Nguyên nhân và giải pháp chống rụng hoa và quả non trên cây mắc ca ứng dụng công nghệ nano sinh học

Phần 1: Nguyên nhân gây rụng hoa và quả non trên cây mắc ca

Nguyên nhân thứ nhất: Do điều kiện thời tiết bất lợi

Mưa ẩm kéo dài, mưa acid hoặc nắng nóng, nhiệt cao, độ ẩm không khí quá thấp, cây thiếu nước là các điều kiện bất lợi đối với mắc ca giai đoạn ra hoa đậu quả non.

Điều kiện thời tiết bất lợi (mưa ẩm, nóng khô, nấm bệnh) kết hợp dinh dưỡng kém thường làm suy giảm chức năng hạt phấn, gây cản trở quá trình thụ tinh hình thành quả non. Ở khu vực Đông Bắc, mắc ca có thể bị tác động bởi các điều kiện mưa ẩm kéo dài, mưa acid, làm bết hạt phấn, giảm tỷ lệ thụ phấn – thụ tinh (đặc biệt làm giảm giao phấn chéo, giảm tỷ lệ đậu quả). Các tỉnh Tây Nguyên, thời điểm hoa rộ thường bị khô hoa nhanh do điều kiện nóng khô, độ ẩm không khí thấp, cây thiếu nước. Hạt phấn khi chín rơi trên đầu nhuỵ cái nếu gặp điều kiện khô nóng thường chết nhanh và hầu như không xảy ra quá trình thụ tinh hình thành quả non.

Về cơ bản nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nấm bệnh đều ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả non trên cây mắc ca. Đặc biệt sự chênh lệch giữa nhiệt độ ngày/đêm 8-10oC đều ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả trên mắc ca(qua theo dõi từ 2016-2021). Sự chênh lệch độ ẩm và nhiệt độ diễn ra đột ngột và thay đổi thường xuyên có thể gây sốc nhiệt, sốc ẩm làm cho các cơ chế sinh lý của cây mắc ca đáp ứng không kịp thời dẫn đến rụng quả non. Ngoài ra ở các vùng khí hậu nóng ẩm, thời kỳ ra hoa rộ, đậu quả non thường có các đợt mưa acid ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ phấn, đậu quả trên mắc ca.

Mưa acid làm suy giảm chức năng hạt phấn, tỷ lệ đậu quả giảm rõ rệt, ức chế sinh trưởng quả non, thúc đẩy hình thành tầng rời cuống làm tăng tỷ lệ rụng hoa – quả non. Ở điều kiện độ ẩm không khí cao, hơi nước thường kết hợp với khí CO2 tạo ra acid yếu(H2CO3). Kết hợp với lượng acid tự do trong nước(H+) mưa gây ảnh hưởng trực tiếp đến hạt phấn, tỷ lệ đậu quả giảm(suy giảm chức năng hạt phấn, giảm tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh).

H2O + CO2 = H2CO3

H2CO3 = CO32-   +   2H+

Nguyên nhân thứ hai: Do sâu bệnh hại

Thời kỳ hoa rộ, hình thành quả non mắc ca bị sâu bệnh thường dẫn đến rụng quả non. Đặc biệt là nhóm bệnh thán thư, bệnh khô cháy hoa do nấm phytophthora sp. (gây thối chỉ nhị, hỏng bầu nhụy, chết hạt phấn, giảm tỷ lệ thụ phấn), bệnh nấm cuống (làm teo cuống và thối cuống quả). Ngoài nấm bệnh thì sâu và côn trùng chích hút cũng gây hại trực tiếp cấu trúc hoa gây rụng hoa và quả non hàng loạt (kiến, rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ, bọ xít muỗi, sâu đục quả non...).

Nguyên nhân thứ ba: Cơ cấu giống chưa phù hợp, do hạt phấn chín không đồng thời giữa các dòng trồng xen (thời điểm hoa nở có sự chênh lệch về thời gian). Nếu bố trí các dòng mắc ca trồng xen kẽ nhau không phù hợp về thời gian ra hoa sẽ làm triệt tiêu giao phấn chéo, giảm tỷ lệ đậu quả. Ở mắc ca nhị đực thường chín sớm trước nhị cái, thời gian nở hoa và thụ phấn diễn ra nhanh đặc biệt trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, thiếu ẩm. Vì vậy trên thực tế có rất nhiều vườn mắc ca quả non chưa kịp hình thành nhưng chùm hoa đã khô và teo rất nhanh.

Nguyên nhân thứ tư: Vấn đề về dinh dưỡng và phân bón cho mắc ca

Do thiếu dinh dưỡng trung, vi lượng và mất cân bằng dinh dưỡng các yếu tố đa lượng và vi lượng, nhu cầu dinh dưỡng chưa phù hợp qua từng thời kỳ phát triển của cây.

Thừa hoặc thiếu dinh dưỡng đa, trung vi lượng ảnh hưởng đến chất lượng hoa, làm giảm tỷ lệ đậu quả, dinh dưỡng không đủ để duy trì sức sinh trưởng của cây dẫn đến tình trạng rụng quả non. Thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển mầm hoa, hoa rộ, đậu quả non nếu cây mắc ca được cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đa trung vi lượng, hàm lượng hữu cơ trong đất cao sẽ giúp cây chống rụng tốt, quả lớn đều, nâng cao năng suất chất lượng quả.

Tuy nhiên rất nhiều vườn mắc ca cho biết, thời kỳ ra hoa đậu quả non nhà vườn chăm sóc rất cẩn thận từ phân NPK, phân hữu cơ, bổ sung khoáng trung vi lượng qua lá (Ca, Bo, Mg, Cu, Zn) mà tỷ lệ đậu quả vẫn không được cải thiện.

Hầu hết các giống mắc ca thường chịu hạn tốt, bộ lá có cấu trúc 2 mặt khác nhau, lỗ khí khổng và thủy khổng phân bố không đồng đều ở cả 2 mặt, lá có lớp cutin bảo vệ khá dày, sức căng bề mặt lớn do đó các dạng phân bón lá dạng Chelate thông thường khi phun qua lá sẽ không đạt hiệu quả tối ưu(hấp thu kém). Vì vậy để đạt hiệu quả hấp thu qua lá cao, nên sử dụng các dòng chế phẩm dinh dưỡng cho cây mắc ca ở dạng nano dễ hấp thu qua lá. Các hạt nano có kích thước siêu nhỏ bé, có thể bám trên các kẽ lá, hấp thu nhanh qua khí khổng và thủy khổng, hiệu suất hấp thu dinh dưỡng cao hơn, tốc độ hấp thu cũng lớn hơn so với các dạng phân bón lá được sản xuất theo công nghệ truyền thống. Dinh dưỡng kém và không hiệu quả kết hợp với điều kiện khí hậu bất lợi (sốc nhiệt – chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm, nấm bệnh) làm cho mắc ca rụng quả non ở giai đoạn 1 và 2, giai đoạn dưỡng quả rụng rải rác đến gần cuối vụ.

Dinh dưỡng không đầy đủ cân đối và bón phân không đúng kỹ thuật gây rụng quả non

Nguyên nhân thứ năm: Do tán cây phát triển kém thông thoáng, không cân đối

Tán cây mắc ca um tùm, quá dày cành, chỉ số diện tích lá tối ưu (LAI) thấp, lưu thông khí kém, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm bệnh, giảm hiệu suất quang hợp gây rụng hoa và quả non. Do đó cần có biện pháp cắt tỉa hợp lý từ giai đoạn nuôi cây kiến thiết, hàng năm sau thu hoạch cắt tỉa tán thông thoáng, loại bỏ cành phá tán, giữ cành lợi tán.

Nguyên nhân thứ 6: Chế độ nước tưới chưa phù hợp

Giai đoạn cây bắt đầu phân hoá mầm hoa nhà vườn cần bổ sung nước tưới định kỳ, thường xuyên, không để cây thiếu nước. Nước rất cần cho mắc ca giai đoạn phát triển mầm hoa, chùm hoa. Thiếu nước hoa nhỏ yếu, dị dạng uốn móc, giảm sức năng sinh lý hạt phấn, thời gian xả nhị, thụ phấn ngắn, quả non phát triển không đều, thúc đẩy hình thành tầng rời cuống, làm giảm các hocmon sinh trưởng nội sinh trong cây, gây stress cây. Thời kỳ phát triển mầm hoa, chùm hoa cần duy trì độ ẩm đất 68-80%. Giai đoạn hoa xả nhị, thụ phấn vẫn cần duy trì độ ẩm đất nhưng thấp hơn thời kỳ trước đó (70-75%). Thời kỳ hoa rộ, đậu quả non nếu thiếu nước hoặc thừa nước đều gây rụng quả non giai đoạn 1 – 2.

Nguyên nhân thứ 7: Do các biện pháp chăm sóc thúc cây mắc ca ra hoa chưa phù hợp. Mục tiêu cơ bản của các biện pháp chăm sóc nhằm giúp cây mắc ca phân hoá mầm hoa đồng đều và tập trung đúng thời điểm(không ra hoa quá sớm hoặc quá muộn), đồng thời chuỗi hoa phát triển to khoẻ, nâng cao sức sống hạt phấn qua đó tăng tỷ lệ đậu quả. Để đạt được các mục tiêu trên nhà vườn cần chăm sóc sao cho các cành mẹ mang hoa đạt trạng thái thành thục(đủ già), hạn chế đọt non và cành tơ. Các cành mẹ mang hoa cần phải được ngủ nghỉ ít nhất 40-50 ngày trước khi phân hoá mầm hoa. Hầu hết các nhà vườn thường áp dụng các biện pháp truyền thống (giống như nhãn, vải, cây có múi, bơ, sầu riêng,..) dùng Kali và Lân cao để ép cây ra hoa. Tuy nhiên việc lạm dụng Lân và Kali cao, dùng quá liều lượng làm cho cây mắc ca Stress kéo dài, tổn thương lớp biểu bì của phiến lá, hoa có thể ra nhưng nhỏ, yếu, bị uốn móc, sức sống hạt phấn yếu làm giảm tỷ lệ thụ phấn. Hơn nữa việc lạm dụng Lân và Kali cao (đặc biệt là Lân) làm ức chế/cản trở hấp thu Ca, B, Mg, Zn  qua đó tạo ra sự mất cân đối dinh dưỡng ở giai đoạn hoa rộ - đậu quả non làm cho hoa suy yếu và khô rụng nhanh, khó đậu quả, gây nên hiện tượng rụng quả non hàng loạt, khó kiểm soát.

Ngoài ra hiện tượng rụng quả non, rụng quả sinh lý hàng loạt ngoài những nguyên nhân cơ bản trên, qua theo dõi thực tế chúng tôi thấy rằng những cây nhỏ tuổi(dưới 5-7năm tuổi), sinh lý, sinh trưởng chưa ổn định, bộ rễ phát triển chưa đủ khoẻ - mạnh, cây không đủ sức nuôi dưỡng quả, thiếu hụt dinh dưỡng cục bộ là nguyên nhân gây rụng hoa và quả non. Những cây mắc ca trên 8-10 năm tuổi, nếu được chăm sóc đúng quy trình sẽ cho sản lượng và chất lượng quả cao, tăng trưởng ổn định qua các năm.

Ảnh hưởng của mưa ẩm, mưa acid đến tỷ lệ đậu quả trên mắc ca

Thời kỳ hoa rộ, đậu quả non nếu gặp mưa ẩm sẽ làm hạt phấn bị bết dính, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ phấn (tỷ lệ thụ phấn chéo rất thấp). Ngoài ra trên thực tế, khi bao phấn trên hoa mắc ca mở, hạt phấn tung ra môi trường nếu gặp điều kiện ẩm độ cao sẽ làm cho hạt phấn chết rất nhanh (thời gian sống chỉ 4-8 tiếng), đặc biệt trong điều kiện độ ẩm cao sẽ thu hút nấm thán thư, nấm mốc gây thối hoa, làm mất chức năng sinh lý của hạt phấn. Tất cả các điều kiện trên làm cho tỷ lệ đậu quả của mắc ca giảm sút nghiêm trọng hoặc cho dù có qua được giai đoạn thụ phấn thụ tinh hình thành quả non thì ở giai đoạn phát triển quả non tỷ lệ rụng quả cũng khá cao.

Một vấn đề quan trọng hơn nữa đó là mưa acid. Trong nước mưa ít nhiều tồn tại ion H+, nồng độ H+ phụ thuộc vào từng khu vực địa lý. Ngoài ra ngay cả ở điều kiện bình thường, độ ẩm không khí cao thì acid yếu H2CO3 cũng được hình thành theo cơ chế:

H2O + CO2 = H2CO3

H2CO3 = CO32-   +   2H+

Theo cơ chế trên thì khi có mưa ẩm, hoặc độ ẩm không khí bão hòa thì lượng acid H2CO3 sẽ được hình thành theo cơ chế tự nhiên. Do đó ở những vùng thường xuyên có mưa ẩm giai đoạn mắc ca ra hoa đậu quả người ra thường khuyến cáo không nên trồng mắc ca.

Chế phẩm Shellac Suger thúc mắc ca ra hoa sớm

Các tác động tiêu cực của mưa acid (ion H+):

+ Làm giảm chức năng sinh lý hạt phấn và nhụy cái, sức sống hạt phấn yếu, giảm tỷ lệ thụ phấn.

+ Làm giảm lượng Ca, thúc đẩy tầng rời cuống hình thành.

+ Ức chế sinh trưởng quả non, làm cho quả non chậm lớn.

+ Gây teo cuống, thắt cuống, đen thối cuống.

Giải pháp hạn chế các tác hại tiêu cực của mưa acid ứng dụng công nghệ nano:

Nano canxi cacbonate (N-CaCO3) có tác dụng trung hòa mưa axít và giải phóng Canxi dễ tiêu bổ sung cho cây qua lá. Khi ở kích thước nano mét (nm) các hạt nano canxi cacbonat (N-CaCO3) bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 tự nhiên đồng thời giải phóng khí CO2 tăng đến 40% tại bề mặt lá:

Nano-CaCO3 + H2CO3 = Ca+2 + 2CO2↑ + H2O

Như vậy qua mô tả trên chúng ta thấy rằng các axít vô cơ sinh ra trong nước mưa hoặc trong không khí ở độ ẩm cao sẽ bị các hạt nano canxi cacbonat trung hòa, qua đó giảm tối đa tác hại của mưa axít. Đồng thời quá trình trên cũng giải phóng liên tục canxi dễ tiêu bổ sung trực tiếp qua lá cho cây (chống rụng quả). Ngoài ra trong quá trình trung hòa mưa axít còn giải phóng khí CO2 tăng tới 40% ngay tại bề mặt lá, khí CO2 là nguyên liệu cần thiết cung cấp cho cây trồng qua các tế bào khí khổng ở bề mặt lá làm tăng hiệu suất quang hợp, thúc đẩy quả non phát triển.

Cách sử dụng nano canxi cacbonate, nano bạc đồng super chống nấm bệnh, trung hòa mưa acid, chống rụng quả non: Dùng 500ml nano canxi super kết hợp 500ml nano bạc đồng super pha 300-350 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, chùm quả. Phun định kỳ 7-10 ngày/lần (phun 2-3 lần cho đến khi quả phát triển ổn định).

Phần 2: Giải pháp chống rụng quả non cho mắc ca

Về cơ bản giai đoạn ra hoa đậu quả non nhà vườn cần kiểm soát nấm bệnh và các điều kiện bất lợi của thời tiết(mưa ẩm, nóng khô) kết hợp tăng cường chức năng hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu quả.

Thời kỳ phân hóa mầm hoa, phát triển chùm hoa: Dùng 500ml Shellac Suger kết hợp 500ml nano Canxi Super pha 300 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần liên tiếp, cách nhau 7-10 ngày/lần.

Thời kỳ đậu quả non, dưỡng quả, chống rụng quả non: Dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super cộng thêm 500ml nano Đồng Oxyclorua pha 200-300 lít nước phun đều thân lá, tán lá, phun định kỳ 7 ngày/lần cho đến khi quả đậu ổn định. Ở các giai đoạn sau cần bón phân gốc dưỡng quả, kết hợp phun nano Canxi Super chống rụng và nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua chống nấm khuẩn gây bệnh.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com