Nguyên nhân và giải pháp phòng trị bệnh nấm gỉ sắt trên cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu

Nguyên nhân và giải pháp phòng trị bệnh nấm gỉ sắt trên cây sâm Ngọc Linh

Bệnh gỉ sắt do nấm gây ra, thường gây hại phổ biến trên sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu. Trong vườn trồng, khi có cây nhiễm bệnh chúng thường có xu hướng lây lan mạnh trong điều kiện nóng ẩm, làm suy kiệt sức sinh trưởng của cây. Các biện pháp hoá học (sử dụng thuốc hoá học) thường gây ngộ độc cây, bộ lá suy yếu dần. Nhiều trường hợp đã ghi nhận bệnh gỉ sắt có thể ghép bệnh đốm vòng, bệnh thối rễ, lở cổ rễ làm cho cây suy yếu hoàn toàn không có khả năng phục hồi. Do đó trong quá trình chăm sóc cần có các giải pháp phòng bệnh toàn diện và hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người trồng sâm.

Giải pháp quản lý, phòng trị bệnh gỉ sắt và một số bệnh nấm phổ biến gây hại trên sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (TG – ThS Phạm Công Khải * 0976 804 678):

Nguyên nhân gây bệnh gỉ sắt sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu:

Bệnh gỉ sắt gây hại trên cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu là do chủng nấm Puccinia sp. gây ra (bệnh có thể ghép với bệnh vàng lá thối rễ, thối củ, bệnh đốm vòng, bệnh cháy mép lá/phiến lá). Bệnh chủ yếu gây hại trên phiến lá, một số trường hợp ghi nhận lây sang cuống lá và thân cây.

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh gỉ sắt gây hại sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu:

Nấm bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện mát, mưa nhiều, độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 22 – 25oC, độ ẩm 85 – 100%. Bệnh phát triển mạnh từ tháng 5-8 hàng năm (Lai Châu, Điện Biên, Quảng Nam), có những năm đã ghi nhận bệnh phát triển mạnh vào tháng 8-10. Nấm gỉ sắt Puccinia sp. thuộc lớp nấm đảm, có sợi nấm 2 nhân, tạo ra nhiều ổ bào tử hạ, vách dày, màu vàng cam, có gai nhỏ. Bào tử nấm gỉ sắt lan truyền qua gió, nước để xâm nhiễm lây bệnh sang cây khoẻ, bào tử nấm gỉ sắt có thể tồn lưu lâu dài trên tàn dư cây bệnh và lây truyền có tính chất mùa vụ (phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm).

Bệnh gỉ sắt sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu thường gây hại mạnh trên những cây sâm từ 2-3 tuổi trở lên. Những vườn sâm có mái che bảo vệ thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với sâm Ngọc Linh được trồng dưới tán rừng tự nhiên.

Triệu chứng điển hình bệnh gỉ sắt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu:

Nấm gỉ sắt thường phát sinh từ các phiến lá, vết bệnh ban đầu là những chấm màu vàng nhạt, nằm rải rác trên phiến lá, sau tạo thành các khối u nổi làm phá vỡ cấu trúc biểu bì lá. Các nốt u nổi gờ trên mặt lá bên trong có khối bột màu vàng nhạt đến vàng đậm. Khi bệnh nặng bệnh phát triển nhiều về số lượng khối u, chiếm toàn bộ và phủ kín mặt lá, sau cùng lá lụi dần, bệnh nặng làm cho cây suy yếu và có thể dẫn đến chết cây hàng loạt.

Giải pháp phòng trị bệnh gỉ sắt gây hại trên cây sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

1.Giải pháp phòng bệnh toàn diện

Quá trình chăm sóc cây sâm, nên chủ động các biện pháp phòng bệnh từ xa, tiêu diệt nguồn bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát, ngăn chặn quá trình lây lan trên diện rộng(vì sâm được trồng với khoảng cách đủ gần để nấm gỉ sắt có thể lây lan và phát tán nhờ gió, nước). Khi phun các chế phẩm thuốc phòng bệnh cần lựa chọn loại chuyên dùng, theo hướng an toàn cho cây, không gây ngộ độc cây mà vẫn đảm bảo khả năng tiêu diệt nguồn bệnh từ giai đoạn khởi phát. Chế phẩm nano Bạc Đồng PAV, nano Bạc Đồng Super và nano Đồng Oxyclorua được nghiên cứu phát triển với mục đích phòng trị bệnh hiệu quả cho cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (tiêu diệt triệt để nấm khuẩn gây bệnh, chống kháng thuốc, không gây ngộ độc cây, tính an toàn cao, không để lại dư lượng).

Liều lượng phun phòng bệnh cho sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu:

CT1: Dùng 50-70ml nano Đồng Oxyclorua (THM) kết hợp 60-70ml nano Bạc Đồng Super pha 20 lít nước phun toàn bộ thân lá gốc, định kỳ 7 ngày/lần.

CT2: Dùng 50-60ml nano Đồng Oxyclorua (THM) kết hợp 50-60ml nano Bạc Đồng PAV pha 20 lít nước phun toàn bộ thân lá gốc, định kỳ 7 ngày/lần.

Nhà vườn có thể lựa chọn 1 trong 2 CT hoặc phun luân phiên 2 công thức trên để phòng bệnh toàn diện cho cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (phòng bệnh nấm, vi khuẩn gây bệnh).

Ngoài ra, quá trình chăm sóc cần bổ sung dinh dưỡng cân đối hợp lý, giúp tăng cường sức đề kháng cho cây: Dùng nano Silic SiO2, nano Canxi và nano AKH Super Plus phun lá, tưới gốc định kỳ 10-15 ngày/lần (chai 500ml pha 250-350 lít nước).

2. Giải pháp đặc trị bệnh gỉ sắt, đốm vòng cho cây sâm Ngọc Linh

Khi cây đã xuất hiện triệu chứng bệnh, tuỳ mức độ bệnh nặng hay nhẹ nhà vườn cần định hướng phân loại riêng để dễ quản lý, chăm sóc. Với những cây bị bệnh quá nặng có thể cắt loại bỏ lá và tiêu huỷ, những cây có triệu chứng nhẹ - trung bình cần phun tưới liều lượng với mục đích tiêu diệt triệt để và kiểm soát nấm bệnh. Liều lượng phun/tưới khi cây bị bệnh như sau:

CT3(bệnh nặng): Dùng 80-100ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 80-100ml nano Bạc Đồng PAV pha 20 lít nước phun kỹ toàn bộ thân lá, 2 mặt lá, tưới vừa đủ ẩm gốc, định kỳ 5-7 ngày/lần, phun tưới 3-5 đợt liên tiếp cho đến khi kiểm soát được bệnh (sau đó chuyển sang phun tưới phòng bệnh).

CT4(bệnh nặng):: Dùng 100-150ml nano Bạc Đồng PAV pha 20 lít nước phun kỹ toàn bộ thân lá gốc, tập trung phun kỹ cả 2 mặt lá, 5 ngày/lần. Phun tưới 3-5 đợt liên tiếp cho đến khi kiểm soát được bệnh (sau đó chuyển sang phun tưới phòng bệnh).

CT5 (bệnh nhẹ): Dùng 60-80ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 80-100ml nano Đồng Oxyclorua pha 20 lít nước phun kỹ toàn bộ thân lá, 5 ngày/lần.

Tuỳ tuổi cây, thực trạng nhiễm bệnh nặng hay nhẹ để lựa chọn CT phun tưới sao cho phù hợp, phun vào thời điểm chiều mát, phun quá liều nano Bạc Đồng PAV, nano Đồng Oxyclorua có thể gây xoăn lá (đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, nhiệt cao). Cây bị bệnh cần phun toàn bộ thân lá với liều như trên, liều tưới gốc có thể cao hơn 1,5-2 lần so với liều phun thân lá, tưới gốc liều lượng cao có thể phòng trị bệnh thối rễ và thối củ sâm.

Lưu ý khi sử dụng bộ chế phẩm nano:

+ Ưu tiên sử dụng phun/tưới phòng bệnh chủ động, không để bệnh phát sinh phát triển mạnh, tránh lây lan thành dịch.

+ Khi sử dụng SP nano cần lắc đều chai chế phẩm, pha loãng từng loại trước khi hỗn hợp chung, pha xong phun tưới ngay, không để lâu.

+ Tưới phun chế phẩm nano cho cây sâm vào chiều mát, tránh sử dụng khi nắng nóng, nhiệt cao. Liều lượng tăng giảm tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, tuổi cây và mức độ nhiễm bệnh.

Một số vườn trồng sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh sử dụng bộ chế phẩm nano phòng bệnh định kỳ:

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

 Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

 ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

 Email: nanobacsuper@gmail.com