Kỹ thuật trồng và chăm sóc Gừng

I- Đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái

1.1Đặc điểm hình thái

Gừng là một loại cây một năm, thân thảo, cây có thể cao 0,5 -1m. Thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm). 

Lá màu xanh đậm dài 15 - 20 cm, rộng 2-2,5 cm, chỉ có bẹ mà không có cuống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của tán lá thấp. 

Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm; hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài khoảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím. 

1.2 Yêu cầu sinh thái

          Thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 20-28oC, lượng mưa 1.500 - 2.500 mm. Vì vậy Gừng có thể trồng được tất cả các vùng, miền ở Việt Nam tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho Gừng phát triển tốt ở giai đoạn đầu cần lựa chọn thời vụ trồng cho mỗi vùng là khác nhau.

Gừng không kén đất, đất thích hợp với trồng Gừng là đất tơi xốp, giàu mùn, cao, thoát nước, có pH = 6 -7,5, tầng canh tác dày 20 -40 cm.

Gừng là loài cây ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng xen với các nhóm cây trồng khác.

II - Kỹ thuật trồng và chăm sóc

2.1 Thời vụ gừng 

     Chọn thời điểm trồng thích hợp, không nên trồng vào thời điểm có điều kiện thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp, độ ẩm quá cao thường gây thối củ.  Có thể trồng Gừng từ tháng 2-5 DL, tuy nhiên trồng vào tháng 2-3 cây phát triển đồng đều hơn.

2.2 Chọn đất trồng

          Đất phải cao, dễ thoát nước, tầng canh tác trên 20cm, tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn, độ pH = 6-7. Trước khi trồng nên cày sâu, phơi ải rồi tiến hành đánh luống.

     Để tiết kiệm diện tích đất trồng hiện nay bà con một số vùng ứng dụng kỹ thuật trồng gừng bằng bao, đất được xử lý và bón lót trước khi đóng bao, để 1 vài ngày sau đó đặt giống(cấy giống). Ưu điểm của kỹ thuật trồng gừng bằng bao là tiết kiện diện tích đất, ít sâu bệnh do quản lý đất trồng chủ động, năng suất gừng cao, thu hoạch tập trung, có thể điều tiết sinh trưởng của cây một cách dễ dàng, củ phát triển thuận lợi do độ thoáng khí khi trồng gừng bằng bao.

Cách xử lý đất trước khi đóng bao: Đất trước khi đóng bao cần được làm nhỏ, phơi ải khô sau 1 tháng trộn đều với phân hữu cơ ủ hoai mục theo tỷ lệ 70-75% đất + 25-30% phân hữu cơ hoai mục + 30-40g lân đơn/bao, có thể trộn thêm 50g vôi bột/bao. Sau 1 tuần đặt giống sâu 2-3cm, tưới giữ ẩm.

2.3 Chuẩn bị hom giống và xử lý hom giống

          Khâu chuẩn bị hom giống rất quan trọng, trước khi trồng nên xử lý hom giống bằng các chế phẩm thuốc chống nấm khuẩn gây bệnh đồng thời kích thích mầm sinh trưởng phát triển giúp hom nhanh nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm cao, hạn chế nấm bệnh gây hại.

Mục đích của việc xử lý hom giống:

+ Kích thích hom giống nảy mầm đồng đều với tỷ lệ nảy mầm cao.

+ Loại trừ mầm bệnh (nấm, vi khuẩn và virus) gây bệnh ngay từ giai đoạn giống qua đó phòng bệnh chủ động ở giai đoạn sinh trưởng phát triển tiếp theo. Lưu ý ngay trong điều kiện bảo quản giống trên bề mặt vỏ củ gừng thường tồn tại một số bào từ nấm và vi khuẩn bệnh đặc biệt là bệnh héo vàng thối rũ, bệnh này do vi khuẩn gây nên rất khó trị một khi đã phát triển có thể thành dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng củ sau này (bệnh phát sinh phát triển mạnh vào giai đoạn sau trồng 25-35 ngày).

+ Tạo sức sinh trưởng khỏe mạnh cho mầm giống (hom giống) ngay từ giai đoạn đầu.

+ Xử lý giống giúp gừng phát triển đều, ít sâu bệnh và thu hoạch tập trung, rút ngắn thời gian sinh trưởng, cho thu hoạch sớm.

Các dòng chế phẩm sử dụng trong quá trình ủ hom giống (ươm giống) và chăm sóc gừng sau khi trồng:

+ Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đôi, thúc đẩy hom giống phát triển.

+ Chế phẩm Nano Bạc Đồng 500ppm: Phòng và trị nấm khuẩn gây bệnh, loại bỏ toàn bộ mầm bệnh có trên hom giống, thúc đẩy hom giống phát triển.

+ Chế phẩm SHELLAC SUGER: Kích thích mầm chồi phát triển, phá vỡ ngủ nghỉ của hom giống, giúp mầm ngủ phát triển đồng đều, tăng tỷ lệ nảy mầm.

          Cách xử lý Hom giống như sau:

Bước 1: chọn lọc củ giống và Ủ giống

Chọn những củ to, mập, bề mặt sáng bóng, không non, không già, không sâu bệnh. Sau đó tiến hành Ủ giống từ 7-10 ngày đến khi xuất hiện u mầm sinh trưởng thì đem ra tách(cắt hom) thành những đoạn củ(thân ngầm) có trọng lượng 50-60g(dài 2-4cm). Mỗi đoạn thân củ có 1-2 u mầm. Mỗi kg củ giống cắt được 15-16 hom giống.

Cách ủ giống như sau: Củ Gừng giống trải đều ra một mặt phẳng phủ rơm, rạ  nơi thoáng mát và duy trì ẩm độ. Nên ủ gừng dưới ánh sáng tán xạ, không để ánh nắng chiếu trực tiếp. Sau đó xử lý chế phẩm thuốc sau đây với mục đích kích thích mầm sinh trưởng và loại trừ nấm khuẩn:

Dùng 50ml Nano Bạc Đồng(NBD) + 50ml Nano Oxyclorua đồng(N-COC) pha với 5-10 lít nước phun ẩm đều lên hom giống, 2-4 ngày/lần. Xử lý 2 lần.

Kích thích mầm sinh trưởng: Dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 10 lít nước phun mù lên hom gừng, phun 2 lần, 4 ngày/lần.

Bước 2: Tách Hom giống

Trong quá trình ủ quan sát thấy mầm sinh trưởng phát triển dùng tay bẻ thành những hom có độ dài 2-3cm, mỗi đoạn thân củ ít nhất có 1-2 mầm sinh trưởng. Dùng tro bếp để hãm nhựa hoặc chế phẩm Shellac. Lưu ý nếu dùng dao cắt sẽ tạo điều kiện lây lan nguồn bệnh.

Có thể tách hom giống, sau đó ủ giống với quy trình chăm sóc như trên, tuy nhiên làm theo cách trên sẽ giữ và chọn lọc được mầm sinh trưởng khỏe hơn.

2.4 Kỹ thuật trồng

*Lên luống: Lên luống rộng 80-100cm, cao 20-25cm. Trên mỗi luống trồng 2 hàng so le nhau kiểu nanh sấu.

Hàng cách hàng 40-50cm, cây cách cây 30-40cm, đào hố trước khi trồng, kích thước hố 10-12cm, sâu 7-10cm. Rãnh luống rộng 30-40cm, tùy thuộc độ dày tầng canh tác. Cuốc Hố trồng cách mép luống 15-20cm.

*Bón lót:  Mỗi sào bón lót như sau: 400-600kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 7-10kg Lân + 10-15kg vôi bột(nếu đất chua, Vôi phải bón trước, không bón cùng với Lân)

*Kỹ thuật trồng: Nếu trồng bầu đặt miệng bầu hơi cao so với mặt luống 2-3cm, nếu trồng hom nên đặt hom giống xuôi chiều luống vì sau này mầm sinh trưởng sẽ mọc ngang.

*Chăm sóc sau trồng:

- Tưới nước: Cần giữ ẩm cho đất sau trồng, đặc biệt là tháng đầu tiên. Tuy nhiên không để gừng bị úng ngập sẽ gây thối củ, tỷ lệ chết cao.

- Bón thúc:

+ Dùng phân khoáng đa lượng bón cho 1 sào: 4-5kg Đạm + 5-7kg Kali hòa với nước tưới cho Gừng chia làm 2-3 lần: sau trồng 20-30 ngày, sau trồng 60 ngày và sau trồng 100-120 ngày. Lưu ý khi tưới nên tưới vào Gốc không để dính vào lá, có thể gây cháy lá. Tốt nhất dùng phân NPK tổng hợp 15-9-17 + TE có thể dùng bón lót hoặc hòa với nước ngâm 1 ngày để bón thúc(1kg hòa 1000 lít nước tưới).

Ngoài ra có thể xử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho gừng sau trồng 30-40 ngày, sau đó vun xới nhẹ.

Dùng chế phẩm Vườn Sinh Thái tưới ẩm sau trồng 30 ngày và 60 ngày sẽ giảm 50% lượng phân bón ở trên. Dùng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái như sau:

Tưới nước: Sau khi trồng 20-30 ngày,  dùng 200ml(2lọ) chế phẩm VST pha với 1000-1500 lít nước tưới cho 1500-3000 bao gừng. Tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 30 ngày (Nếu đất xấu, đã canh tác nhiều năm bón nhiều phân hóa học có thể tưới 3lần).

Phun chế phẩm Vườn Sinh Thái qua lá:

Sau trồng 30 ngày, dùng 5-6ml chế phẩm VST pha với 15-20 lít nước phun đều một lượt cho 2200 bao gừng. Trong 2 tháng đầu sau trồng: cách 15 ngày phun một lươt. Từ tháng thứ 3-7 sau trồng cứ 20-25 ngày phun một lượt.

Phòng trừ dịch bệnh:

+ Thời kỳ phát triển mầm sinh trưởng(sau trồng 10-15 ngày): Dùng 50ml Nano Bạc Đồng(NBD) + 50ml Nano Oxyclorua đồng(N-COC) + 5ml SHELLAC pha với 10-20 lít nước phun ẩm đều lên mầm, lá.

+ Thời kỳ phát triển thân lá: Dùng 50ml Nano Bạc Đồng(NBD) + 50ml Nano Oxyclorua đồng(N-COC) pha với 20 lít nước phun ẩm đều lên lá. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần.

+ Thời kỳ hình thành củ, phát triển củ: Tưới gốc, thông thường 1 lít thuốc có thể pha loãng tưới được 2000 bao gừng, kết hợp phun qua lá 15-20 ngày/lượt với liều lượng pha như trên.

Lưu ý: liều lượng trên mang tính định hướng kỹ thuật, liều lượng thực tế sử dụng có thể giảm so với liều lượng trên nếu đất canh tác tơi xốp thoáng khí, giàu mùn và điều kiện thời tiết thuận lợi.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com