Vào mùa hè, nhiệt độ trong ao nuôi thường tăng cao, không ổn định thường xuyên thay đổi, mưa nắng bất thường. Đặc biệt khi nhiệt độ tăng cao làm cho hệ vi sinh vật hoạt động mạnh, làm tăng tốc độ phân giải các chất hữu cơ sinh ra các chất độc hại đối với thủy sản qua đó làm cho hàm lượng DO giảm đáng kể, các chỉ số COD, COB cũng thay đổi theo, thủy sản dễ bị sốc, thiếu dưỡng khí vì vậy để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Thứ nhất: Chống ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao nuôi. Để làm được điều này cần xác định chính xác khẩu phần thức ăn trong ngày là biện pháp cần thiết để giảm chất thải hữu cơ trong ao nuôi thông qua giảm lượng thức ăn dư thừa. Thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh có thể ổn định tảo và giảm chất hữu cơ trong ao nuôi một cách từ từ nhưng lại rất hiệu quả. Cần hạn chế dùng thuốc kháng sinh và hóa chất bởi nếu dùng thường xuyên, thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao. Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao, dùng bạt che phủ bờ ao nuôi tôm, nguồn nước lấy vào ao phải qua lắng lọc. Áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp có thể giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững. Ngoài ra nên sử dụng chế phẩm nano bạc, nano bạc đồng để phòng trừ các bệnh nhiễm khuẩn, virus cho thủy sản, định kỳ 20-25 ngày/lần.
Vai trò của chế phẩm nano bạc: Mỗi 1ml chế phẩm nano bạc 500ppm có chứa 50 x 1012 hạt nano bạc kích thước 10-12nm, các hạt nano bạc sẽ giải phóng liên tục các ion bạc(Ag+), các ion bạc này sẽ diệt khuẩn trong môi trường nước theo cơ chế đặc thù, hiệu quả cao, an toàn, không gây độc hại cho thủy sản. Với những ao, đầm nuôi thủy sản thường xuyên thải chất thải hữu cơ từ chăn nuôi, hoặc chăn nuôi vịt thường xuyên nên sử dụng nano bạc định kỳ sẽ có tác dụng phòng bệnh rất tốt (chi tiết về sản phẩm tham khảo tại: nanobacsuper.com).
Thứ hai: Quản lý độ trong cho phù hợp với từng điều kiện nuôi. Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp tức là các chất hữu cơ tồn tại quá nhiều trong ao nuôi và điều này là không cần thiết đôi khi còn tiềm ần nhiều rủi ro bệnh dịch cho thủy sản, thông thường do tảo phù du phát triển quá dày, làm các chỉ số pH, DO (oxy hòa tan) biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại khi độ trong cao, hàm lượng oxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động và oxy về ban đêm, gây sốc cho tôm cá. Thông thường vào ban đêm tảo và một số động vật thủy sinh thực hiện phản ứng hô hấp dẫn đến lượng oxi bị thiếu hụt điều này ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của thủy sản trong ao nuôi vì vậy vào đầu giờ sáng chúng ta thường thấy cá ăn nổi do thiếu O2 cục bộ. Ngoài ra sự phát sinh, phát triển quá mức của Tảo sẽ sinh độc tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thủy sản. Trong trường hợp độ trong quá cao(trên 40-50cm) bà con cần Dùng phân hữu cơ, vô cơ, vi sinh để gây màu nước trước khi thả nuôi. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) hay vôi Dolomite (CaMg(CO3)2) để ổn định pH và độ cứng trong ao nuôi thủy sản nước mặn nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của sinh vật phù du trong suốt vụ nuôi. Dùng chế phẩm vi sinh để ổn định môi trường. Khi độ trong quá thấp do tảo phù du phát triển mạnh, cần thay một phần nước hoặc tắt máy sục khí cho tảo dồn vào góc ao theo chiều gió, dùng formol nồng độ 4-10 ppm diệt bớt tảo tại góc ao đó, sau đó lại vận hành máy quạt nước trở lại bình thường. Độ trong thích hợp trong ao nuôi thủy sản khoảng 40cm là vừa. Ngoài ra bà con có thể kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái định kỳ 30-45 ngày sử dụng một lần(đối với nuôi cá nước ngọt). Với nuôi tôm có thể sử dụng định kỳ một tháng 2 lần(Nồng dộ sử dụng 0,1ppm ở cá nước ngọt và 0,2ppm đối với nuôi thủy sản nước nợ, nước mặn)
Thứ ba: Quản lý độ mặn. Trong ao nuôi, sau các cơn mưa lớn kéo dài, độ mặn có sự phân tầng, do vậy cần thiết phải thay nước tầng mặt và lấy nước tầng đáy để ổn định độ mặn, tránh gây sốc cho thủy sản nuôi. Sử dụng nguồn nước ngọt tại chỗ để giảm độ mặn trong các ao nuôi thủy sản vào mùa khô, mùa có độ mặn cao, nhiều khi lên đến 50‰.
Thứ tư: Quản lý pH. Độ pH nước tăng cao hay xuống thấp không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thủy sản nuôi mà còn gây chết khu hệ thủy sinh trong ao, gây tàn tảo và tác động xấu tới môi trường, sức khỏe thủy sản. pH nước ao còn ảnh hưởng đến tính độc của các loại khí NH3 và H2S tới đời sống của thủy sản nuôi.
Trong các ao nuôi tôm, khi pH cao vượt giới hạn cho phép, có thể dùng đường cát rắc xuống ao cũng có thể làm giảm pH do hoạt động lên men đường của các vi sinh vật. Khi khẩn cấp, có thể dùng một số loại axit hữu cơ phun xuống ao để giảm pH khi cần thiết.
Thứ năm: Quản lý lượng khí Ammoniac (NH3): Sự tồn tại của khí NH3 trong hệ thống nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bất lợi cho đời sống của vật nuôi. Để quản lý hàm lượng NH3 trong ao, định kỳ dùng chế phẩm vi sinh trong các ao nuôi thâm canh, chu kỳ nuôi dài để giảm hàm lượng nitơ dư thừa trong nước ao. Ổn định pH nước ao trong giới hạn 7,5 - 8,5 (nước mặn) để kìm hãm sự chuyển đổi giữa các dạng khác nhau của nitơ. Có thể định kỳ dùng một số thuốc sát trùng có tính ôxy hóa cao để khử một lượng khí độc sản sinh ra trong ao nuôi (Iodine, AKH-super, Nano bạc đồng 500/500ppm).
Tư vấn kỹ thuật ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678