Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng mắc ca bị vàng lá, đỏ vàng lá, cháy lá, khô giòn lá sau khi trồng

Hiện tượng vàng lá, cháy lá, khô giòn lá thường xảy trên mắc ca sau trồng 15-30 ngày, thời điểm đọt non, cành sinh dưỡng mới phát triển từ 10-20cm, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chất đất và dinh dưỡng phân bón cho cây ở giai đoạn đầu sau trồng.

Triệu chứng cây bị cháy lá, khô giòn đầu lá non, đọt non:

+ Đọt non lá non bị khô, giòn, phiến lá biến dạng (cong), phiến lá không phẳng như bình thường. Tùy mức độ nặng nhẹ mà đọt non, lá non mắc ca thường có màu hanh vàng, đỏ vàng, khô lá, lá non bị khô ráp, lá thường bị cứng, lá giòn dễ gãy, không còn độ mềm và đàn hồi.

+ Đọt non có dấu hiệu phát triển chậm lại, lá vàng dần, mất màu xanh diệp lục tự nhiên.

+ Mép lá uốn cong, vị trí mép lá bị khô cháy trước, lan dần vào phía trong, hầu hết biểu bì mép lá mất màu xanh chuyển màu vàng đến đen nâu (do tế bào bị mất nước không phục hồi).

Nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng khô lá, giòn lá trên đọt non mắc ca:

Thứ nhất: Do côn trùng chích hút phần đọt non, lá non

Thứ hai: Do sốc nhiệt, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao liên tục trong nhiều ngày vào đúng thời điểm mắc ca đang phát triển đọt non, lá non.

Thứ  ba: Do tính chất đất, đất nghèo hữu cơ, thành phần cơ giới nhẹ (đặc biệt là đất có tỷ lệ cát cao) làm cho đất giữ ẩm kém, giữ dinh dưỡng kém, đất nghèo dinh dưỡng dẫn đến bộ rễ phát triển chậm, tỷ lệ rễ hữu hiệu thấp. Bộ rễ phát triển không đủ nuôi dưỡng các bộ phận trên mặt đất (thân lá, đọt non), dẫn đến cây mất nước, đặc biệt các bộ phần còn non, làm cho lá non, đọt non bị khô cháy ở thể không phục hồi.

Thông thường sự kết hợp giữa thiếu, mất cân đối dinh dưỡng kèm theo bộ rễ phát triển chậm dẫn đến hiện tượng khô cháy đọt non, lá non. Nếu không có giải pháp kỹ thuật xử lý sẽ làm cho cây còi cọc chậm phát triển.

Giải pháp xử lý hiện tượng cháy lá, khô giòn lá trên mắc ca sau trồng:

(1)Không nên trồng quá sâu hoặc quá nông, không để hở bầu, tình từ cổ rễ đất cần được lấp kín 4-5cm.

(2) Tưới nước định kỳ thường xuyên, không nên để đất bị khô, tuy nhiên cũng không để đất bầu cây bị úng nước(sẽ làm giảm chức năng sinh lý của bộ rễ).

(3) Cần chủ động quản lý nhóm côn trùng chích hút lá non, đọt non.

(4) Khi đọt non phát triển 10-15cm, lá non đang giai đoạn phát triển hoàn thiện nên sử dụng chế phẩm nano AKH super plus tưới gốc định kỳ 2 lần (thúc bộ rễ phát triển khỏe mạnh, bổ sung dinh dưỡng dạng nano dễ tiêu từ đa trung vi lượng, giúp cấu trúc lá bền vững, bộ rễ chống hạn chống úng tốt).

Công dụng cơ bản của chế phẩm nano AKH super plus:

+ Cải tạo đất, bổ sung các chất hữu cơ, giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh.

+ Thúc đẩy đọt non phát triển sớm, mầm sinh dưỡng to khỏe, chống cháy lá do sốc nhiệt.

+ Bổ sung đầy đủ NPK kết hợp trung vi lượng dễ tiêu, đặc biệt nano AKH có chứa nano Silic dễ tiêu kết hợp Ca, Mg, Zn + đa lượng giúp cây dễ hấp thu, chống ngộ độc cây.

Cách sử dụng chế phẩm nano AKH super plus:

Tưới gốc: dùng 500ml chế phẩm nano AKH pha 150-200 lít tưới ẩm gốc, tưới 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày (trường hợp cây đang bị cháy khô lá nên pha 150l/500ml, tưới 5 ngày/lần). Kết hợp dùng 25ml nano AKH pha bình 16 lít nước phun lá.

(5) Sau khi tưới 2-3 lần chế phẩm nano AKH super plus, nên sử dụng phân NPK 16-16-8 TE/SiO2.Ca bón cho cây, tạo rãnh nông, bón lấp phân, mỗi cây bón 40-60g, bón cách gốc, sau đó duy trì tưới nước định kỳ.

Với đất cát, đất thường thiếu dinh dưỡng và hàm lượng hữu cơ cũng là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng khô cháy đầu lá trong điều kiện nắng nóng, nhiệt cao. Do đó cần phải vừa chăm sóc, vừa cải tạo đất thông qua việc bón phân hữu cơ xung quanh gốc (mỗi cây 5-7kg phân bò ủ hoai mục, bón trộn đều với đất, bón cách gốc).

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com