Phần 1: Nguyên nhân gây rụng hoa và quả non trên mắc ca
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng rụng hoa và quả non trên mắc ca. Chúng tôi xin phân tích các nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất: Do sâu bệnh gây hại thời kỳ hoa rộ, đậu quả non
Thời kỳ hoa rộ, hình thành quả non mắc ca bị sâu bệnh thường dẫn đến rụng quả non. Bệnh thán thư và nấm mốc gây thối chỉ nhị, hỏng bầu nhụy, chết hạt phấn(giảm tỷ lệ thụ phấn), làm teo và thối cuống quả non. Ngoài nấm bệnh thì ấu trùng sâu non và côn trùng chích hút cũng gây hại trực tiếp cấu trúc hoa gây rụng hoa và quả non(kiến, rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ, bọ xít muỗi, ấu trùng sâu non).
Nguyên nhân thứ hai: Do điều kiện thời tiết bất lợi
Các điều kiện bất lợi của thời tiết ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ phấn và đậu quả non đó là: mưa ẩm kéo dài, mưa acid, sương lạnh, sương muối, độ ẩm đất bão hòa liên tục(thừa nước, thoát nước chậm), nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, cường độ ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh, khô hạn thiếu nước kết hợp độ ẩm không khí quá thấp,...
Mưa ẩm kéo dài kết hợp cường độ ánh sáng yếu vào đúng thời điểm hoa nở rộ gây nên các tác động tiêu cực sau:
+ Làm suy giảm chức năng sinh lý của hạt phấn, hạt phấn bị bết ướt, tăng tỷ lệ chết hạt phấn, giảm tỷ lệ thụ phấn chéo qua đó giảm tỷ lệ đậu quả.
+ Thời điểm hoa nở rộ, tung phấn gặp điều kiện ẩm độ không khí cao, ánh sáng yếu làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm thán thư và các loài nấm mốc (gây thối đen hoa, chết hạt phấn, teo cuống nhanh).
+ Một số tỉnh phía Đông Bắc, thời điểm hoa nở rộ, đậu quả non nếu gặp mưa kéo dài, đất thoát nước kém sẽ làm úng rễ, giảm lượng oxy trong hệ thống mao quản của đất. Đất thiếu oxy sẽ ức chế quá trình hô hấp, ảnh ưởng đến cường độ hô hấp của bộ rễ quá đó cản trở quá trình cung cấp năng lượng cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng nuôi các bộ phận trên mặt đất. Khi dinh dưỡng thiếu hụt cây sẽ rụng quả sinh lý khó kiểm soát (nồng độ oxy trong đất xuống dưới 10% làm giảm sự hút khoáng, dưới 5% cây chuyển sang hô hấp yếm khí). Đất giàu hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí sẽ thúc đẩy bộ rễ phát triển khỏe mạnh, bộ rễ thực hiện tốt chức năng sinh lý(hô hấp thuận lợi). Quá trình bộ rễ hô hấp sẽ tạo ra các nguyên liệu cho sự trao đổi ion khoáng trong dung dịch đất và trên keo đất qua đó làm tăng cường quá trình hấp thu dinh dưỡng cho bộ rễ (Hô hấp tạo ra khí CO2, CO2 kết hợp với nước tạo ra H2CO3, H2CO3 tiếp tục phân ly thành ion H+ và HCO3-. Ion H+ sẽ phản ứng trao đổi với các cation K+, NH4+, Ca2+, Mg2+; ion HCO3- phản ứng trao đổi với các anion NO3-, PO43-, HBO32- và BO33-).
Ngược lại thời kỳ phát triển mầm hoa, hoa rộ, đậu quả non nếu cây thiếu nước, độ ẩm đất quá thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ thụ phấn và đậu quả, tỷ lệ giữ quả non rất thấp, có thể gây rụng hoàn toàn (do nước tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất, các phản ứng hóa sinh, quá trình hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng trong mạch dẫn,...).
Trong điều kiện ánh sáng yếu, cây kém thông thoáng, khoảng cách tầng tán dày, diện tích lá quá cao, chỉ số LAI thấp sẽ xảy ra trường hợp các tầng lá phía trên che khuất các tầng lá phía dưới nên có thể chúng sẽ nhận được cường độ ánh sáng dưới điểm bù qua đó làm cho quá trình tích lũy chất hữu nuôi quả giảm, khiến quả non chậm lớn (dẫn đến rụng quả sinh lý để giảm bớt áp lực nuôi các bộ phận trên mặt đất của cây). Một vấn đề nữa là trong điều kiện sương mù, cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm không khí cao sẽ làm giảm tỷ lệ thoát hơi nước qua khí khổng, qua đó làm giảm lượng CO2 xâm nhập qua khí khổng, ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp – tổng hợp chất hữu cơ nuôi quả. Ngoài ra quá trình thoát hơi nước qua lá sẽ tạo nên một động lực quan trọng cho bộ rễ thực hiện quá trình hút nước và dinh dưỡng nuôi các bộ phận trên mặt đất(thân, lá, hoa, quả). Quá trình hấp thu nước và dinh dưỡng khoáng liên tục qua bộ rễ giúp quả non sinh trưởng phát triển ổn định, hạn chế rụng sinh lý, duy trì cân bằng sức sinh trưởng cho cây (sinh trưởng sinh dưỡng và sinh thực).
Một vấn đề nữa là nếu hoa quá sai kết hợp với điều kiện thời tiết bất lợi (cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm không khí cao, sương lạnh,...) làm giảm tỷ lệ thụ phấn và đậu quả, sinh trưởng quả non chậm và không đồng đều.
Theo nghiên cứu thực tế, ở một số tỉnh phía Đông Bắc, vào thời điểm mắc ca ra hoa, đậu quả thường gặp điều kiện mưa ẩm. Trong nước mưa thường có hàm lượng axít (H+) và nitrate (NO3-) nhất định. Chính hàm lượng axít và nitrate này ảnh hưởng tiêu cực tỷ lệ đậu quả của mắc ca(giảm tỷ lệ đậu). Ngoài ra trong điều kiện độ ẩm không khí cao hơi nước kết hợp với khí CO2 hình thành nên acid yếu H2CO3, acid này tiếp tục phân ly thành ion H+ (ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, đồng thời làm giảm lượng Ca tầng rời cuống, gây teo cuống, rụng hoa và quả non).
Ảnh hưởng của mưa ẩm, mưa acid đến tỷ lệ đậu quả trên mắc ca
Thời kỳ hoa rộ, đậu quả non nếu gặp mưa ẩm sẽ làm hạt phấn bị bết dính, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ phấn (tỷ lệ thụ phấn chéo rất thấp). Ngoài ra trên thực tế, khi bao phấn trên hoa mắc ca mở, hạt phấn tung ra môi trường nếu gặp điều kiện ẩm độ cao sẽ làm cho hạt phấn chết rất nhanh (thời gian sống chỉ 4-8 tiếng), đặc biệt trong điều kiện độ ẩm cao sẽ thu hút nấm thán thư, nấm mốc gây thối hoa, làm mất chức năng sinh lý của hạt phấn. Tất cả các điều kiện trên làm cho tỷ lệ đậu quả của mắc ca giảm sút nghiêm trọng hoặc cho dù có qua được giai đoạn thụ phấn thụ tinh hình thành quả non thì ở giai đoạn phát triển quả non tỷ lệ rụng quả cũng khá cao.
Một vấn đề quan trọng hơn nữa đó là mưa acid. Trong nước mưa ít nhiều tồn tại ion H+, nồng độ H+ phụ thuộc vào từng khu vực địa lý. Ngoài ra ngay cả ở điều kiện bình thường, độ ẩm không khí cao thì acid yếu H2CO3 cũng được hình thành theo cơ chế:
H2O + CO2 = H2CO3
H2CO3 = CO32- + 2H+
Theo cơ chế trên thì khi có mưa ẩm, hoặc độ ẩm không khí bão hòa thì lượng acid H2CO3 sẽ được hình thành theo cơ chế tự nhiên. Do đó ở những vùng thường xuyên có mưa ẩm giai đoạn mắc ca ra hoa đậu quả người ra thường khuyến cáo không nên trồng mắc ca.
Các tác động tiêu cực của mưa acid (ion H+):
+ Làm giảm chức năng sinh lý hạt phấn và nhụy cái, sức sống hạt phấn yếu, giảm tỷ lệ thụ phấn.
+ Làm giảm lượng Ca, thúc đẩy tầng rời cuống hình thành.
+ Ức chế sinh trưởng quả non, làm cho quả non chậm lớn.
+ Gây teo cuống, thắt cuống, đen thối cuống.
Giải pháp hạn chế các tác hại tiêu cực của mưa acid ứng dụng công nghệ nano:
Nano canxi cacbonate (N-CaCO3) có tác dụng trung hòa mưa axít và giải phóng Canxi dễ tiêu bổ sung cho cây qua lá. Khi ở kích thước nano mét (nm) các hạt nano canxi cacbonat (N-CaCO3) bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 tự nhiên đồng thời giải phóng khí CO2 tăng đến 40% tại bề mặt lá:
Nano-CaCO3 + H2CO3 = Ca+2 + 2CO2↑ + H2O
Như vậy qua mô tả trên chúng ta thấy rằng các axít vô cơ sinh ra trong nước mưa hoặc trong không khí ở độ ẩm cao sẽ bị các hạt nano canxi cacbonat trung hòa, qua đó giảm tối đa tác hại của mưa axít. Đồng thời quá trình trên cũng giải phóng liên tục canxi dễ tiêu bổ sung trực tiếp qua lá cho cây (chống rụng quả). Ngoài ra trong quá trình trung hòa mưa axít còn giải phóng khí CO2 tăng tới 40% ngay tại bề mặt lá, khí CO2 là nguyên liệu cần thiết cung cấp cho cây trồng qua các tế bào khí khổng ở bề mặt lá làm tăng hiệu suất quang hợp, thúc đẩy quả non phát triển.
Cách sử dụng nano canxi cacbonate, nano bạc đồng super chống nấm bệnh, trung hòa mưa acid, chống rụng quả non: Dùng 500ml nano canxi super kết hợp 500ml nano bạc đồng super pha 300-350 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, chùm quả. Phun định kỳ 7-10 ngày/lần (phun 2-3 lần cho đến khi quả phát triển ổn định).
Mưa ẩm, mưa acid gây rụng hoa và quả non mắc ca
Nguyên nhân thứ ba: Do mất cân đối dinh dưỡng, chế độ bón phân chưa phù hợp, không đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây
Để tăng hiệu quả của phân bón, bộ rễ cần phát triển khỏe mạnh trong điều kiện thuận lợi (đất giàu oxy, tơi xốp, thoáng khí). Vì vậy phân bón hữu cơ và vô cơ cần phải được bón cân đối, đúng nhu cầu dinh dưỡng và phù hợp từng giai đoạn phát triển của cây. Ngoài các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK, cây rất cần các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng. Đặc biệt là Ca, B, S, Mg, Zn, Si, Mn. Một trong những thói quen của người dân khi bón phân giai đoạn sau thu hoạch, cây chuẩn bị bước vào phân hóa mầm hoa là thường sử dụng phân bón có hàm lượng kali và lân quá cao so với nhu cầu của cây mắc ca. Bón N-P-K cân đối, phù hợp sẽ làm tăng cường quá trình hấp thu Ca, B, Zn, Mg. Việc bón quá thừa lân và kali để ép cây ra hoa sẽ làm giảm quá trình hút khoáng đặc biệt là Bo và Canxi (ảnh hưởng đến sinh trưởng hoa, quả non, gây teo cuống, rụng quả). Bo và canxi, Magie rất cần thiết cho mắc ca giai đoạn phân hóa mầm hoa, đậu quả non. Tuy nhiên nếu lạm dụng, bón quá nhiều sẽ làm cho đất bị chai cứng, sự dư thừa lân trong đất sẽ làm cho canxi chuyển thành dạng muối khó tan (Ca3(PO4)2) bị kết tủa trong đất, cây không hấp thu được.
Ngược lại sự thiếu hụt Bo và canxi thời kỳ phân hóa mầm hoa, đậu quả non sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ đậu quả và giữ quả. Bo và Canxi cùng với nhóm nguyên tố vi lượng giúp mắc ca nâng cao tỷ lệ thụ phấn và đậu quả, hạn chế dị dạng quả, quả phát triển ổn định. Canxi, Bo và lưu huỳnh rất quan trọng đối với mắc ca giai đoạn ra hoa đậu quả, hơn nữa chúng lại là các nhóm nguyên tố dinh dưỡng không di động (không dùng lại) nên thường xảy ra thiếu hụt. Mắc ca giai đoạn đậu quả non nếu bổ sung đủ canxi quả non sẽ ít bị rụng do phần cuống rất dai và bền vững (do ức chế hình thành tầng rời), có được điều này là do canxi kết hợp với axit pectinic tạo nên axit pectat canxi – có vai trò liên kết chặt chẽ các tế bào với nhau qua đó giúp chống rụng quả non.
Vì vậy quá trình bón phân cho mắc ca cần xác định lượng phân bón cho mắc ca dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cây qua từng giai đoạn, dựa vào độ màu mỡ hay thành phần dinh dưỡng tự nhiên của đất. Lượng phân bón cho cây mắc ca giai đoạn kinh doanh được tính theo công thức sau:
Trong đó:
TPB: là lượng phân bón cho cây mắc ca.
NCDD: là nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kỳ giai đoạn
ĐPĐất: là độ phì của đất (khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây). Độ phì của đất bao gồm các tính chất lý – hóa – sinh của đất. Với công thức trên độ phì của đất được xác định bởi các yếu tố chính: hàm lượng OM, cấu trúc và kết cấu đất, hàm lượng NPK tự nhiên và 1 số nguyên tố trung vi lượng khác trong đất.
K: là hệ số sử dụng phân bón. Hệ số sử dụng phân bón là tỷ lệ lượng chất dinh dưỡng mà cây có khả năng hấp thu so với tổng lượng phân bón vào đất. Hệ số sử dụng phân bón càng cao thì lượng phân bón cho mắc ca càng giảm, tiết kiệm chi phí phân bón. Hệ số sử dụng phân bón phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây, tính chất đất và công nghệ sản xuất phân bón (chất lượng của phân bón).
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com