Tỷ lệ đậu quả và chất lượng quả bưởi diễn phụ thuộc vào những yếu tố nào, làm thế nào để bưởi sai quả

Các kiểu hình thái hoa bưởi và quy trình ứng dụng công nghệ nano chống rụng hoa và quả non trên bưởi Diễn

Nội dung cơ bản của bài viết này:

+ So sánh các kiểu hình thái hoa trên bưởi diễn.

+ Giải pháp chống rụng hoa và quả non trên bưởi diễn (kỹ thuật chăm sóc).

Phần 1: Các kiểu hình thái hoa bưởi liên quan như thế nào đến tỷ lệ đậu quả và chất lượng quả

Chúng ta thường thấy hoa bưởi phát triển từ cành mẹ thành thục (cành Xuân, Hè). Tùy sức cây, điều kiện chăm sóc, điều kiện thời tiết Hoa bưởi Diễn có 2 loại kiểu hình thái (Hình minh họa A và B). Hoa bưởi phân hóa trực tiếp từ cành mẹ không xen lộc (Hình A) và kiểu hình thái hoa xen lộc (đôi khi thấy mầm hoa phát triển từ nách lá lộc non và chúng phát triển đồng thời- Hình B).

Hình minh họa các kiểu hình thái hoa trên bưởi Diễn (Photo: ThS Khải)

Thực tế quan sát thấy rằng, hoa không xen lộc (Hình A) có tỷ lệ đậu quả tốt hơn, tỷ lệ giữ quả cũng cao hơn (có thể do chúng ít bị sâu bệnh hơn nên giữ quả tốt, lá thành thục nên dinh dưỡng cạnh tranh hầu như là không có). Đối với hoa xen lộc (Hình B) do mang lá non chưa thành thục nên quả non sẽ bị cạnh tranh dinh dưỡng với lộc, hơn nữa lại dễ bị nhện, rệp, bọ trĩ, sâu vẽ bùa gây hại bộ phận lộc non nên tỷ lệ đậu thấp hơn, khả năng giữ quả cũng kém hơn, đôi khi còn thấy sâu và côn trùng chích hút lan sang cả phần cuống hoa và quả non. Vì vậy tỷ lệ đậu quả, giữ quả ở 2 loại kiểu hình ra hoa này là khác nhau, phần lớn tỷ lệ đậu quả, giữ quả ở kiểu hoa hình A > Hình B. Tuy nhiên nếu cây khỏe, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh chủ động thì tuy tỷ lệ đậu quả thấp hơn nhưng chất lượng quả ở kiểu hoa hình B bao giờ cũng hơn chất lượng quả ở kiểu hoa hình A (quả non lớn đều, cuống dài đẹp hơn, quả mã đẹp, ít bị dị dạng và quả rất cân đối, phần núm cuống nhỏ gọn, không bị to và hầu như rất ít bị vỏ dày, quả ít khi bị khô (tất nhiên chất lượng quả tổng thể trên cây còn phụ thuộc vào sản lượng quả/cây, nếu sức cây mạnh mà quả mang ít thì chất lượng quả giảm, quả có xu hướng to, vỏ dày, độ ngọt thấp, khô múi...). Chính vì vậy nếu tính trên tổng cây, trên tổng vườn tỷ lệ hoa xen lộc cao, nhà vườn cần có các biện pháp KT chủ động nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ đậu, chống rụng quả thì tỷ lệ quả đạt chất lượng cao chiếm phần lớn. Tỷ lệ hoa xen lộc nhiều hay ít phụ thuộc vào sức cây, hàm lượng hữu cơ trong đất, sự cân đối giữa các yếu tố NPK + TE, hàm lượng oxy trong đất, tỷ lệ rễ hút, rễ mặt (rễ tầng đất 0-20cm). Tỷ lệ C/N ở kiểu hoa hình A và B cũng khác nhau khá lớn.

                                              Hoa không xen Lộc và hoa xen Lộc                         

Nhìn chung, để bưởi diễn đậu quả tốt, quả phát triển đều, ít dị dạng trong quá trình chăm sóc nhà vườn cần đảm bảo các yếu tố sau:

+ Cây phải được chăm sóc dinh dưỡng phân bón cân đối phù hợp nhu cầu cây, chủ động nuôi các đợt lộc cành từ vụ trước, duy trì bộ lá xanh tự nhiên, cây có chỉ số "LAI" tối ưu, cây luôn trong trạng thái khỏe mạnh trong từng thời điểm chứ không nên ép cây hoặc chỉ tập trung phân bón vào 1 thời điểm cuối vụ - đầu vụ. Làm tốt khâu này thì chúng ta ít phải áp dụng các biện pháp hãm lộc đông, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của cây ở các giai đoạn sau.

+ Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (nhất là gđ mầm hoa - hoa rộ - quả non). Thời điểm hoa rộ quả non cần đảm bảo rằng cây ít bị sâu bệnh nhất.

+ Bổ sung các dạng phân bón lá trung vi lượng dạng dễ hấp thu, hạn chế dùng các loại phân chứa các gốc NO3-, Cl-...

+ Xét tổng thể trên cây, cành mẹ cần mang bộ lá tối ưu, hoa không cần quá sai, hoa thưa ắt sẽ to khỏe, dễ đậu, tỷ lệ đậu cao. Hoa quá sai sẽ nhỏ, yếu, tỷ lệ đậu thấp, hơn nữa tỷ lệ nhiễm sâu bệnh cũng cao hơn. Ngoài ra hoa quá sai khi nở các cánh hoa có xu huớng đan xen nhau, dính vào nhau đặc biệt khi có mưa ẩm sẽ làm cho chùm hoa nặng hơn, lúc đó rất dễ rụng hoa, quả non (do lúc này cuống thg lỏng hơn). Tóm lại là "chớ thấy hoa sai mà vội mừng". Muốn hoa to khỏe, tỷ lệ hoa vừa phải cần phải chăm sóc cây phát triển cân đối, khỏe mạnh trong mọi thời điểm, bón đúng nhu cầu, đúng thời điểm, nhìn cây để bón,(phân hữu cơ hoai là k thể thiếu.... ). Ngoài ra ko nên áp dụng các biện pháp ép cây quá mạnh (bao gồm cả bp cơ giới và các chế phẩm thuốc, trừ các cây tơ, chưa cho ns ổn định, chưa thuần), cây ngủ quá sâu sẽ phân hóa hoa chậm, hoa có xu hướng phát triển ở nhiều vị trí từ đầu cành đến nách lá. Hạn chế sử dụng các chế phẩm có chứa phytohormone kích thích hoa (có thể hoa ra nhiều nhưng hoa chùm nhỏ), các cành không có lá thành thục nếu có hoa cũng k đậu do đó nên hủy bỏ hoa ở các cành này.

+ Hạn chế phun các nhóm thuốc trừ sâu có xu hướng gây "nóng cây, ngộ độc cây" (hạn chế phun trong thời kỳ hoa rộ, quả non).

+ Không quá lạm dụng bón vôi, nói cách khác không bón thừa vôi. Bón nhiều vôi sẽ làm pH tăng cao ảnh hưởng đến độ tan của Lân (lân khi bón gặp pH cao sẽ chuyển thành muối phốt phát - Ca3(PO4)2). Với cây có múi mà thiếu lân sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng bộ rễ giai đoạn nuôi quả non, phát triển quả sau này.

+ Vấn đề bổ sung Bo (B), Ca và nhóm trung vi lượng khác: Thời kỳ bưởi phân hóa mầm hoa đến đậu quả non rất cần các yếu tố: B, Ca, Zn, Mg, Mn, Mo...trong đó đặc quan trọng là B và Ca (nhất là gđ phân hóa mầm hoa, phát triển cấu trúc hoa hoàn thiện). Nhu cầu B của bưởi nói chung là rất cần tuy nhiên cần phải dùng cân đối với các yếu tố khác. Nhiều nhà vuờn theo thói quen mua các dạng chế phẩm chứa B, Ca khác nhau về SD, tuy nhiên liều lượng ntn thì không pải ai cũng tính toán đc. Nhìn chung nhu cầu Bo của cây có múi cần ở gđ mầm hoa và giảm dần đến gđ quả non, phát triển quả. Rất nhiều trường hợp quả bị rụng do ngộ độc Bo, thừa Bo. Hơn nữa trên Thị trg hiện nay thg B(Bo) được thương mại dưới 3 dạng: B4O27-, HBO32- và BO33-, nhà vườn nên chọn các dạng Bo dễ hấp thu. Thời điểm chớm nở đến đậu quả non nồng độ Bo phù hợp để phun cho cây có múi từ 3-5ppm, ở nông độ cao hơn có thể gây ngộ độc, làm rụng quả non (khuyến cáo không nên sử dụng dạng B4O27- dạng này có cấu trúc phân tử lớn, cây khó hấp thu và dễ ngộ độc). Thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển cấu trúc hoa hoàn thiện Bo ( 5-7ppm). Thiếu Bo làm suy giảm chức năng hạt phấn, có thể làm chết đầu nhụy, tỷ lệ thụ tinh giảm, quả có thể bị dị dạng...

Ngộ độc cây do thuốc, phân bón và điều kiện bất lợi thời tiết sẽ sinh ra nhiều hoa dị hình (hoa không đầy đủ chức năng sinh lý nên loại hoa này không cho đậu quả)

+ Trong điều kiện thời tiết bất lợi nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp thụ phấn bổ sung vào sáng sớm.

Thụ phấn bổ sung cho bưởi vào sáng sớm

Phần 2: Quy trình chăm sóc bưởi diễn ứng dụng công nghệ nano (chống rụng hoa và quả non)

2.1 Chăm sóc bưởi diễn sau thu hoạch, ủ mầm hoa (trước khi phân hóa mầm hoa)

Bón phân sau thu hoạch: Trước khi bón cần xới xáo bề mặt, tạo đường vòng tròn khép kín quanh tán, với độ sâu 15-20 cm, rộng 40-60cm.

Bón phân mỗi gốc như sau: 20-40kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5-1kg đậu tương + 1-1,5kg lân đơn Super + tro bếp nếu có (bón đậu tương lần 2 vào tháng 4-6 âm lịch năm sau).

Từ ngày 10-20/12/2019 âm lịch (hoặc trước khi ra mầm hoa đại trà 1 tuần): Dùng 60-80ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 30ml nano Bạc Đồng Super pha với 15-25 lít nước phun đều tán lá, phun kỹ 2 mặt lá, thân cành. Phun ít nhất 1 lần, nếu có điều kiện nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày (có tác dụng diệt toàn bộ nấm khuẩn gây bệnh trú ngụ trên cành, chống nấm mốc, nấm khuẩn gây thối nhũn hoa, nấm cuống ở thời kỳ hoa nở rộ đậu quả non sau này).

Lưu ý chung thời kỳ sau thu hoạch, ủ mầm hoa:

+ Thời điểm thu hoạch xong, nhà vườn cần khẩn trương cắt tỉa tạo tán, xử lý bộ rễ, phá váng bề mặt sau đó để 7-10 ngày mới bón phân. Phân hữu cơ hoai + Lân Super + Tro bếp + Đậu tương nghiền cần được trộn đều với đất trước khi bón. Bón phân xong không tưới nước, để cây ngủ nghỉ ủ mầm hoa.

+ Cần đảm bảo sạch Sâu Bệnh trước khi cây bước vào thời kỳ phát triển mầm hoa (phun thuốc trừ nhện, sâu vẽ bùa, rệp sáp, rệp muội kết hợp nano Bạc đồng, nano Đồng oxyclorua trước khi cây vào thời kỳ phân hóa mầm hoa 1 tuần).

2.2 Thời kỳ phân hóa mầm hoa (bắt đầu nhú mầm hoa dạng trứng ếch/mắt cua)

Khi thấy các đầu cành, nách lá bắt đầu có dấu hiệu phân hóa mầm hoa, nhú mầm hoa dạng trứng ếch/mắt cua nhà vườn cần triển khai đồng bộ các công việc sau đây:

+ Bón thêm mỗi cây 500-800g Lân Super P2O5 (bón mặt theo hình chiếu tán).

+ Tưới nước liên tục duy trì độ ẩm đất, không để đất bị khô.

Tiếp theo phun các chế phẩm NANO chăm sóc mầm hoa, thúc hoa to khỏe, tăng chất lượng hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu quả, quả non phát triển đồng đều:

Phun đợt 1: Khi bắt đầu thấy nhú mầm hoa dạng trứng ếch

Dùng 40-50ml chế phẩm Nano Canxi Super kết hợp với 40ml chế phẩm Shellac Suger pha với 20-25 lít nước, phun đều tán lá, phun dạng sương mù, phun kỹ 2 mặt lá (mưa phùn vẫn có thể phun được, nên tăng 10-20% liều lượng nếu có mưa phùn ẩm, những ngày có nắng nên phun sớm vào đầu giờ sáng). Lưu ý: Trường hợp cây mang nhiều quả năm trước nên dùng chế phẩm Bionano tưới

gốc (mỗi gốc dùng 0,5-1 lít pha 30-50 lít nước tưới ẩm gốc ngay từ thời điểm cây phân hóa mầm hoa).

Phun đợt 2: Đợt 2 Cách đợt 1 khoảng 7 – 10 ngày (hoặc khi hoa chuẩn bị chớm nở)

Dùng 40-50ml chế phẩm Nano Canxi Super kết hợp 40ml Shellac Suger + 50ml nano Bạc Đồng Super + 50ml nano Đồng oxyclorua pha với 20-25 lít nước, phun đều tán lá, phun dạng sương mù, phun kỹ 2 mặt lá. Chú ý cần kiểm soát nhện, rệp sáp, rệp muội thời kỳ phát triển mầm hoa, hoa rộ, đậu quả non.

Nếu hoa nhỏ, yếu nên phun thêm chế phẩm nano AKH super plus (40ml/bình 18 lít).

2.3 Chăm sóc thời kỳ hoa nở rộ, đậu quả non

Thời kỳ này chia làm 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Thời kỳ hoa rộ, đậu quả non gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa ẩm, mưa acid (chống rụng, chống mưa acid). Nhà vườn phun theo công thức sau: Dùng 50-60ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 70-100ml nano bạc đồng super + 70-80ml nano canxi super + 40-50ml Shellac Suger pha với 20 lít nước phun trực tiếp lên lá, chùm hoa, chùm quả non. Định kỳ 2-3 ngày/lần (nếu mưa liên tục kéo dài). Phun ngay lúc mưa, còn ẩm ướt lá (hiệu quả tối đa). Thông thường điều kiện thời tiết bất lợi có thể phải phun 3-4 lần (cho hiệu quả chống rụng tối đa)

Trường hợp 2: Thời kỳ hoa nở rộ, đậu quả non không gặp mưa, điều kiện thời tiết thuận lợi. Nhà vườn đợi cho đến khi 60-70% số hoa teo cánh, rụng cánh, bắt đầu hình thành quả non. Dùng 40-60ml nano canxi super kết hợp với 30-40ml Shellac suger + 80ml nano Bạc Đồng super + 20ml nano Đồng oxyclorua pha với 20 lít nước phun đều 2 mặt lá, chùm quả non. Định kỳ 4-5 ngày/lần. Phun cho đến khi quả lớn ổn định (thông thường phun khoảng 2-3 lần, tính từ lúc bắt đầu hình thành quả non, tắt hoa).

Lưu ý chung: Sau khi tắt hoa, nếu quả chậm lớn nên phun thêm chế phẩm Bionanotech kết hợp với chế phẩm nano AKH super plus.

Khi quả đạt kích thước 1-1,5cm: Dùng 40ml nano Canxi super kết hợp 20ml Shellac Suger pha 20 lít nước phun đều tán lá, phun 1-2 lần cho đến khi quả ổn định, sau đó phun phòng trừ sâu bệnh bằng nano Bạc Đồng, nano Đồng Oxyclorua. Nuôi dưỡng quả phát triển cân đối, khỏe mạnh bằng chế phẩm nano AKH super plus (phun vào tháng 4-5-6 âm lịch).

Thời kỳ phát triển quả, hạn chế quả to vỏ dày, tăng độ ngọt: Dùng 40ml nano AKH super plus pha 20 lít nước phun đều tán lá, định kỳ 15 ngày/lần. Từ tháng 7-8 âm trở đi sử dụng chế phẩm Super Kali phun lá giúp tăng độ ngọt quả (phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng).

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com