Nguyên nhân và giải pháp phòng trị bệnh héo rũ, héo xanh, khô chết cành trên cây bơ (bơ booth)

Cây bơ là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được bà con nhiều tỉnh khu vực tây nguyên trồng phổ biến. Tuy nhiên những năm gần đây cây bơ bị nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh đốm lá, ghẻ trái, thối trái, thán thư, thối rễ, hẽo rũ... một trong những bệnh nguy hiểm khó kiểm soát đó là bệnh héo rũ, khô chết cành, chết thân ngọn phía ngoài tán. Sau đây chúng tôi phân tích nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh, triệu chứng bệnh và giải pháp phòng trị bệnh héo rũ, chết xanh cành trên cây bơ.

1.Nguyên nhân gây bệnh héo xanh, héo rũ, héo khô cành bơ

Bệnh héo rũ, héo xanh, chết thân ngọn cành trên cây bơ có triệu chứng ban đầu gần giống với bệnh do vi khuẩn nên rất dễ gây nhầm lẫn. Thực tế Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech đã lấy mẫu bệnh tại Đắk Lắk và Đắk Nông cho thấy đây là bệnh do Nấm gây ra.

Bệnh héo rũ chết thân ngọn cành trên cây bơ do chủng nấm Verticillium albo atrum gây ra (chủng nấm Verticillium có 5 loài tuy nhiên bệnh héo rũ cây thường do chủng Verticillium albo atrum gây ra).

Hình ảnh mẫu bệnh được phân lập - Nấm Verticillium dạng sợi gây bệnh héo rũ khô chết cành trên cây bơ

Bệnh héo rũ do nấm Verticillium gây bệnh trên nhiều nhóm cây trồng khác nhau như cây rau, cây ăn quả, cây hoa, cây công nghiệp (cây rau họ cải, cây hoa hồng, cây bơ, cây keo tai tượng và một số loại cây ăn quả thân gỗ khác).

2.Triệu chứng điển hình của bệnh héo rũ, héo xanh, chết cành trên cây bơ

Ban đầu trên một vườn bơ chỉ nhiễm một hay vài cây, sau đó có xu hướng lan ra các cây khác. Trên cây nhiễm bệnh chúng ta thấy một số cành phía ngoài tán bị héo rũ trong khi lá vẫn còn màu xanh, hiện tượng héo xanh này không phục hồi được và lâu dần lá bị khô, mất diệp lục - mất màu xanh của lá (hiện tượng khô cành, cháy lá), lá ban đầu héo xanh, bị nặng có thể chuyển sang héo vàng và khô cành – lá teo tóp. Triệu chứng này biểu hiện trước tiên trên các cành non, cành bánh tẻ phía trên cùng (bộ phận còn non - phần đầu cành) khác với bệnh thán thư làm khô gãy cả cành già.

Hình ảnh thực tế tại Đắk Lắk 2018: Bệnh héo rũ, héo xanh trên cây bơ tiến triển theo thời gian từ mức độ nhẹ - trung bình đến nặng khó kiểm soát (bộ phận lá non, đọt non biểu hiện trước ở dạng héo xanh sau đó chuyển sang héo rũ, héo khô) 

Hình ảnh cây bị nhiễm bệnh nặng do nấm Verticillium albo atrum (tại Đắk Mil - Đắk Nông 06/2019)

Tại các cành nhiễm bệnh hầu hết lá ít rụng ngay, ban đầu chỉ thấy triệu chứng héo lá do bị mất nước (hầu hết ở các cành còn non như đọt non, lá bánh tẻ). Một số  trường hợp cho thấy cành bị bệnh nặng mặc dù lá đã bị khô teo tóp nhưng chưa  thấy rụng. 

Khi bóc lớp vỏ cành bị bệnh chúng ta thấy tại bề mặt tiếp giáp giữa vỏ cây (mạch libe) và phần gỗ có xuất hiện các vết sọc màu nâu xám hoặc nâu đen nằm dọc thân cành, khi cắt ngang hoặc dọc thân cành nhiễm bệnh chúng ta thấy các mạch gỗ (mạch xylem) hóa nâu đây chính là các tế bào mạch dẫn bị nấm bệnh xâm nhiễm và gây chết tế bào không còn khả năng phục hồi do đó cành bị nhiễm bệnh bị tắc ngẽn mạch dẫn, lá héo khô, cành chết dần. Khi cây mới chớm bị bệnh các triệu chứng trên mạch dẫn thường khó phát hiện, hoặc không biểu hiện rõ rệt.

Hệ thống mạch dẫn bị nhiễm bệnh (mạch dẫn bị hoại sinh bởi nấm bệnh hóa nâu đến nâu đen/nâu xám, không có khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng gây héo xanh, héo rũ)

3.Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh

Điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ làm cho nấm khuẩn sinh sản nhanh, lây lan mạnh. Khi chúng ta nhìn thấy triệu chứng héo cành có nghĩa là nấm bệnh đã xâm nhiễm vào mạch dẫn và đã gây hại hoàn toàn không có khả năng phục hồi.

Nấm Verticillium albo atrum gây bệnh héo rũ, héo xanh trên cây bơ thường phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20-25oC, có mưa ẩm xen kẽ. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm (tại Đắk Lăk, Đắk Nông và các vùng núi phía Tây bắc).

Nấm Verticillium có bộ genome đơn bội hình thành nên các bào tử vô tính kích thước ngắn nhưng lại khác nhau về cấu trúc thể nghỉ (resting structures). Trong quá trình sinh sản chúng sản sinh ra hệ sợi nấm màu tối tồn lưu trong đất và sống sót lâu dài trong đất, chúng rất khó bị tiêu diệt và lưu trữ trong đất qua nhiều mùa vụ. Thực tế cho thấy bà con đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV khác nhau nhưng không tiêu diệt triệt để chủng nấm này, chúng luôn luôn tồn tại ở dạng tiềm sinh trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm bệnh phát triển mạnh và lây lan thành dịch khó kiểm soát. Gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm nấm sinh sản rất nhanh và mạnh. Nấm bệnh xâm nhiễm vào các rễ tơ, rễ hút và lan truyền vào mạch gỗ (mạch dẫn Xylem). Tại đây chúng tiếp tục sinh sản mạnh và lan rộng ra các mạch gỗ của thân cây. Bệnh héo rũ, héo xanh trên cây bơ thường có triệu chứng ban đầu ở các cành ngọn phía trên là do các nhóm tế bào ở vị trí này chưa hóa gỗ, hóa bần, các vách tế bào chưa có nhiều lignin và Cellulose, hơn nữa các tế bào thực vật ở các bộ phận này giàu nước và dưỡng chất cho nên nấm phát triển nhanh và mạnh. Khi nấm bệnh xâm nhiễm vào mạch dẫn chúng sinh ra độc tố làm chết mạch dẫn, làm giảm nghiêm trọng quá trình hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cành cho nên khi bị nhiễm bệnh các bộ phận đầu cành thường bị héo xanh, héo rũ, khô cành dần dần theo thời gian. Loại nấm Verticillium albo atrum  gây bệnh chết thân cành tồn tại dưới dạng sợi nấm lưu trú trong mạch gỗ khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển mạnh mẽ và gây nên dịch bệnh phổ biến trên cây bơ. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời cây sẽ chết dần và không có khả năng phục hồi.

Cũng chính vì nấm bệnh tồn lưu và sinh sản trong mạch dẫn cho nên hầu hết các thuốc hóa học thông thường không có tác dụng hoặc ít tác dụng, hơn nữa các thuốc hóa học truyền thống thường hay bị kháng thuốc nên việc tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong cây khó khăn hơn và thường không triệt để. Do đó bà con cần ứng dụng công nghệ nano tiên tiến trong phòng trị dịch bệnh tổng hợp trên cây cây bơ nói riêng và cây ăn quả nói chung.

Tại sao chế phẩm nano Bạc Đồng, nano Đồng Oxyclorua lại có ưu thế vượt trội trong phòng trị bệnh do nấm khuẩn gây ra ?

Chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua được sản xuất theo công nghệ nano tiên tiến. Các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua có khả năng tiêu diệt Nấm, Khuẩn và Virus triệt để (nhanh và mạnh hơn các thuốc hóa học truyền thống). Các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua có kích thước vô cùng nhỏ bé (chỉ từ 4-12nm) nên chúng có thể bám trên kẽ lá, xâm nhập qua tế bào thực vật và lưu dẫn trong mạch dẫn thân cây tiêu diệt triệt để nấm gây bệnh.

Nano Bạc đồng super  thế hệ mới với nồng độ hợp kim nano 2600ppm diệt nấm khuẩn mạnh và triệt để khi kết hợp với nano Đồng Oxyclorua

Khi sử dụng nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua tưới đất, chúng sẽ nhanh chóng bám trên bộ phận lông hút của rễ tiêu diệt nấm gây bệnh trước khi chúng xâm nhiễm vào mô phân sinh đỉnh của lông hút rễ, ngoài ra các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua an toàn khi sử dụng, không độc hại, không ngộ độc cây như các dạng thuốc hóa học truyền thống (do công nghệ nano chỉ sử dụng 1 lượng rất nhỏ hoạt chất trị bệnh, không gây tồn dư trong đất và trên nông sản sau thu hoạch). Đặc biệt hơn các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua không gây kháng thuốc, sử dụng liên tiếp nhiều lần không cần thay thuốc.

NanĐồng Oxyclorua 30.000ppm có khả năng sản sinh ra Clo và Oxy nguyên tử có tính oxy hóa mạnh - tiêu diệt nấm, chống kháng thuốc

Các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua có khả năng nắm bắt tế bào vi khuẩn và nấm gây bệnh một cách chủ động – tiêu diệt triệt để tại chỗ, kìm hãm sự lây lan phát triển thành dịch: Các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua sẽ sản sinh ra các ion Ag +, Cu+/Cu2+, oxy và clo nguyên tử mang điện tích dương chúng bám hút lên tế bào nấm, vi khuẩn mang điện tích âm bằng lực hút tĩnh điện, tại đây chúng tiêu diệt nấm, khuẩn gây bệnh theo cơ chế đặc biệt riêng (phá vỡ cấu trúc màng tế bào nấm khuẩn gây bệnh, oxy hóa nguyên sinh chất, kìm hãm quá trình nhân lên của cấu trúc ADN/ARN, ức chế quá trình trao đổi chất, sản sinh gốc tự do để tiêu diệt tế bào vi khuẩn gây bệnh).

Các hạt nano Bạc Đồng hợp kim bám lên tế bào vi khuẩn bằng lực hút tĩnh điện khi ở khoảng cách đủ gần và tiêu diệt chúng bằng cơ chế đặc thù

4.Giải pháp phòng và trị bệnh héo rũ, chết cành trên cây bơ

4.1 Phòng bệnh tổng hợp

+ Bón phân cân đối, bón theo nhu cầu cây, không bón thừa đạm

+ Bón lót phân hữu cơ hoai mục ủ với nấm đối khoáng, cải tạo đất, giúp đất tơi xốp thoáng khí giàu mùn, tăng sức đề kháng cho bộ rễ.

+ Do nấm Verticillium albo atrum tồn lưu trong đất do đó bà con nên sử dụng chế phẩm nano Bạc Đồng super kết hợp nano Đồng oxyclorua phun kết hợp tưới gốc định kỳ vào đầu mùa mưa nhằm chủ động tiêu diệt nấm bệnh.

+ Cắt tỉa thưa cành lá, tạo thông thoáng cho cây sao cho ánh sáng có thể lọt sâu trong tán lá, tăng chỉ số diện tích lá LAI.

+ Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng super và nano đồng oxyclorua phun qua lá theo hướng dẫn.

Chủ động thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm để có giải pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời tránh lây lan thành dịch.

4.2 Giải pháp đặc trị bệnh héo rũ, héo xanh, chết cành trên cây bơ

Bước 1: Kiểm tra vườn và phân loại các nhóm cây bị bệnh nặng nhẹ theo các mức độ khác nhau để có chế độ phun thuốc đặc trị hoặc phòng bệnh phù hợp. Cần khẩn trương triển khai các biện pháp phòng bệnh cho các cây bơ chưa bị nhiễm bệnh hoặc chưa có triệu chứng bệnh. Công thức phun phòng bệnh tổng hợp trên cây bơ như sau (áp dụng với cây chưa có triệu chứng bệnh):

Dùng 500-700ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 500-700ml nano Bạc Đồng Super + 300-500ml nano AKH super plus pha với 300-400 lít nước phun đều 2 mặt lá, thân cành, phun kỹ dạng sương mù. Định kỳ phun 7-10 ngày/lần, phun 2-3 lần liên tiếp đạt hiệu quả tối ưu. Đối với cây đang thời kỳ mang quả, nuôi dưỡng quả cần phun thêm chế phẩm nano canxi super (1 chai 500ml pha 250 lít nước).

Lưu ý: Với các cây bơ bị nhiễm bệnh nặng không có khả năng phục hồi nên nhổ bỏ, tiêu hủy, sau  đó rắc vôi xử lý đất. Sau 1-2 tháng xử lý đất mới trồng bổ sung cây mới, tốt nhất nên trồng vị trí khác, cách vị trí cây bệnh cũ từ 1-2m.

Bước 2: Với các cây đã có triệu chứng héo xanh, héo rũ, khô cành, bà con cần cắt tỉa toàn bộ cành bị nhiễm bệnh tiêu hủy (cắt sâu xuống 30-50cm tính từ vị trí tiếp giáp mô bệnh và mô khỏe). Sau đó áp dụng các biện pháp phun/tưới các chế phẩm nano như sau:

Đối với các cây bơ nhiễm bệnh trung bình đến nhiễm bệnh nặng:

Phun qua lá dùng 1 trong 2 công thức sau:

Công thức 1: Dùng 500-800ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 500-800ml nano Bạc Đồng Super + 500ml nano AKH super plus pha với 300 lít nước phun qua lá, phun đều 2 mặt lá, phun kỹ, phun 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 6-7 ngày.

Công thức 2: Dùng 1000ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super + 500ml nano AKH super plus pha 300 lít nước phun đều tán lá, phun kỹ 2 mặt lá, phun 2-4 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7 ngày. 

Ghi chú: Đối với cây bị bệnh nặng, bệnh tấn công trên cả hệ thống rễ, muốn phục hồi nhanh nhà vườn nên sử dụng thêm chế phẩm DA6 + nano Silic SiO2 dạng bột (mỗi gốc dùng 5-8g pha 20 lít nước tưới ẩm gốc 2-3 lần, cách nhau 15 ngày/lần (đây được xem là công thức 3 - kết hợp giữa bộ 3 SP nano với chế phẩm nano Silic SiO2.DA6).

Sau khi khống chế được bệnh, hạn chế lây lan bà con nên phun theo công thức phòng bệnh như hướng dẫn trên.

Hình ảnh Krông Năng - Đắk Lắk: Sau 4-5 lần phun/tưới gốc - Những cây bơ được xử lý bộ chế phẩm nano bạc đồng,  nano đồng oxyclorua, nano AKH super plus kịp thời, đủ liều lượng, đủ số lần phun/tưới sẽ phục hồi dần sau 2-4 tháng tùy mức độ bệnh. Sau 1 năm cây bơ cho phân hóa hoa, đậu quả bình thường (trong điều kiện chăm sóc tốt, phân bón cân đối)

Với những cây bơ đang mang quả, nuôi dưỡng quả nên bỏ để giữ sức cây (trường hợp cây bệnh nặng). Cây nhẹ nên phun bổ sung thêm nano Canxi Super (500ml nano canxi super pha 250-300 lít nước).

Chế phẩm nano canxi super chống mưa acid, chống rụng trái non trên cây bơ, tăng chất lượng mã quả

Tưới gốc cho cây bơ nhiễm bệnh khô cành, héo xanh, héo rũ:

Dùng 500-800ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 500-800ml nano Bạc Đồng Super + 500ml nano AKH super plus pha 250-300 lít tưới tưới ẩm gốc, sao cho hỗn hợp dung dịch nano đã pha như trên thẩm thấu/ngấm được xuống các tầng rễ phía dưới (ít nhất 30-40cm - tầng mặt). Tưới 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Lưu ý phần tưới gốc cần tưới đủ ẩm, sao cho các hạt nano có thể xuống sâu dưới bộ rễ càng nhiều càng tốt.

Chú ý: trị bệnh cần phải kết hợp vừa phun lá vừa tưới gốc (đạt hiệu quả cao, cây nhanh phục hồi)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com