Kỹ thuật trồng chăm sóc và phòng trị sâu bệnh cho cây dưa chuột

1.Chuẩn bị đất trồng

Cây dưa chuột thuộc họ bầu bí, quá trình trồng chăm sóc có thể bị khá nhiều sâu bệnh hại cả thân, lá, rễ, quả. Do đó để cây phát triển bền vững bà con cần xử lý đất, chuẩn bị đất trước khi trồng nhằm hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ sâu bệnh hại.

Chọn đất giàu hữu cơ, thoát nước tốt. Đất được cày lật, phơi khô sau đó làm nhỏ trước khi lên luống. Nếu pH < 5,6 nên bón vôi giảm độ chua, mỗi sào 25-30kg. Nên thiết kế luống trồng đơn với chiều cao luống ít nhất 30-40cm, rãnh luống 20-25 cm. Sau khi lên luống cần rải đều phân hữu cơ rồi trộn đều với đất mặt luống, mỗi sào BB bón 500-800kg phân hữu cơ tiêu chuẩn (hàm lượng hữu cơ 35-40%, độ ẩm phân 30%, phân có chứa trung vi lượng đầy đủ cân đối).

2.Kỹ thuật trồng dưa chuột

Gieo hạt trực tiếp xuống hố

- Khoảng cách cây 35 - 40cm/hạt. Mỗi hốc gieo 2 - 3 hạt độ 40.000 - 50.000 cây/ha.

- Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 - 35 0 (2 sôi + 3 lạnh)

Lưu ý: Trong trường hợp đất khô nên gieo hạt trực tiếp không cần xử lý hạt

Trồng bằng cây giống trong bầu

- Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm cho chặt gốc.

- Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước.

- Sử dụng các cục đất vây xung quanh cây vừa mới trồng để cây không bị đổ.

Để hạn chế cỏ dại có thể phủ nilon trên luống.

          

Tưới nước cho dưa chuột (tưới rãnh)

Sau khi trồng cần duy trì tưới đủ ẩm cho cây, không để cây dưa thiếu nước hoặc thừa nước. Có thể áp dụng kỹ thuật tưới ngập rãnh hoặc tưới tay bằng bình ô roa. Nếu trồng diện tích lớn nên thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt.

3.Làm giàn cho dưa leo

Làm giàn và tỉa nhánh: Dưa chuột phát triển thân lá và các tua cuốn dài nhanh trong 2 tuần đầu sau khi trồng. Làm giàn và tỉa nhánh đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, kích thước trái, làm giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Khi cây cao khoảng 30cm và có tua cuốn nên tiến hành làm giàn.

Tỉa nhánh: Dưa chuột phát triển nhiều nhánh phía trong luống và những nhánh này không hình thành trái. Để tăng năng suất cần phải tỉa bỏ những nhánh phụ tới khi thân chính bò lên gần tới đỉnh giàn. Nên để 4 - 6 nhánh phụ trên một cây và ngắt bỏ chồi của thân chính để cây phát triển ra hoa trái sớm. Loại bỏ các nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.

4.Kỹ thuật bón phân cho dưa chuột

Bón thúc lần 1 khi cây có 3-5 lá thật: Dùng phân NPK 16-16-8 TE, bón mỗi sao 5-8kg, bón cách gốc 10-15cm.

Bón thúc lần 2: thời điểm khi cây chuẩn bị ra hoa lứa đầu. Dùng phân NPK 13-13-13 TE, mỗi sào BB bón 5-8kg. Các đợt bón sau cứ trung bình 2 đợt quả bón bổ sung phân NPK 1 lần.

Ngoài ra cần sử dụng các chế phẩm nano phun kết hợp tưới gốc làm tăng sức đề kháng cho cây, giúp bền cây, hạn chế sâu bệnh. Cụ thể:

Tưới gốc sau trồng 7-14 ngày: Dùng 500ml chế phẩm nano AKH super plus kết hợp 500ml nano Canxi Super pha 400-500 lít nước tưới ẩm gốc. Sau khi ra hoa lứa đầu tưới lần 2 với công thức trên (giúp đậu quả ổn định, quả phát triển đều, tăng năng suất, bền cây, hạn chế bệnh hại rễ).

Phun qua thân lá: Dùng 15-20ml chế phẩm nano AKH Super plus kết hợp 30ml nano Silic SiO2 pha với 15-20 lít nước phun đều thân lá, phun cả 2 mặt lá, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đặc biệt vào giai đoạn thu hoạch quả.

5.Quy trình phòng trị bệnh trên cây dưa lưới

Cây dưa ít bị sâu hại, có thể bị côn trùng chích hút, chúng sẽ là môi giới truyền bệnh virus khảm, do đó cần kiểm soát các loài côn trùng chích hút bằng các hoạt chất thuốc chuyên dùng. Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng nghiêm trong đến độ bền cây, năng suất chất lượng quả đó là Bệnh Hại. Dưa chuột(dưa leo) thường bị nhiều loại bệnh hại: Bệnh đốm lá, khảm lá virus, bệnh héo rũ, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh thối gốc lở cổ rễ,..Chính vì dưa chuột bị nhiều nhóm bệnh, song lại thu hoạch định kỳ với khoảng thời gian ngắn nên việc sử dụng thuốc BVTV hoá học độc hại là không thể. Thuốc hoá học vừa kháng thuốc, vừa độc hại, tạo dư lượng trên quả sau thu hoạch, hơn nữa dưa chuột bị nhiều nhóm bệnh nên nếu sử dụng thuốc hoá học cần dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau có thể sẽ gây ngộ độc cây. Do đó cần sử dụng bộ chế phẩm nano phòng trị bệnh chủ động.

Một số bệnh hại phổ biến trên dưa lưới:

Bệnh đốm góc, vàng lá trên dưa chuột

Với bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh thối rễ lở cổ rễ, bệnh phấn trắng, bệnh khảm lá virus cần áp dụng các biện pháp sau:

+ Phun thân lá: Dùng 50-80ml nano bạc đồng super kết hợp 50-80ml nano Đồng oxyclorua pha 15-20 lít nước phun đều thân lá, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Thời kỳ bị bệnh 3-5 ngày/lần, phun kép 2 lần, pha liều lượng tăng 1-1,5 lần so với liều trên để trị bệnh.

+ Tưới gốc: Dùng 500-800ml nano bạc đồng super kết hợp 500-800ml nano Đồng oxyclorua pha 200-300 lít nước tưới ẩm gốc, tưới định kỳ  7-10 ngày/lần. Trường hợp cây đang bị nhiễm bệnh cấp tính nên tăng liều lượng sử dụng và 3-5 ngày tưới 1 lần để trị bệnh. Ngoài ra nên sử dụng thêm 500ml nano Silic pha 300 lít nước tưới gốc (tăng sức đề kháng cho bộ rễ, hạn chế nấm khuẩn xâm nhiễm vào rễ).

Ưu điểm của chế phẩm nano bạc đồng super, nano đồng oxyclorua là: chế phẩm sạch, không độc hại, diệt nấm khuẩn gây bệnh nhanh, mạnh, khi sử dụng không cần bảo hộ, không cần cách ly (sau khi phun 24h có thể thu hoạch), đặc biệt chế phẩm nano không kháng thuốc nên có thể sử dụng định kỳ, thường xuyên, lâu dài mà không cần thay thuốc.

Tham khảo thêm cách phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại họ cà, họ bầu bí,..:

https://nanobacsuper.com/nguyen-nhan-va-giai-phap-phong-tri-benh-heo-xanh-tren-cay-khoai-lang-nhat

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com