Nguyên nhân và giải pháp chống rụng bông và trái non cho sầu riêng Thái, Mu và Ri6

Sau khi kết thúc xả nhị hoàn toàn, trái non bắt đầu hình thành và phát triển. Giai đoạn đầu trái non chậm lớn và thường xảy ra hiện tượng rụng sinh lý và rụng do bệnh lý (rụng que diêm sau xả nhị).

Nguyên nhân gây rụng hoa và trái non trên sầu riêng (rụng tháo khớp, rụng que diêm):

Nguyên nhân thứ nhất: Bông ra quá nhiều, cây thải bớt để giữ sức cây. Do đó cần chủ động tỉa bớt bông(3 đợt) và trái non sau khi xả nhị 15 ngày (tỉa trái, tuyển trái 3 đợt, để số lượng trái phù hợp với tuổi cây, sức cây, không để quá nhiều trái có thể gây suy kiệt cây).

Nguyên nhân thứ hai: Do sốc nước, thừa ẩm

Sốc nước có thể do mưa trái mùa hoặc do tưới dư thừa nước. Thừa nước có thể gây loãng hạt phấn, suy giảm chức năng hạt phấn khiến cho tỷ lệ đậu trái thấp. Ngoài ra những cơn mưa đầu mùa thường có chứa lượng acid nhiều (mưa acid) gây hại trực tiếp hoa, và trái non(rụng tháo khớp). Trong nước mưa cũng có hàm lượng đạm tự nhiên nhất định, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái. Thừa ẩm do mưa hoặc do tưới dư nước tiềm ẩn nguy cơ đi đọt, gây rụng trái non.

Nguyên nhân thứ ba: Cây suy, thiếu và mất cân đối dinh dưỡng

Dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối, thiếu trung vi lượng. Quá trình bón phân không cung cấp đủ và kịp thời lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cây(bón phân quá ít), không bổ sung thêm dinh dưỡng qua lá. Tuy nhiên cũng cần lưu ý bón phân cân đối, theo nhu cầu cây, không bón dư thừa phân có thể gây sốc phân dẫn đến rụng tháo khớp(rụng que diêm; rụng sinh lý). Đặc biệt những năm thời tiết bất lợi (nắng khô kéo dài) nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phun phòng trừ sâu bệnh chế phẩm nano sinh học (hạn chế phân bón hoá học và thuốc BVTV hóa học độc hại).

Tưới quá nhiều nước giai đoạn xả nhị kết hợp dinh dưỡng thiếu và mất cân đối làm suy giảm chức năng sinh lý hạt phấn(loãng hạt phấn, giảm tỷ lệ thụ phấn thụ tinh), tỷ lệ đậu trái thấp, tỷ lệ rụng sinh lý cao.

Nguyên nhân thứ tư: Do sốc thuốc, sâu bệnh tấn công

Giai đoạn hoa nở rộ(xả nhị) và đậu trái non cây sầu riêng thường dễ bị sâu bệnh tấn công. Rất nhiều trường hợp ghi nhận rụng hoa, rụng tháo khớp do sốc thuốc trừ sâu bệnh(ngộ độc). Do đó ở giai đoạn trước xả nhị, đậu trái non cần chủ động phòng trừ Sâu Bệnh hại(nấm thán thư và rầy rệp). Nhà vườn nên lựa chọn phun thuốc phòng trị sâu bệnh có tính an toàn cao, ít gây nóng cây, hạn chế tình trạng ngộ độc thuốc (sử dụng nano Bạc Đồng Super, nano Đồng Oxyclorua phòng trị bệnh tổng hợp cho cây).

Nguyên nhân thứ năm: Cây đi đọt dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, lúc này cây sẽ ưu tiên dinh dưỡng nuôi đọt dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nuôi trái (rụng tháo khớp, thường nhiều vườn rụng do nguyên nhân này).

Nguyên nhân thứ sáu: Rụng tháo khớp do sốc nhiệt

Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao(ngày nóng, đêm lạnh) kết hợp không khí khô, thời tiết cực đoan diễn tiến xấu, cây không thích nghi kịp thời dẫn đến rụng trái non. Biểu hiện cây sầu riêng bị sốc nhiệt là rụng bông và rụng trái non hàng loạt, khó kiểm soát. Thời kỳ xả nhị có hiện tượng rụng que diêm, rụng lá già và bỏ cành.

Giải pháp phòng và chống rụng trái non sầu riêng(chống rụng que diêm, rụng tháo khớp sầu riêng):

Giải pháp 1: Chủ động kéo đọt phát triển theo nụ hoa, quản lý đọt chủ động, đảm bảo lá chuyển lụa trước 4-6 ngày khi cây vào xả nhị.

Khi thấy vườn có 70-80% ra nụ dài 1-2cm cần kéo đọt phát triển theo nụ luôn, không được chậm trễ. Đảm bảo lá chuyển lụa trước 4-6 ngày khi cây bước vào thời kỳ xả nhị(xả nhị kéo dài khoảng 1-2 tuần).

Bình thường một cơi lá phát triển hoàn thiện kéo dài 45-60 ngày(tùy giống và điều kiện chăm sóc). Trong khi đó tính từ lúc nhú mầm hoa đến xả nhị cũng kéo dài khoảng 45-60 ngày. Do đó nếu thời gian chưa đủ 55 ngày mà cây ra đọt non hoặc đọt chưa chuyển lụa thì lúc này cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi đọt mà bỏ trái nên trái sẽ bị rụng tháo khớp hàng loạt. Giải pháp tổng thể là kéo đọt làm già lá nhanh sau đó chặn đọt, không cho đọt mở ở giai đoạn xả nhị (giai đoạn xả nhị chặn đọt, đọt mở sẽ cạnh tranh dinh dưỡng).

Quản lý đọt cho sầu riêng giai đoạn xả nhị:

Sau giai đoạn xả nhị, trung bình mỗi cây sầu riêng hình thành hàng nghìn trái non, thời điểm này nếu cây đi đọt chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và gây rụng trái non hàng loạt (rụng que diêm; rụng sinh lý). Do vậy giai đoạn xả nhị nhà vườn cần kiểm tra thường xuyên, nếu thấy đọt ngủ thì yên tâm(đỉnh sinh trưởng hơi cong, không có dấu hiệu mở). Tuy nhiên nếu đọt đang giai đoạn thẳng mũi giáo chuẩn bị đi đọt ta tiến hành chặn đọt ngay, không để đọt mở lá bởi khi lá mở sẽ cạnh tranh dinh dưỡng nuôi trái non, gây rụng trái. Trường hợp đọt đã ra đuôi tôm thì không chặn được nữa mà lúc này ta bắt buộc đốt đọt mà đốt đọt sẽ dẫn đến suy cây (ảnh hưởng dàn lá nuôi trái non).

Để chặn đọt hiệu quả giai đoạn xả nhị ta nên phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Sau 15 ngày ta cho mở lá, dìu đọt giúp lá dày và chuyển lụa nhanh (thời điểm này trái non đã ổn định hơn so với thời điểm trước đó nên dìu đọt sẽ yên tâm hơn).

Chặn đọt kịp thời, không để cây le đọt mạnh mới xử lý

Giải pháp 2: Tưới đủ ẩm cho cây, không để cây thiếu nước hay thừa nước, tránh sốc nước.

Trường hợp cây đang xả nhị nếu gặp mưa thì việc cần làm ngay là phải làm sạch gốc, dọn sạch tàn dư thực vật quanh gốc, tạo điều kiện cho nước bốc hơi nhanh qua mặt thoáng. Sau đó phun xịt nano Canxi Cacbonate chống mưa acid kèm chống nấm bệnh cho cây: Dùng 500-700ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500-700ml nano Đồng Oxyclorua cộng thêm 500ml nano Canxi Super pha 250-300 lít nước phun đều thân lá, hoa và trái. Nano Bạc Đồng và nano Đồng Oxyclorua tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh hại hoa và trái non (không gây ngộ độc cây). Nano Canxi Super có chứa nano Canxi-Bo, nano vi lượng Zn, Mn, Mo giúp cây dễ hấp thu qua lá, tăng tỷ lệ đậu quả, chống rụng tháo khớp(cuống bền và dẻo dai).

Giải pháp 3: Bón phân cân đối, đầy đủ, theo nhu cầu dinh dưỡng của cây. Bón phân định kỳ 10-15 ngày/lần trong giai đoạn nuôi bông, ngừng bón phân trước khi xổ nhụy 7 – 10 ngày. Không bón thừa và bón không đúng cách gây sốc phân.

Tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng phân bón cho sầu riêng giai đoạn xả nhị, đậu trái non:

+ Sử dụng đúng loại phân theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. 

+ Bón phân đúng kỹ thuật làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón: Bón theo hình chiếu tán cây trở vào khoảng 1-1,2m (nơi tập trung rễ tơ, rễ hút).

+ Bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây: Bón quá nhiều phân so với nhu cầu cây thường bị sốc, gây ngộ độc, nặng có thể rụng lá - xả lá và chết cây.

+ Bón phân kết hợp tưới nước đúng cách, trước khi bón phân nên tưới nước trước sau đó đi phân sau, tránh sốc phân và ngộ độc rễ (đặc biệt rễ tơ, rễ cám).

Ngoài ra nên bổ sung phân quá lá định kỳ ngay từ giai đoạn nhú mầm hoa đến dưỡng trái(phun nano Silic SiO2, nano Canxi Super, nano AKH Super Plus).

Giai đoạn sau khi xả nhị hoàn toàn 4-6 ngày: Dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 250 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Giai đoạn dưỡng trái: Dùng 500ml nano AKH Super Plus kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 300 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 15 ngày/lần.

Bản chất của hiện rụng trái là do hình thành tầng rời cuống. Tầng rời cuống hình thành do cây bị Stress, gặp điều kiện thời tiết bất lợi, dinh dưỡng thiếu và mất cân đối. Đặc biệt thiếu Canxi - Magie - Silic sẽ thúc đẩy quá trình hình thành tầng rời cuống, gây rụng trái và nứt dọc cuống. Canxi tham gia trực tiếp vào quá trình phân chia, hình thành tế bào. Canxi Silic cấu tạo nên thành tế bào, giúp các tế bào cuống liên kết chặt chẽ, bền vững với nhau qua đó chống lại quá trình hình thành tầng rời cuống, chống rụng hoa và trái non. Thiếu Ca.Bo và vi lượng có thể làm suy giảm chức năng hạt phấn, trái non méo mó dị dạng(giảm sự nảy mầm và sinh trưởng của hạt phấn, cản trở quá trình thụ phấn).

Nano Canxi Super có chứa Bo và Canxi nano hàm lượng cao kết hợp dinh dưỡng trung vi lượng dạng nano dễ hấp thu qua lá (Mg, Zn, Cu, Fe, Mo, Mn) giúp bông sáng mập, cuống dẻo dai, tăng chất lượng hạt phấn, chống rụng và sượng trái. Nano Silic SiO2 khi phối hợp với nano Canxi Super tạo nên hiệu quả toàn diện: tăng cường sức đề kháng, sức chống chịu cho cây(chống sốc nhiệt), nâng cao chất lượng hạt phấn, giúp tế bào phân chia mạnh, trái lớn nhanh, chống nứt dọc cuống, chống rụng trái non, hạn chế méo trái, dị dạng trái.

Giải pháp 4: Chủ động quản lý côn trùng chích hút, phòng trừ nấm bệnh hại hoa và trái non. Đối với sâu hại và côn trùng chích hút: phun phòng trừ rầy rệp, sâu đục trái, nhện đỏ,…luân phiên thay đổi các hoạt chất. Đối với nấm thán thư, nấm phấn trắng, bệnh thối trái phun nano Bạc Đồng Super, nano Đồng Oxyclorua trước giai đoạn xả nhị, duy trì phun sau khi xả nhị 5-7 ngày(trái non), định kỳ phun giai đoạn dưỡng trái phòng bệnh chủ động.

Giải pháp 5: Chống sốc nhiệt cho sầu riêng giai đoạn xả nhị, đậu trái non

+ Tưới nước giữ ẩm cho cây hàng ngày, tưới vào buổi sáng sớm không tưới trưa nắng và chiều tối(có thể gây thừa ẩm). Trong điều kiện không khí khô nóng(độ ẩm không khí thấp), nên tưới đều khắp vườn để giảm nhiệt độ đồng thời tăng độ ẩm không khí cho toàn vườn.

Không để cây thiếu nước cũng như thừa nước giai đoạn xả nhị, đậu trái non

+ Phun bổ sung chế phẩm nano AKH Super Plus kết hợp nano Silic SiO2 (tăng cường sức chống chịu cho cây: chịu nhiệt, chịu khô hạn, giảm rụng lá và trái non).

+ Phun nano Bạc Đồng Super, nano Đồng Oxyclorua phòng trị nấm bệnh(thán thư) kết hợp nano Canxi Super và aminoaxit cho cây sầu riêng (nano Bạc Đồng, nano Đồng Oxyclorua không gây nóng cây, diệt nấm khuẩn gây bệnh nhanh và mạnh, chống kháng thuốc tốt).

+ Vào các thời điểm nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí thấp nên để cỏ tạo thảm thực vật che phủ đất, giảm sốc nước, sốc nhiệt và cháy rễ tơ (cháy rễ tơ là nguyên nhân chính gây cháy táp lá).

Thời điểm trái non nên để cỏ chống sốc nhiệt cho cây sầu riêng

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com