cho đường vận chuyển dinh dưỡng và nước lên cây sẽ bị hạn chế, gây ức chế sinh trưởng sinh dưỡng làm cho cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực.
Tiến hành đồng thời các biện pháp trên sau 2-3 tuần cây sẽ phân hóa mầm hoa. Ngoài ra sau khi cắt tỉa khi thấy xuất hiện mầm chồi cần sử dụng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái kết hợp với 20ml chế phẩm nano oxyclorua đồng (hoặc 30ml chế phẩm nano bạc đồng) pha với 15 lít nước phun mù, đều 2 mặt lá để nuôi cành sinh thực thành thục, nhanh phân hóa mầm hoa. Khi cây đậu quả non để hạn chế cây thiếu dinh dưỡng cục bộ bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun định kỳ 10-15 ngày/lượt với liều lượng như trên. Làm được như vậy sẽ tạo cho cây sức sinh trưởng tốt, cây ra hoa đều theo từng đợt, trung bình mỗi tháng một đợt quả. Cây ổi được xử lý chế phẩm Vườn Sinh Thái cho mẫu mã đẹp hơn, ăn giòn và ngọt hơn.
Để đảm bảo kích thước quả đồng đều, chất lượng vào thời kỳ quả nhỏ đường kính 1-1,5cm nếu quan sát trên cây có mật độ quả nhiều cần tỉa bớt và tiến hành bao quả để chống ruồi đục quả.
Quản lý sâu bệnh chủ động đặc biệt là công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Phòng và trị bệnh đốm lá và thán thư:
+ Dùng 10ml AKH SUPER500 pha với 10 lít nước phun đều 2 mặt lá, phun kép để xử lý bệnh triệt để hơn.
+ Phun xen kẽ với: 20ml Nano Oxyclorua đồng + 30ml nano bạc đồng pha với 15-20 lít, định kỳ 10 -15 ngày phun 1 lần.
Chúc bà con thành công !
Tư vấn kỹ thuật: ThS Phạm Công Khải - 0976 804 678