Kỹ thuật trồng và chăm sóc mắc ca sau khi trồng, định lượng phân bón cho mắc ca sau trồng

Phần 1: Kỹ thuật đào hố, bón phân lót

Đào hố: đào hố với kích thước sâu 50-60cm(đất cát nhiều có thể đào nông hơn), rộng 70-80cm, nếu có điều kiện nên phơi hố 7-10 ngày trước khi lấp hố.

Bón phân lót: sử dụng 25-30kg phân hữu cơ hoai mục trộn đều với 40-45cm đất mặt phía trên hố, khi lấp hố nên lấp thành mô nổi cao hơn so với mặt đất xung quanh 10-12cm. Lấp đất xong để ít nhất 15-20 ngày mới tiến hành trồng. Những nơi đất có pH thấp dưới 5,5-6 nên bổ sung thêm vôi (0,5-1kg/hố).

Phần 2: Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Sử dụng dao sắc cắt đáy bầu cây với vết cắt ngọt và gọn đồng thời tiến hành rạch nhẹ nhàng bầu cây trước khi đặt vào hố trồng.

Khi trồng đào một lỗ kích thước lớn hơn bầu ở giữa tâm hố sau đó đặt bầu cây sao cho mặt bầu (cổ rễ) thấp hơn so mới mặt đất xung quanh từ 2-3cm, đặt bầu nhẹ nhàng và vuông góc với mặt đất, tránh làm vỡ bầu, sau đó lấp đất mặt bao phủ xung quanh bầu cây. Để giữ cây ổn định cần phải nén chặt đất xung quanh bầu, tuy nhiên không nên tác động lực trực tiếp lên bầu cây, tránh làm vỡ hoặc biến dạng bầu cây. Tiếp theo dùng đất mặt lấp phủ kín toàn bộ bầu cây và cổ rễ, đảm bảo không làm hở bầu cây và phần cổ rễ, dùng cuốc cào đất xung quanh hướng vào bầu cây, tạo 1 vòng tròn nổi nhô cao hơn so với mặt đất xung quanh 5-10cm, đường kính 60cm (mục đích khi tưới nước hoặc mưa tránh bị úng nước vào cổ rễ, gây thối rễ, lở cổ rễ và hở bầu).

Bước cuối cùng dùng cọc cắm cố định cây (dùng dây mềm buộc cố định cây).

Lưu ý: Để tránh mối hại có thể sử dụng chế phẩm sinh học Bio AKH rắc/tưới xung quanh gốc sau khi trồng 3-5 ngày (hoặc trộn đều với đất trước khi trồng từ trước đó). Những chỗ có nhiều kiến có thể dùng Basudin 10H, Vibasu 10H trộn với cám rang để xử lý xung quanh gốc (biện pháp hóa học). Biện pháp sinh học có thể dùng chế phẩm Shellac SENIV-1500 pha loãng tưới ẩm đất ở độ sâu 20-25cm.

Phần 3: Kỹ thuật chăm sóc mắc ca sau trồng

Sau khi trồng cần duy trì tưới nước giữ ẩm định kỳ, thường xuyên, không để đất xung quanh bầu cây bị khô, cây thiếu nước (dẫn đến thẩm thấu ngược, độ ẩm đất trong bầu bị thấm ngược ra, làm suy kiệt sức cây, cây chậm bắn đọt, rễ kém phát triển).

Mắc ca thuộc họ Proteacaea nên có hệ rễ cám, rễ tơ, ăn nổi, tập trung phần lớn ở lớp đất mặt từ 0-30cm. Giai đoạn mới trồng, bộ rễ mắc ca sau khi tách bầu ra thường yếu, chưa có lực, nếu gặp môi trường đất không thuận lợi sẽ chậm phát triển, gây khó khăn trong việc “tiếp đất” của bộ rễ. Do đó sau khi trồng, trong 01-03 tháng đầu, ngoài việc duy trì nước tưới, anh em kỹ thuật cần thường xuyên kiểm tra các lô cây sau trồng, nếu thấy phát hiện cây chậm phát triển, lở cổ rễ, bộ rễ yếu cần có giải pháp tác động thúc cây phát triển cân đối, giúp cho bộ rễ khỏe mạnh, cây bắn đọt nhanh qua đó thuận lợi cho công tác điều tiết cành cấp 1 (3 cành cấp 1 – tầng tán đầu tiên).

Giải pháp khắc phục cây còi cọc chậm phát triển, bộ rễ yếu, chống bó rễ: Dùng 500ml chế phẩm nano AKH super plus (hoặc Bio MC1) pha 150-180 lít nước, tưới ẩm gốc, mỗi gốc 3-5 lít nước, định kỳ 7-10 ngày/lần, tưới 2 lần liên tiếp (giúp bộ rễ phát triển đồng đều các phía, chống lệch tán, bộ rễ bắn mạnh từ bầu cây ra các phía xung quanh, giúp cây ổn định thế/tán, phát triển bền vững ngay từ giai đoạn đầu). Chế phẩm có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh, đồng thời bổ sung đầy đủ cân đối dưỡng chất đa trung vi lượng dạng nano dễ tiêu cho mắc ca thời kỳ cây con, chống thối rễ, bó rễ, nghẹt rễ.

Ghi chú: Sau khi trồng 7 ngày, có thể sử dụng 500ml chế phẩm nano AKH super plus pha 160-180 lít nước tưới thúc rễ cây, chống bó rễ, nghẹt rễ (tưới 1-2 lần, cách 7-10 ngày/lần, đây là biện pháp thúc bộ rễ phát triển sau trồng, giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu).

Phần 4: Phân bón cho mắc ca

Sau khi cây phát triển ổn định, các cành cấp 1 đã phát triển đều về các hướng, bộ rễ phát triển ổn định về các hướng xung quanh bầu cây. Lúc này cần bổ sung phân khoáng NPK, phân NPK giúp cung cấp dinh dưỡng đa lượng cho cây phát triển giai đoạn đầu, định hình cành cấp 1 về các hướng.

Yêu cầu kỹ thuật phân bón: Chỉ bón phân khi bộ rễ đã phát triển ổn định, phân phù hợp với mắc ca thời kỳ sau trồng 2-3 tháng là NPK dạng 16-16-8 + TE với các thành phần đa trung vi lượng được phối hợp đầy đủ và cân đối

(Trung vi lượng theo nhu cầu của cây mắc ca như sau: Ca2500ppm, Mg1800ppm, Zn1500ppm, Si5000ppm, Mn380ppm, Cu420ppm, Fe120ppm,...).

Yêu cầu kỹ thuật về phương pháp bón/ lượng bón: Do đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất giữ nước và giữ phân kém. Để hạn chế ngộ độc cây, đảm bảo dinh dưỡng cho cây, cần bón phân NPK chia làm nhiều lần với lượng nhỏ.

Tỷ lệ phân bón cho mắc ca sau khi trồng (Bảng 1):

*Trường hợp có áp dụng biện pháp thúc rễ sau khi trồng bằng chế phẩm nano AKH super plus (áp dụng đúng mốc thời gian bón phân theo bảng 1 dưới đây).

*Trường hợp không áp dụng biện pháp tưới thúc rễ có thể bón muộn hơn so với mốc thời gian được nêu trong bảng 1 (các mốc thời gian tương ứng cộng thêm 10-15 ngày, tức là triển khai bón muộn hơn).

Không nên bón phân NPK quá sớm hoặc quá muộn, cần khảo sát kiểm tra thực trạng cây, có đánh giá sức sinh trưởng sinh dưỡng của cây (bộ rễ + đọt non) trước khi đưa ra định lượng phân bón và thời gian bón phân cho cây. Bón quá sớm có thể lãng phí phân bón và gây ngộ độc rễ, bó rễ, cây có thể bị vàng lá thối rễ do sử dụng phân bón sai kỹ thuật hoặc không phù hợp. Phân khoáng NPK phải phù hợp, đúng tiêu chuẩn công bố kỹ thuật, khi bón phân cần duy trì độ ẩm đất.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com