Hiện tượng rụng quả non trên mắc ca diễn ra phổ biến. Tỷ lệ rụng quả non phụ thuộc vào từng dòng, tuổi cây, điều kiện sinh thái từng vùng và điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên có thể kể đến các nhóm nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân thứ nhất: Do sâu bệnh tấn công, đặc biệt là bệnh thán thư, nấm gây bệnh khô hoa, bệnh nấm cuống (làm teo cuống và thối cuống quả), bệnh đốm đen quả non giai đoạn sớm, côn trùng chích hút (rệp, rầy, bọ trĩ, kiến).
Nguyên nhân thứ hai: Do mất cân bằng dinh dưỡng, sốc dinh dưỡng
Thừa dinh dưỡng đa lượng, thiếu và mất cân đối dinh dưỡng vi lượng làm cho quả non phát triển chậm, dinh dưỡng không đủ để duy trì sức sinh trưởng của cây dẫn đến tình trạng rụng quả non. Một vấn đề nữa là quan hệ đối kháng và quan hệ hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng trên cây mắc ca có liên quan mật thiết với tỷ lệ đậu và nuôi dưỡng quả non. Trên lý thuyết mặc dù Ca rất cần ở thời kỳ đậu quả non tuy nhiên việc bón dư Ca sẽ ảnh hưởng đến hấp thu Mg, B, K, P2O5, Si, đồng thời sẽ làm cho cuống giòn kém bền vững. Nồng độ Ca phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu (K, B, Zn, Si). Thừa Đạm, thiếu K, Ca, Bo, Si, đất nghèo hữu cơ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng teo cuống, rụng quả non. Chính vì vậy, nồng độ, liều lượng, thời điểm bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mắc ca có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả non trên mắc ca (theo Bảng 1).
Nguyên nhân thứ ba: Do đặc điểm thực vật học của hoa mắc ca (đặc điểm về hình thái cấu trúc và đặc điểm ra hoa). Mắc ca có cấu trúc chùm hoa tự, trên mỗi chùm hoa có nhiều bông hoa với cấu trúc nhỏ, chỉ nhị và nhụy mảnh, yếu dễ bị sâu bệnh và tác động của điều kiện tự nhiên. Ngoài ra thời gian nở hoa trên cùng một chùm hoa khác nhau, giữa các dòng cũng lệch nhau nên gây khó khăn trong quá trình thụ phấn-thụ tinh-đậu quả.
Nguyên nhân thứ tư: Tác động bất lợi của điều kiện thời tiết
Thời điểm tắt hoa, quả non vừa hình thành nếu gặp điều kiện gió khô nóng, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm cao sẽ làm cho cuống quả teo nhanh, hình tầng rời cuống dẫn đến quả non rụng hàng loạt. Chính vì vậy tại các vùng khí hậu như Điện Biên, Lai Châu các dòng mắc ca ra hoa muộn thường khó giữ quả (cần tập trung các giải pháp ủ mầm hoa và phân hóa mầm hoa sớm hơn).
Ngoài ra ở một số vùng trồng mắc ca, thời kỳ hoa rộ, đậu quả non khi gặp điều kiện thời tiết mưa ẩm, mưa acid, quá thừa độ ẩm đất khiến cho bộ rễ hoạt động trong điều kiện yếm khí qua đó làm giảm hiệu suất quá trình hô hấp của bộ rễ, từ đó dinh dưỡng nuôi cây vận chuyển từ rễ bị hạn chế. Dinh dưỡng nuôi cây thiếu hụt và mất cân bằng xảy ở giai đoạn trước và sau khi đậu quả từ 10-15 ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ đậu, tỷ lệ nuôi giữ quả giai đoạn 1-2.
Ảnh hưởng của mưa ẩm, mưa acid đến tỷ lệ đậu quả trên mắc ca
Thời kỳ hoa rộ, đậu quả non nếu gặp mưa ẩm sẽ làm hạt phấn bị bết dính, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ phấn (tỷ lệ thụ phấn chéo rất thấp). Ngoài ra trên thực tế, khi bao phấn trên hoa mắc ca mở, hạt phấn tung ra môi trường nếu gặp điều kiện ẩm độ cao sẽ làm cho hạt phấn chết rất nhanh (thời gian sống chỉ 3-5 tiếng), đặc biệt trong điều kiện độ ẩm cao sẽ thu hút nấm thán thư, nấm mốc gây thối hoa, làm mất chức năng sinh lý của hạt phấn. Tất cả các điều kiện trên làm cho tỷ lệ đậu quả của mắc ca giảm sút nghiêm trọng hoặc cho dù có qua được giai đoạn thụ phấn thụ tinh hình thành quả non thì ở giai đoạn phát triển quả non tỷ lệ rụng quả cũng khá cao.
Một vấn đề quan trọng hơn nữa đó là mưa acid. Trong nước mưa ít nhiều tồn tại ion H+, nồng độ H+ phụ thuộc vào từng khu vực địa lý. Ngoài ra ngay cả ở điều kiện bình thường, độ ẩm không khí cao thì acid yếu H2CO3 cũng được hình thành theo cơ chế:
H2O + CO2 = H2CO3
H2CO3 = CO32- + 2H+
Theo cơ chế trên thì khi có mưa ẩm, hoặc độ ẩm không khí bão hòa thì lượng acid H2CO3 sẽ được hình thành theo cơ chế tự nhiên. Do đó ở những vùng thường xuyên có mưa ẩm giai đoạn mắc ca ra hoa đậu quả người ra thường khuyến cáo không nên trồng mắc ca.
Mưa ẩm kết hợp nấm khuẩn gây bệnh làm cho quả non mắc ca rụng hàng loạt
Các tác động tiêu cực của mưa acid (ion H+):
+ Làm giảm chức năng sinh lý hạt phấn và nhụy cái, sức sống hạt phấn yếu, giảm tỷ lệ thụ phấn.
+ Làm giảm lượng Ca, thúc đẩy tầng rời cuống hình thành.
+ Ức chế sinh trưởng quả non, làm cho quả non chậm lớn.
+ Gây teo cuống, thắt cuống, đen thối cuống.
Giải pháp hạn chế các tác hại tiêu cực của mưa acid ứng dụng công nghệ nano:
Nano canxi cacbonate (N-CaCO3) có tác dụng trung hòa mưa axít và giải phóng Canxi dễ tiêu bổ sung cho cây qua lá. Khi ở kích thước nano mét (nm) các hạt nano canxi cacbonat (N-CaCO3) bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 tự nhiên đồng thời giải phóng khí CO2 tăng đến 40% tại bề mặt lá:
Nano-CaCO3 + H2CO3 = Ca+2 + 2CO2↑ + H2O
Như vậy qua mô tả trên chúng ta thấy rằng các axít vô cơ sinh ra trong nước mưa hoặc trong không khí ở độ ẩm cao sẽ bị các hạt nano canxi cacbonat trung hòa, qua đó giảm tối đa tác hại của mưa axít. Đồng thời quá trình trên cũng giải phóng liên tục canxi dễ tiêu bổ sung trực tiếp qua lá cho cây (chống rụng quả). Ngoài ra trong quá trình trung hòa mưa axít còn giải phóng khí CO2 tăng tới 40% ngay tại bề mặt lá, khí CO2 là nguyên liệu cần thiết cung cấp cho cây trồng qua các tế bào khí khổng ở bề mặt lá làm tăng hiệu suất quang hợp, thúc đẩy quả non phát triển.
Cách sử dụng nano canxi cacbonate, nano bạc đồng super chống nấm bệnh, trung hòa mưa acid, chống rụng quả non: Dùng 500ml nano canxi super kết hợp 500ml nano bạc đồng super pha 300-350 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, chùm quả. Phun định kỳ 7-10 ngày/lần (phun 2-3 lần cho đến khi quả phát triển ổn định).
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com