Nguyên nhân và giải pháp chống thối trái cho mít thái siêu sớm và mít ruột đỏ

Bệnh thối trái trên Mít Thái được phân làm 2 loại: Thối trái do Nấm và thối trái do Vi khuẩn gây ra(thối nhũn trái). Xét về triệu chứng điển hình: có trái thối từ ngoài vào trong, có trái thối từ trong ruột, nhưng bên ngoài vỏ không thấy triệu chứng gì, khi bổ trái ra mới thấy tình trạng thối bên trong trái. Với những trái mít bị thối do vi khuẩn thường có biểu hiện thối từ bên trong trái, do vi khuẩn có tấn công vào hệ thống mạch dẫn của trái nên có thể đi sâu vào bên trong trái dễ dàng hơn so với nấm.

1. Bệnh thối trái Mít do nấm Rhizopus nigricans

Nấm Rhizopus nigricans phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp (mùa mưa), chỉ số diện tích lá tối ưu thấp.

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh thối trái mít do nấm

Nấm Rhizopus nigricans có thể gây hại trên Hoa và Trái Non, làm trái thối đen và rụng. Nấm lây lan bệnh từ trái này qua trái khác chủ yếu nhờ gió và nước mưa. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh, ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ màu xám, sau khoảng 10-15 ngày các vết bệnh lan rộng dần ra xung quanh toàn bộ diện tích bề mặt vỏ trái(vết bệnh thối trái do nấm có màu đen – xám), trên bề mặt vết bệnh có thể thấy được bào tử nấm dạng bột (soi trên kính lúp hay kính hiển vi thấy từ bề mặt vỏ trái mọc ra rất nhiều túi bào tử). Nấm bệnh có thể phát tán từ bề mặt vỏ trái vào đất, tồn lưu trong đất và gây bệnh ở những vụ kế tiếp (hoặc khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát sinh, phát triển mạnh, lây nhiễm vào hoa và trái non).

Thời kỳ cây mít ra hoa, rất dễ bị nấm Rhizopus nigricans xâm nhập và tấn công. Trên một vườn mít chỉ cần một vài hoa, trái non hoặc một vài cây bị nhiễm nấm sẽ tạo ra nguy cơ lây lan sang các cây khác. Với diện tích lớn, nấm lây nhiễm rất nhanh và trở thành dịch bệnh trên diện rộng, khó kiểm soát. Khi hoa, trái non đã bị bệnh thì không có cách nào để chữa khỏi. Về cơ bản nhà vườn nên phòng bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh từ giai đoạn trước thụ phấn – thụ tinh hình thành trái non và giai đoạn tỉa trái, dưỡng trái.

2.Bệnh thối nhũn trái do vi khuẩn Dickeya dadantii

Triệu chứng bệnh thối trái mít do vi khuẩn Dickeya dadantii: Trên bề mặt vỏ trái(gai mít) phát hiện chấm đen(có thể do ruồi vàng chích), sau đó trái chuyển sang màu vàng nhạt, màu trái không đều, gai trái không đều, bóp bên trong mềm và nhũn. Vỏ chuyển dần sang màu thâm và đen, xẻ trái ra có múi bị thối. Cuống quả lỏng lẻo, mỏng, quả dễ rụng. Điều này là do trái bị vi khuẩn xâm nhiễm và tấn công qua hệ thống mạch dẫn vào sâu bệnh trong trái, khiến cho trái bị thối từ bên trong (thối trái do nấm thường thối từ bên ngoài vào trong, bệnh nặng, nấm sinh sản mạnh mới thối vào bên trong múi).

Bệnh thối trái do vi khuẩn khó phát hiện sớm, khi đã thấy có xuất hiện vết đen nhỏ bên ngoài vỏ trái là bên trong đã bị thối nhũn mức độ rất nặng. Vết đen dần loang rộng, dần chuyển thành màu xám nơi vết bệnh. Giai đoạn cuối, hỏng toàn bộ trái, sinh nhiều khí bên trong ruột trái, áp lực khí cao gây hiện tượng nứt trái.

Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển trái, từ trái nhỏ đường kính 12-15cm đến các trái trưởng thành ở giai đoạn gần thu hoạch gây tổn thất năng suất.

Bệnh phát triển quanh năm, tập trung vào giai đoạn giao mùa giữa mùa khô với mùa mưa và trong cả mùa mưa. Do đó để phòng trị bệnh thối trái nhà vườn cần chủ động các biện pháp chăm sóc như:

+ Cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng, tăng độ thoáng lưu thông gió.

+ Bón phân cân đối, đặc biệt bổ sung các nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho mít từ giai đoạn trước ra hoa – ra hoa – đậu trái – dưỡng trái. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng: Ca – B – Mg – Si – Fe – Zn.

+ Thoát nước tốt vào mùa mưa, tránh để úng ngập.

+ Tiêu diệt nguồn bệnh (nấm + vi khuẩn) ngay từ thời điểm trước khi cây bước vào thụ phấn, thụ tinh.

Cụ thể: Dùng 500-600ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500-600ml nano Bạc Đồng Super pha 200 lít nước phun đều thân lá, hoa, trái non. Phun vào các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn trước khi thụ phấn, thụ tinh hình thành trái non (trước khi ra hoa 10-15 ngày)

+ Giai đoạn tỉa trái, ổn định trái (hoặc đậu trái được 25-35 ngày)

+ Giai đoạn dưỡng trái, thúc trái.

+ Giai đoạn quả già chín (trước thu hoạch 15-20 ngày ngừng phun).

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com