Nguyên nhân và triệu chứng bệnh héo trái, teo tóp trái trên cây chanh dây

Triệu chứng bệnh héo trái chanh dây(teo trái)

Quan sát thấy triệu chứng bên ngoài cây sinh trưởng phát triển bình thường, trên lá không có dấu hiệu đặc trưng của bệnh do nấm hay khuẩn. Tuy nhiên trái thường bị teo lại, vỏ trái co lại, nhăn nheo, mất nước. Triệu chứng này bà con ra thăm vườn vào buổi chiều thường thấy rõ rệt nhất. Những cây có triệu chứng của bệnh teo trái thường ít sai quả, khi hái những quả bị bệnh teo trái bổ ra thấy thịt quả cũng bị teo lại và hơi xốp.

Triệu chứng bệnh teo trái trên cây chanh dây

Nguyên nhân: Có nhiều nhóm nguyên nhân

+ Teo trái hay héo trái đột ngột có thể do trái bị mất nước nhanh, khiến vỏ trái bị co lại. Do đó hiện tượng teo trái có thể do cây thiếu nước cục bộ.

+ Hiện tượng teo trái mà bề mặt quả vẫn bóng, ruột teo xốp: có thể do nấm  bệnh hại bộ rễ làm cho khả năng hút nước và dinh dưỡng nuôi thân, trái bị hạn chế. Do đó trong quá trình chăm sóc bà con nên hạn chế bón phân hóa học nhanh tan, chủ động quản lý nguồn nấm bệnh gây hại bộ rễ đặc biệt là rễ hút.

+ Teo trái đôi khi có thể do cả nguyên nhân ngộ độc phân bón qua rễ, bón phân không đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây (do bệnh sinh lý, dinh dưỡng thiếu hoặc mất cân đối, đặc biệt thiếu B, Ca, Mg, Zn, Mn, Mo.

+ Do bệnh virus, bệnh vi khuẩn gây hại giai đoạn phát triển quả, dưỡng quả.

Giải pháp khắc phục hiện tượng teo trái trên cây chanh dây (chanh leo):

Giải pháp chung:

+ Ưu tiên bón phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng, nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất.

+ Bón phân cân đối đầy đủ các yếu tố đa trung vi lượng, ngoài bón phân qua rễ bà con cần phun phân bón lá (bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đẩy đủ trong quá trình nuôi quả và thu hoạch).

+ Sử dụng chế phẩm nano Bạc đồng super và nano đồng oxyclorua phòng và trị bệnh cho cây chanh dây theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây.

Chế phẩm nano bạc đồng super, nano đồng oxyclorua có tác dụng phòng và đặc trị bệnh do nấm, khuẩn và virus gây hại trên cây chanh dây

Giải pháp phòng bệnh:

+ Bón phân cân đối đẩy đủ, bón gốc phân hữu cơ hoai mục có ủ nấm đối kháng. Trong quá trình bón phân cho cây ngoài việc bón gốc bà con nên phun phân bón qua lá định kỳ 7 -10 ngày/lần.  Do chanh dây sai quả nên việc thiếu hụt và mất cân đối dinh dưỡng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt theo Trung Tâm Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech đã nghiên cứu, khi phun chế phẩm Nano silic qua lá, quả trong thời kỳ cây đang phát triển giúp cây chanh dây kháng bệnh nấm phấn trắng rất tốt, định kỳ phun 7-10 ngày nano silic một lần sẽ giúp giảm 90% tỷ lệ nhiễm bệnh trên trái(bệnh nấm nói chung), trên lá giảm 80%. Thực tế nghiên cứu cho thấy nano silic làm giảm và ức chế quá trình phát triển của bào tử nấm gây bệnh. Kết hợp giữa nano silic và nano canxi phun qua lá giúp chất lượng quả nâng cao đáng kể (hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm, tăng sức đề kháng của cây, vỏ quả ổn định, có độ cứng nhất định).

+ Tưới đủ nước cho chanh dây: Chanh dây mang nhiều quả và thân lá cho nên hệ số thoát hơi nước rất lớn do đó bà con thường xuyên kiểm tra vườn thường xuyên và cung cấp đủ ẩm cho bộ rễ phát triển (độ ẩm xung quanh vùng rễ khoảng 65-75%). Trung bình một cây chanh dây đang mang hoa, quả cần 12-18 lít nước/ngày đêm (trong điều kiện không mưa, nhiệt độ không khí 30-32oC, độ ẩm không khí 55-70%). Nếu chanh dây bị thiếu ẩm thường xuyên làm cho cây phát triển chậm, khả năng hòa tan dinh dưỡng trong đất kém, cây yếu thường phát sinh nhiều nấm bệnh. Tuy nhiên bà con cũng cần lưu ý trong điều kiện mưa nhiều vào mùa mưa, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để tuyến trùng, nấm bệnh phát triển gây bệnh thối rễ, lở cổ rễ (nấm Phytophthora sp. Và Fusarium sp.). Do đó vào mùa mưa cần tiêu nước nhanh, không để cây bị ứ đọng nước quá 24 tiếng. Khi độ ẩm bão hòa liên tục trong thời gian dài sẽ làm cho lượng oxy trong đất bị thiếu hụt nghiêm trọng, đất thiếu oxy sẽ làm cho cây bị ngẹt rễ, thối rễ, vàng lá, bệnh héo quả sẽ phát sinh mạnh khó kiểm soát. Vì vậy để làm tăng sức đề kháng cho bộ rễ, ngăn chặn hiện tượng thối rễ bà con cần chú ý bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục với nấm đối kháng bón định kỳ cho cây 2-4 tháng/lần(lưu ý vào mùa mưa không nên bón phân hữu cơ mà phải bón trước đó ít nhất 1-2 tháng).

+ Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng super và nano đồng oxyclorua phòng bệnh cho cây chanh dây:

Phun qua lá: Dùng 50-80ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp với 50-80ml nano đồng oxyclorua pha với bình 20 lít nước phun đều một lượt qua thân lá, quả. Định kỳ 10-15 ngày phun một lần. Tác dụng: Phòng bệnh chủ động, tiêu diệt các nguồn gây bệnh (nấm, khuẩn gây bệnh).

Tưới gốc phòng bệnh thối rễ tơ, vàng lá, giảm hiện tượng héo rụng quả:

Dùng 700ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 500ml nano bạc đồng super pha với 200-350 lít nước, mỗi gốc chanh dây tưới 5-10 lít dung dịch chế phẩm nano đã pha, định kỳ 30-45 ngày tưới một lần.

Trị bệnh nấm phấn trắng và teo quả hại chanh dây: Thời kỳ cây chanh dây bị nhiễm bệnh nấm phấn trắng (bà con đã thấy xuất hiện triệu chứng bệnh: vỏ trái bị mốc trắng). Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua theo hướng dẫn sau đây:

Dùng 50-100ml chế phẩm nano đồng oxyclorua kết hợp 80ml chế phẩm nano bạc đồng super pha loãng với 20 lít nước, khuấy đều tay rồi phun ẩm dạng sương mù lên tán lá, thân  dây, trực tiếp vào trái. Thời kỳ cây bị nhiễm bệnh nặng bắt buộc phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-6 ngày. Thường phun 2 lần đã đạt hiệu quả khống chế bệnh, khoanh vùng bệnh, không cho dịch bệnh lây lan, những trái bị nhiễm nấm phấn trắng ở mức độ nhẹ đến trung bình tỷ lệ phục hồi lên tới 80-90% sau lần thứ 3 phun nano bạc đồng super và nano đồng oxyclorua. Sau khi triệu chứng bệnh được kiểm soát bà con trở lại công thức phun phòng như trên. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, tiết kiệm chi phí chúng ta nên phun phòng ngay từ trước đầu mùa mưa 15-20 ngày.

Xử lý cấp tốc bệnh teo trái, héo trái chanh dây

Tưới gốc: Dùng 500ml chế phẩm nano AKH Super Plus kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 250 lít nước tưới ẩm gốc, tưới 7 ngày/lần, sau khi ổn định tưới 20 ngày/lần.

Phun lá:

Công thức 1: Dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml nano Silic pha 300-350 lít nước phun đều tán lá, phun 7-10 ngày/lần.

Công thức 2: Dùng 500ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 500ml nano AKH Super pha 300-400 lít nước phun đều tán lá, 7-10 ngày/lần.

Để xử lý triệt để hiện tượng héo teo trái: nhà vườn nên tưới gốc 2-3 đợt liên tiếp, phun công thức 1 và công thức 2 luân phiên nhau, cách nhau 7 ngày/lần. Xử lý trong khoảng 20-30 ngày hiện tượng teo héo trái sẽ giảm rõ rệt. Trường hợp teo héo trái do nguyên nhân rối loạn dinh dưỡng, ngộ độc dinh dưỡng nên tưới thêm nano Silic SiO2.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com