Kỹ thuật phòng và trị bệnh vàng lá thối rễ trên cam đường canh hiệu quả (Phytophthora sp. Fusarium sp.)

Cam đường canh là một loại cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao, được bà con trồng tại nhiều tỉnh thành (Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang…). Tuy nhiên cam đường canh là một loại cây có mùi cực kỳ “khó tính” nên trong quá trình chăm sóc bà con gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong quá trình chăm sóc cây cam đường canh thường xuyên phải thực các biện pháp tác động cơ giới vào bộ rễ cho nên việc cam đường thường xuyên bị bệnh vàng lá, thối rễ do nấm là điều tất yếu xảy ra. Bệnh vàng lá thối rễ thường ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của cây, cây thường còi cọc chậm phát triển, lá vàng và nhỏ, bệnh nặng có thể làm rụng lá, rụng quả, quả khô, nhỏ cứng, không có độ mềm tự nhiên. Khi cây nhiễm bệnh nếu không có các biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời sẽ làm cây tàn lụi dần, hầu như không cho năng suất, chất lượng quả giảm sút nghiêm trọng.

Tác hại của bệnh vàng lá thối rễ:

+ Cây sinh trưởng, phát triển chậm, lá vàng, nhỏ hẹp.

+ Bộ rễ bị thối, kém phát triển

+ Quả nhỏ, thường bị rụng, nứt, khô, chất lượng quả giảm sút nghiêm trọng…

Nguyên nhân gây bệnh: Do các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium kết hợp với sự gây hại của tuyến trùng làm cho tình trạng bệnh trở lên phức tạp hơn và khó kiểm soát. Các loài nấm này thường xuyên tồn tại trong nhiều loại đất đặc biệt đất chua, hàm lượng hữu cơ thấp quá trình diễn tiến của bệnh nhanh hơn và tỷ lệ cây bị bệnh cao hơn, bệnh cũng nặng hơn.

Vườn kém chăm sóc, bón nhiều phân hóa học, lạm dụng thuốc BVTV hóa học cây thường bị nhiễm bệnh với tỷ lệ cao hơn so với vườn được chăm sóc bằng phương pháp sinh học.

Triệu chứng của bệnh:

Trên lá: lá bị vàng không đồng đều, lúc đầu lá nhỏ hẹp, vàng cả phiến lá và gân lá. Thường thì các lá già ở phía dưới gốc có xu hướng bị vàng trước và dễ bị rụng.

Trên bộ rễ: Các phần rễ ở ngoài cùng, rễ tơ, rễ non bị nhiễm bệnh trước do đó chúng bị thối trước sau đó lan dần vào các dễ chính. Phần vỏ rễ bị thối nhũn hơi có mùi hôi, phần bị thối dễ bị tuột ra khỏi phần gỗ. Khi rễ bị thối chúng không thể thực hiện chức năng sinh lý là hút nước và muối khoáng để nuôi các bộ phận trên mặt đất cho nên khi cây bị nhiễm bệnh thường lá bị vàng, nhỏ, bị rụng sau một thời gian.

Cam đường canh 12 năm tuổi bị vàng lá thối rễ do các chủng nấm Fusarium, Phytophthora. Khi cây bị bệnh nặng không có khả năng phục hồi nên phải chặt bỏ

 Ảnh chụp tại Tại Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên -  11/2015 * Th.S Phạm Công Khải

Cách phòng trị bệnh vàng lá thối rễ:

+ Thiết kế vườn sao cho dễ tưới tiêu nước khi mưa hoặc khô hạn, không để vườn quá thừa ẩm.

+ Những cây bị bệnh nặng không thể cứu chữa cần loại bỏ sớm và tiến hành phun các chế phẩm thuốc khử nấm khuẩn, tuyến trùng gây bệnh.

+ Tại những thời điểm thực hiện các biện pháp tác động cơ giới (cắt tỉa tạo tán, cuốc chặt rễ) cần tiến hành phun thuốc trị nấm khuẩn ngay sau khi thực hiện các thao tác cắt tỉa, chặt rễ…

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc hữu cơ trong quá trình chăm sóc (phun qua lá, tưới gốc).

+ Tăng cường dùng phân hữu cơ có ủ nấm đối kháng Trichoderma bón cho cây 1 năm ít nhất 2 lần vào thời điểm thích hợp. Có thể kết hợp sử dụng nấm đối kháng tưới gốc cho cây mỗi vụ 2-3 lần vào đầu và giữa vụ.

+ Biện pháp phòng và trị hữu hiệu nhất đối với cam đường là sử dụng các chế phẩm nano bạc đồng 500ppm kết hợp với chế phẩm nano đồng oxyclorua 10.000ppm phun qua lá và kết hợp tưới gốc.

Cách sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua như sau:

Phun qua lá: Dùng 30-50ml nano bạc đồng + 30-50ml nano oxyclorua đồng pha với 20 lít nước phun đều 2 mặt lá. Thời kỳ cây bị bệnh có thể tăng liều lượng gấp đối.

Tưới gốc: 100ml nano bạc đồng + 100ml nano oxyclorua đồng pha với 40 lít nước tưới cho 10-15-25 gốc cam đường, định kỳ 10-15 ngày/lần hoặc tưới ít nhất 3-5 lần/vụ. Khi cây bị nhiễm nấm bệnh nên tăng liều lượng sử dụng gấp 1,2-2 lần.

Công dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua:

+ Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua được sản xuất theo công nghệ nano tiên tiến, không độc hại, khi sử dụng không cần thời gian cách ly.

+ Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có khả năng diệt nấm, vi khuẩn và virus triệt để, không gây ra tình trạng kháng thuốc, có thể sử dụng định kỳ và thường xuyên liên tục theo các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mà không cần thay thuốc. Khác với thuốc BVTV hóa học chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua không làm chai đất, không ảnh hưởng đến sinh trưởng của bộ rễ đặc biệt còn tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ tôm phát triển mạnh, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất.

+ Nano bạc đồng khi sử dụng phun qua lá ngoài việc tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh chúng còn có vai trò rất quan trọng đó là làm tăng hiệu suất hấp thu ánh sáng từ đó gián tiếp làm giảm khả năng nhiễm sâu bệnh một cách tự nhiên cho cây trồng. Ngoài ra khi bộ lá hấp thụ ánh sáng tốt sẽ làm tăng hiệu suất của hoạt động quang hợp qua đó tăng cường vận chuyển tích lũy các chất hữu cơ dự trữ về quả, làm quả ngọt hơn, mẫu mã đẹp hơn.

+ Khi sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua quá liều lượng không gây tác dụng phụ như: không làm cháy xoăn lá, không làm rụng hoa, quả non. Đặc biệt kết hợp sử dụng nano bạc đồng với nano canxicacbonate sẽ có tác dụng phòng trị bệnh và chống mưa axít cho hoa và quả non qua đó hạn chế rụng quả sinh lý.

Tại sao phải sử dụng kết hợp nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua ?

Trong kỹ thuật chăm sóc cây trồng nói chung, để cải thiện năng suất chất lượng nông sản thường thì vấn đề BVTV là rất quan trọng. Bệnh cây gây ra bởi các vi sinh vật đơn bào gây bệnh như nấm, vi khuẩn, virus. Trong rất nhiều trường hợp do cả virus và vi khuẩn, nấm gây hại. Một số loại vi khuẩn có sức chống chịu tốt mặt khác chúng lại tạo ra tính kháng thuốc cho nên việc sử dụng các thuốc BVTV hóa học là không bền vững và không khả thi. Do đó việc sử dụng chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua mang lại hiệu quả toàn diện, tiết kiệm chi phí, không độc hại, không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản sau thu hoạch. Đặc biệt nano đồng oxyclorua và nano bạc đồng không gây ra tình trạng kháng thuốc nên có thể sử dụng thường xuyên liên tục qua nhiều mùa vụ mà không cần thay đổi thuốc BVTV. Nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có thể pha lẫn với nhau thành hỗn hợp theo tỷ lệ 1/1 hoặc 2/1(tùy theo thời kỳ sinh trưởng của cây). Có thể sử dụng hỗn Nano bạc đồng và nano đồng oxycloruahợp phun lên lá kết hợp tưới gốc để trị bệnh cho cây trồng hiệu quả hơn. Có thể hiểu là trong 1 bình phun bao gồm cả nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua. Trong hỗn hợp chế phẩm Nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua thì nano đồng oxyclorua sẽ sản sinh ra các Oxy nguyên tử(O..)Clo nguyên tử(Cl.). Oxy nguyên tử và Clo nguyên tử có tính oxy hóa cực mạnh chúng sẽ làm tổn thương cấu trúc bên ngoài của tế bào vi khuẩn, bào tử nấm sau đó nano bạc đồng sẽ dễ dàng xâm nhập và tiêu diệt triệt để vi khuẩn và nấm theo cơ chế đặc thù (tham khảo thêm phần cơ chế diệt nấm khuẩn của nano bạc đồng). Như vậy với sự kết hợp này thì hầu hết các nhóm bệnh do nấm, khuẩn hại cây trồng đều bị tiêu diệt trong thời gian ngắn, giúp tiết kiệm chi phí BVTV cho bà con nông dân.

                                      

Lưu ý: Nano hợp kim bạc đồng có khả năng diệt nấm khuẩn mạnh hơn hàng chục lần so với nano bạc. Tuy nhiên ở dạng hợp kim nano bạc đồng nó vẫn sản sinh ra các hạt nano bạc.

Vậy tại sao nano bạc lại có vai trò rất quan trong trong việc làm tăng hiệu suất của quang hợp ?

Chúng ta đã biết quang hợp là quá trình chuyển hóa năng lượng “mặt trời” thành năng lượng hóa học “dự trữ” cần thiết cho tất cả sinh vật trên trái đất. Khi cường độ ánh sáng yếu, khả năng hấp thụ ánh sáng vào lá kém do đó hiệu suất quang hợp bị giảm sút. Nano Bạc làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng qua lá do đó tăng hiệu suất quang hợp. Vậy cơ chế xảy ra như thế nào?

Chúng ta đã biết quang phổ mặt trời là liên tục, do đó sự hấp thụ ánh sáng của các sắc tố quang hợp là gián đoạn mạnh nhất là tại vùng ánh sáng tím, xanh và đỏ.

Khi hấp thụ  hạt nano bạc, ngoài tác dụng diệt khuẩn, nấm  dựa vào tính chất vật lý của hạt nano bạc hấp thụ ánh sáng trong dải sóng 390 – 420 nm nên khi đó tại bước sóng này cường độ ánh sáng được hấp thụ tăng cường.

Nhìn vào phổ hấp thụ của hạt Nano Bạc chúng ta thấy rõ đỉnh hấp thụ ở bước sóng 420 nm do đó có một sự hỗ trợ về mặt hấp thụ ánh sáng rất lớn khi nó xâm nhập vào tế bào thực vật,

Ngoài ra tại đây chúng giao động do tính chất đặc trưng của hạt kim loại (hiện tượng plasmol )nên sinh ra nhiều năng lượng bổ xung cho các quá trình trao đổi chất và tổng hợp chất.

Như vậy có thể nói ngoài việc diệt nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh trên cây trồng thì nano bạc đồng còn đóng góp vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sinh lý của cây.

Hy vọng với những phân tích trên sẽ giúp bà con chủ động có phương pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ cho cây cam nói chung đồng thời hiểu rõ vai trò quan trọng của các chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua qua đó hạn chế việc lạm dụng các loại thuốc BVTV hóa học, cùng nhau hướng tới một nền nông nghiệp xanh, sạch, không ô nhiễm, không tồn dư các chất độc hại trên nông sản sau thu hoạch. Đó chính là xu thế phát triển của ngành nông nghiệp hàng hóa bền vững trong tương lai gần.

Chúc bà con thành công với mô hình sản xuất nông nghiệp của chính mình !

Khi "gặp khó" hãy liên hệ với chúng tôi để có giải pháp kỹ thuật kịp thời, kinh tế và tối ưu nhất

Tư vấn giải pháp kỹ thuật phòng và trị bệnh trên cây ăn quả: 

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99