Bệnh loét cam gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như thân, cành, lá, quả. Bệnh làm cho cây còi cọc, chậm sinh trưởng, lá và quả rụng hàng loạt.
Triệu chứng bệnh:
Trên lá: Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu trắng vàng, xuất hiện mặt dưới lá, bệnh phát triển mở rộng ra phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, mặt trên vết bệnh hơi lổi gờ. Xung quanh vết bệnh có quầng tròn dọt dầu màu vàng hoặc xanh tối. Các vết bệnh loét thường lối liền nhau, lá bệnh không bị biến dạng như bệnh ghẻ do nấm nhưng rất dễ rụng.
Trên quả: tương tự như trên lá, vết bệnh rắn sù sì màu nâu hơi lõm, mép ngoài có gờ lổi lên, ở giữa vết bệnh có mô chết bị rạn nứt, vết bệnh thường bị lõm vào. Các vết bệnh trên quả có thể liên kết với nhau sinh ra chảy gôm, các vết loét không ăn sâu vào trong thịt quả.
Trên thân, cành: Vết bệnh sùi lên rõ ràng, ở giữa vết bệnh không lõm xuống. Vết bệnh phát triển dần lối liền với nhau quanh thân làm cho phần phía trên vết bệnh bị khô héo, dễ gãy cành.
Nguyên nhân gây bệnh:
Do vi khuẩn Xanthomonas citri Dowson gây ra, vi khuẩn có hình que, gram âm, sống hảo khí. Bệnh lây lan mạnh nhờ mưa và côn trùng chích hút. Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây qua lỗ khí, khí khổng và qua vết thương cơ giới (sây sát). Vi khuẩn Xanthomonas citri có thể phát triển tốt ở nhiệt độ 5-35oC, nhiệt độ tối thích cho vi khuẩn phát triển là 20-30oC. Ở nhiệt độ trên 52oC trong thời gian 10-15 phút vi khuẩn bị chết. Vi khuẩn có khả năng chịu hạn chịu lạnh tốt. Nguồn bệnh tồn tại qua các năm ở trong các bộ phận bị bệnh như thân, lá, cành…
Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh:
Bệnh phát sinh từ giai đoạn lộc xuân, tăng mạnh ở lộc hè, đến lộc đông bệnh giảm hẳn và ngửng phát triển để chuẩn bị cho một chu kỳ gây hại mới ở vụ kế tiếp. Do đó bệnh loét cam do vi khuẩn cần được phòng chủ động ngay từ thời điểm phát sinh các đợt lộc.
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ cao, mưa nhiều (lộc hè và cuối lộc hè).
Mức độ nhiễm bệnh tùy thuộc vào kỹ thuật chăm sóc, giống, điều kiện thời tiết khí hậu. Trong các cây có múi thì bưởi bị nhiễm nặng nhất, triệu chứng trên lá cũng biểu hiện rõ rệt với các vết bệnh là những đốm lá to nhỏ khác nhau, có quầng vàng dạng giọt dầu bao quanh. Bệnh nặng làm cho toàn bộ lá có những vết bệnh dày đặc, làm giảm khả năng quang hợp của bộ lá. Ngoài ra tuổi của cây cũng ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh: lá non, các bộ phận lộc non, cây còn non (cây con, cây giống) thường dễ bị nhiễm bệnh hơn so với cây đã già và trưởng thành. Bệnh phát triển mạnh với sự giúp sức của môi giới truyền bệnh là côn trùng chích hút và sâu hại các bộ phận lá non, lộc non (sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh).
Biện pháp phòng trừ bệnh loét do vi khuẩn hại cây có múi:
Thứ nhất: Bón phân cân đối đầy đủ cho cây, ưu tiên sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học tan nhanh, làm cho cây phát triển “bốc nhanh”. Lưu ý bón đúng liều lượng, bón đúng thời điểm, sử dụng thuốc BVTV hợp lý, đúng cách (tuân theo NT 4 đúng).
Thứ hai: Định kỳ mỗi năm, sau thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa, tạo thông thoáng cho cây, loại bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh..
Thứ ba: Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bằng các chế phẩm sạch(Chế phẩm nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng), công nghệ cao, không độc hại, không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.
Tác dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua:
+ Diệt nấm, khuẩn và virus gây bệnh hại cây trồng theo cơ chế đặc hiệu(có vai trò quan trọng trong việc phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ cây trồng theo cách an toàn nhất).
+ Tăng hiệu suất quang hợp cho cây trồng do nano bạc đồng làm tăng khả năng hấp thu ánh sáng cho bộ lá.
+ Chế phẩm nano bạc đồng (bản chất là dạng hợp kim bạc đồng hiệu quả hơn nhiều lần so với nano bạc) là các dòng chế phẩm được ứng dụng công nghệ nano nên không độc hại, không chứa các chất làm chậm quá trình phát triển của cây, an toàn khi sử dụng, khi sử dụng không cần cách ly.
Cách sử dụng chế phẩm Nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua:
Phòng bệnh: Thời kỳ phát triển các đợt lộc dùng 30ml nano bạc đồng + 30ml nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều hai mặt lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.
Thời kỳ cây bị bệnh, có biểu hiện triệu chứng bệnh: Dùng 50-60ml nano bạc đồng + 50-60ml nano đồng oxyclorua pha với 10-15 lít nước phun đều hai mặt lá, định kỳ 5-10 ngày phun một lần.
Lưu ý: thời kỳ cây bị bệnh nên ngừng bón phân qua gốc và lá, tập trung trị bệnh, quản lý dịch bệnh.
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng CN nano trong phòng trị bệnh trên cây trồng:
ThS Phạm Công Khải - 0976 804 678 * 01235 99 85 99