Nguyên nhân và giải pháp kỹ thuật hạn chế hiện tượng nứt quả trên cam đường canh

Chống nứt quả cho cam đường canh

Cam đường canh là một loại cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao. Trên cùng một đơn vị diện tích canh tác nếu biết cách chăm sóc thì giá trị kinh tế đem lại của cam đường canh hơn nhiều so với các nhóm cây ăn quả khác. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc bà con nhiều nơi còn gặp rất nhiều khó khăn do cam đường canh là cây “khó tính, khó làm” nhất trong nhóm cây ăn quả có múi. Cam đường canh thường dễ nhiễm sâu bệnh đặc biệt là bệnh vàng lá thối rễ do nấm, bị khô quả, quả thường bị nứt trong thời kỳ phát triển, nhiều vườn tỷ lệ nứt quả khá cao lên tới 20-30%. Nếu không có biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời thì hiện tượng nứt quả trở lên khó kiểm soát.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt quả trên cam đường canh: có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau.

Thứ nhất: Nứt quả trên cây cam đường canh do kỹ thuật chăm sóc dinh dưỡng không phù hợp, không cân đối, bón không đúng lượng và thời điểm.

Trong quá trình chăm sóc cam đường canh từ thời kỳ ra hoa đậu quả đến thời kỳ phát triển quả nếu không có biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp sẽ làm cho cây phát triển không cân đối, tình trạng thiếu và thừa, mất cân bằng dinh dưỡng trong cây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nứt quả. Nứt quả trên cam đường thưởng xảy ra vào thời điểm quả đang phát triển mạnh (từ tháng 6-8). Do đó trong quá trình chăm sóc cam đường cần lựa chọn phân bón cho rễ và lá phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây trong đó ưu tiên lựa chọn dinh dưỡng hữu cơ, các loại phân an toàn cho bộ rễ và có khả năng cung cấp, bổ sung dinh dưỡng một cách từ từ, hạn chế dùng các loại phân tan nhanh, làm cho cây “bốc nhanh” rất dễ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng trong cây và hệ quả là cây phát triển không cân đối.

               

Cam đường canh bị nứt quả hàng loạt nếu không có biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp

Cam đường canh bị bệnh vàng lá thối rễ do nấm Phytophthora sp. và nấm Fusarium sp.

Lựa chọn phân bón: bà con nên lựa chọn phân có nguồn gốc hữu cơ như phân hữu cơ ủ hoai mục có trộn đều với lân đơn, đậu tương đã nghiền có bổ sung thêm AKH SUPER (làm tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng trong đậu tương). Phân hữu cơ hoai mục sẽ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn, hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại bộ rễ. Đậu tương cung cấp tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu (acid amin, vitamin, vi lượng…). Mặt khác sử dụng đậu tương, lân đơn, phân hữu cơ hoai mục rất an toàn cho cây, hạn chế sâu bệnh, chất lượng quả cũng tăng lên đáng kể đặc biệt là độ ngọt và độ bền của cây.

Như vậy để hạn chế tình trạng nứt quả cho cam đường bà con cần quan tâm đến các yếu tố dinh dưỡng đầu vào, cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng đa lượng – trung lượng – vi lượng. Trong các yếu tố trên đặc biệt quan tâm đến Canxi – Kẽm – Magie – Silic. Kẽm và Magie thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, tăng khả năng tổng hợp diệp lục cho cây qua đó tăng hiệu suất quang hợp cho cây. Silic và Canxi làm tăng sức đề kháng của cây, hạn chế sự xâm thực của nấm bệnh. Đặc biệt  canxi có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lên tính bền vững của nhóm tế bào tầng rời và tế bào vỏ quả. Canxi vừa chống rụng quả vừa làm tăng khả năng vững chắc của vỏ quả, vỏ quả trở lên dẻo dai hơn, chống chịu áp lực cơ học rất tốt từ thịt quả. Qua đó hạn chế tối đa tình trạng nứt quả. Trên thực tế bà con một số vùng trồng cam đường thường sử dụng vôi loãng hoặc các sản phẩm phân bón lá có chứa Canxi dạng Ca2+ bổ sung qua lá cho cây. Tuy nhiên nếu dùng nước vôi để phun thường làm tăng tính kiềm hóa trên bề mặt lá và vỏ quả làm giảm khả năng hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng khác cho cây do đó làm mất cân bằng dinh dưỡng. Dùng Canxi dạng Ca2+ thường bị kết tủa trong điều kiện tự nhiên do Ca2+  dễ dàng phản ứng với khí CO2 tạo thành muối CaCO3(muối này khó tan) làm cho cây không hấp thu được. Vì vậy giải pháp toàn diện giúp chống rụng quả, chống mưa axít, hạn chế nứt quả là bà con nên dùng chế phẩm nano Canxi kết hợp nano Canxi cacbonat để phun qua lá cho cây. Việc làm này vừa cung cấp canxi dễ hấp thu cho cây đồng thời hạn chế tác hại của mưa axít.

Nano-CaCO3  +  H2CO3(H+) = Ca+2  +  2CO2↑  +  H2O

Qua phản ứng trên chúng ta thấy vai trò của canxi cacbonat rất quan trọng: vừa có tác dụng chống mưa axit, vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng Canxi cho cây đồng thời bổ sung tại bề mặt lá khí CO2 qua đó làm tăng cường hiệu suất quang hợp, tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng về cơ quan dự trữ, giúp cây hấp thu cân đối các chất dinh dưỡng, góp phần làm giảm hiện tượng nứt quả.

                       

Nano canxi cacbonat làm bền vững vỏ quả, chống nứt quả, hạn chế rụng quả non, chống mưa axit

Vai trò quan trọng của việc bổ sung Nano canxi cacbonat là:

+ Trung hòa tác hại của mưa axít ngay tại bề mặt lá, quả qua đó hạn chế tối đa tác hại của mưa axít.

+ Bổ sung canxi dễ hấp thu cho cây một cách liên tục do đó cây không bị thiếu hụt canxi, làm tăng tính bền vững của vỏ quả, chống nứt quả, hạn chế rụng quả.

+ Trong quá trình trung hòa axít, nano canxi cacbonat còn giải phóng khí CO2 ngay tại bề mặt lá (tại kẽ lá khí CO2 tăng tới 40%) do đó quá trình này thúc đẩy hiệu suất quang hợp cho cây do CO2 là nguyên liệu không thể thiếu trong quang hợp của cây xanh nói chung.

Thời điểm bón, cách bón: Bón phân cho cam đường cần dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của từng cây, dựa vào điều kiện thời tiết khí hậu và cần bón đúng thời điểm. Với hỗn hợp phân bón hữu cơ hoai mục, lân đơn, đậu tương cần bón trước lúc ra hoa 20-30 ngày, bón thành tường lớp trên cùng phủ lớp đất mỏng. Lần bón thứ 2 vào khoảng tháng 2-3, lần bón thứ 3 vào khoảng tháng 6 hàng năm. Tất nhiên thời điểm bón có thể thay đổi tùy điều kiện thâm canh.

Ngoài ra trong kỹ thuật điều tiết sinh trưởng, điều tiết cây ra hoa, chống rụng quả non bà con thường áp dụng các kỹ thuật “hãm cây” điều này ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây, ảnh hưởng tới bộ rễ và thân vỏ cây nhất là mạch dẫn libe (bởi một số nơi bà con hãm bằng cách khoanh vỏ cây ở thời kỳ hoa đã tắt bắt đầu hình thành quả non). Khi bổ sung dinh dưỡng không cân đối kết hợp với hãm cây không đúng thời điểm, không đúng kỹ thuật làm cho các bộ phận của quả phát triển không cân đối đặc biệt là giữa phần thịt quả và vỏ quả. Vỏ quả ngừng sinh trưởng một thời gian sẽ làm cho chúng bị “chai cứng” lại. Dùng tay cảm nhận thấy vỏ cứng không có độ đàn hồi, độ mềm tự nhiên kém. Trong khi đó nếu gặp mưa ẩm, lại thừa dinh dưỡng đa lượng phần thịt quả phát triển mạnh và tạo ra áp lực làm bung vỏ quả gây ra nứt quả. Nếu cây bị nhiễm nấm khuẩn gây bệnh thì tình trạng nứt quả diễn biến phức tạp hơn, khó kiểm soát.

Thứ hai: Nứt quả do cây bị sâu bệnh đặc biệt bệnh hại bộ rễ

Khi cây bị sâu bệnh đặc biệt là bộ rễ sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt, mất cân bằng dinh dưỡng nuôi quả và các bộ phận trên mặt đất. Khi thiếu hụt, mất cân bằng dinh dưỡng cũng làm cho các câu trúc tế bào vỏ quả kém bền vững, vỏ quả dễ bị nứt. Để phòng và trị bệnh cho cam đường canh bà con nên sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng. Hai loại chế phẩm này kết hợp phun và tưới gốc sẽ phòng và trị hầu hết các nhóm bệnh do vi khuẩn nấm gây ra đặc biệt là bệnh vàng lá thối rễ do nấm phytophthora sp. Với công nghệ nano tiên tiến, nano bạc đồng, nano oxyclorua đồng có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh ngoài ra chế phẩm còn phòng trị được bệnh vàng lá gân xanh (bệnh Greening).

                 

Nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua đặc trị nấm khuẩn gây bệnh hại bộ lá, bộ rễ (bệnh loét lá, đốm lá, gỉ sắt, bệnh vàng lá thối rễ do nấm phytophthora sp., nấm Fusarium sp.)

Như vậy để chống hiện tượng nứt quả trên cam đường canh chúng ta cần áp dụng tổng hợp các biện pháp chăm sóc:

+ Bón phân cân đối qua rễ, lá và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây (nhìn lá, quả để bón phân), ưu tiên các loại phân có nguồn gốc hữu cơ sinh học. Bón đúng thời điểm, không bón thừa thiếu, hạn chế mất cân đối dinh dưỡng.

+ Chủ động phòng trị bị bệnh trên lá và bộ rễ (bệnh đốm lá, loét lá, bệnh vàng lá thối rễ..).

+ Bón phân hữu cơ hoai mục có bổ sung nấm đối kháng, giúp đất tơi xốp thoáng khí, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, chống lại các tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com