Kỹ thuật xử lý đất, chọn đất trồng dâu tây

1.Chuẩn bị giống

Giống cây dâu tây hiện nay chủ yếu nhân giống vô tính theo 2 cách:

Phương pháp 1: Nuôi cấy mô

Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng đều cao, phát huy các đặc tính ưu điểm vượt trội của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.

Phương pháp 2: Tách cây con từ ngó cây mẹ

Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.

Ghi chú: Nên trồng giống dâu tây của Nhật, phù hợp với điều kiện chăm sóc, thu hái, chất lượng quả và hương vị khá ổn.

2. Chuẩn bị đất trồng dâu tây

2.1 Chọn đất trồng dâu tây

Khâu chuẩn bị đất rất quan trọng, do dâu tây bị khá nhiều sâu bệnh hại. Nên chọn đất thịt nhẹ, cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đất phải chú trọng để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.

2.2 Thời vụ trồng

Tại các tỉnh tây Bắc thường trồng vào tháng 9-10, bắt đầu cho thu hoạch quả vào khoảng tháng 12 và kéo dài đến tháng 3-4 năm sau (trong điều kiện chăm sóc tối ưu, cây ít sâu bệnh).

2.2 Kỹ thuật chuẩn bị đất, xử lý đất trước khi trồng dâu tây

Bước 1: Vệ sinh đồng ruộng và khu vực lân cận, thu dọn tất cả tàn dư cây trồng trước. Tạo thông thoáng cho khu vực trồng dâu tây, tránh cây bụi um tùm, làm giảm khả năng lưu thông gió và ánh sáng tự nhiên. Để dâu tây phát triển thuận lợi, cây khoẻ mạnh cần chọn nhưng nơi có đầy đủ nắng và gió, có độ lưu thông không khí. Ngoài ra khu vực trồng dâu tây phải có nhiệt độ mát, ôn hoà, nhưng không quá ẩm. Việc thiếu ánh sáng, thiếu gió, độ ẩm cao sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm bệnh và côn trùng chích hút (nhện, bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng dâu tây).

Bước 2: Cày ải đất và phơi đất

Khu đất trồng dâu tây cần được cày lật tầng canh tác và phơi trực tiếp dưới ánh nắng 2-3 tuần. Sau đó rắc đều vôi bột với lượng 80-100kg vôi/1000m2. Kết hợp bón lót 1,5-2 khối phân hữu cơ ủ hoai mục theo tiêu chuẩn kỹ thuật (lưu ý phân hữu cơ cần được ủ đúng tiêu chuẩn, phân khô, hoai mục và không còn tồn tại các chủng nấm gây bệnh). Sau khi xử lý vôi và phân hữu cơ cần làm đất nhỏ trước khi lên luống (quá trình làm đất, lên luống cần nhặt bỏ tàn dư thực vật, đá sỏi nếu có). Ngoài ra nếu đất có sâu hại, côn trùng chích hút cần xử lý ngay.

Bước 3: Lên luống, định hình luống và kết hợp xử lý nấm khuẩn gây bệnh trong đất, bổ sung hệ sinh có lợi, chống nấm khuẩn gây bệnh

Lên luống cao 35-45cm, tuỳ vị trí, địa hình. Trồng hàng đôi nên để cây cách cây 35-40cm, hàng cách hàng 40cm. Trước khi sử dụng màng phủ nilon cần sử dụng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Đồng Oxyclorua pha 150-250 lít nước tưới ẩm trực tiếp mặt luống sao độ ẩm đạt 70-80cm, đảm bảo dung dịch nano ngấm xuống tầng đất mặt luống (10-15cm). Sau khi tưới bộ đôi chế phẩm nano 7-10 ngày, dùng 1 lít Biotech VS3 pha với 50-60 lít nước tưới phun lên mặt luống, tập trung vào 2 hàng trồng.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com