Kỹ thuật làm giá đỗ sạch, chống thối nhũn cho giá đỗ, chống nhớt chống mùi hôi cho giá đỗ, rau mầm

Giá đỗ chất lượng cao cần đảm bảo các yếu tố nào ?

Làm giá đỗ rất đơn giản, tuy nhiên làm thế nào để sản xuất ra một sản lượng lớn mang tính chất kinh doanh hàng hóa mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, năng suất cao, bền vững lại là vấn đề mà nhiều người sản xuất giá đỗ đang quan tâm.

Thông thường 1kg hạt đậu xanh tùy vào “điều kiện sản xuất” người ta có thể cho ra sản lượng từ 7-8kg giá đậu, nhiều trường hợp lên tới 9-12kg giá đậu thành phẩm. Để có sản lượng giá cao người sản xuất thường phải dùng các chất kích thích tăng trưởng, trước kia SHS được bà con ưa chuộng bởi giá rẻ và cho sản lượng giá rất cao, thời gian ủ lại ngắn (SHS được mua từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch). Tuy nhiên 2-3 năm trở lại đây SHS bị cấm lưu hành do các tác động gây hại của nó. Theo TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) thì trong SHS có chứa p-chlorophenoxyacetic và benzylaminopurine được hòa tan trong dung dịch Na2CO3. Cả hai hợp chất này đều không có trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định và cũng không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng do Bộ nông nghiệp quy định.

Như vậy qua phân tích trên có thể thấy muốn sản xuất giá đỗ với sản lượng lớn, chất lượng cao không hề đơn giản. Để sản xuất giá bền vững và hiệu quả kinh tế người sản xuất cần đạt được 2 tiêu chí về chất lượng và sản lượng như sau:

+ Tiêu chí về sản lượng: Cứ 1kg hạt đậu xanh sản xuất tối thiểu được 7-9kg mầm giá thành phẩm.

+ Tiêu chí về chất lượng: thân mầm giá trắng đều, đường kính 2-3mm, chiều dài giá tùy thị hiếu người tiêu dùng(4-5-7cm). Quan trọng hơn cả là giá phải có độ giòn, có mùi thơm đặc trưng, không bị nhớt, không có mùi hôi khó chịu, giá không bị thâm và thối nhũn khi bán ngoài thị trường, thời gian bảo quản kéo dài và đặc biệt giá đỗ thành phẩm không được nhiễm nấm khuẩn gây bệnh(giá bị nhớt, mùi hôi). Nếu giá nhiễm nấm khuẩn vừa làm giảm chất lượng giá đỗ vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất giá đỗ đôi khi chúng ta thấy chất lượng giá đỗ thường không cao như: giá bị mất màu trắng tự nhiên, giá đỗ nảy mầm không đều, giá thường bị thối nhũn, thời gian bảo quản không dài, đôi khi có mùi hôi khí chịu, thậm chí giá bị nhớt...

Nguyên nhân làm cho giá có sản lượng thấp, chất lượng không cao, thường xuyên bị thối nhũn, thối đen rễ, giá nhớt và có mùi hôi khó chịu:

Nguyên nhân thứ nhất: Do chất lượng hạt không đảm bảo, hạt để quá lâu, quá trình bảo quản hạt không tốt, hạt hút ẩm hoặc bị côn trùng gây hại làm giảm lượng dinh dưỡng trong phôi hạt. Hạt đậu xanh dùng để sản xuất giá đỗ cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau: hạt mẩy, đều hạt, không bị sâu mọt, không bị nép lửng, không nhiễm nấm mốc, được bảo quản cẩn thận, không để quá lâu.

Nguyên nhân thứ hai: Do quá trình ngâm hạt chưa đúng kỹ thuật và không phù hợp với điều kiện sản xuất. Trong quá trình ngâm hạt thì yếu tố thời gian ngâm hạt rất quan trọng.

Thời gian ngâm hạt phụ thuộc vào những yếu tố sau:

Một là: Phương pháp ủ hạt. Phương pháp ủ hạt ở đây chính là phương thức sản xuất. Tức là ủ bằng các dụng cụ truyền thống tự chế (lu, vại, thùng…) hay ủ  bằng máy tự động, bán tự động. Ủ bằng máy thường cho chất lượng mầm giá đồng đều hơn, phát sinh mùi ít hơn tuy nhiên đôi khi vẫn gặp tình trạng giá bị nhớt, thâm đen phần đầu mầm hoặc phần gốc rễ (cổ rễ). Nhiều cơ sở sản xuất giá kinh doanh cho biết sản lượng làm ra không ổn định theo thời gian (mẻ được, mẻ không, tỷ lệ thành phẩm không đều).

Hai là: Thời gian ngâm hạt phụ thuộc vào từng loại giống, nguồn gốc giống, chất lượng và thời gian bảo quản hạt giống. Nếu chất lượng hạt giống tốt (hạt mẩy, đồng đều) thì thời gian ngâm là ngắn hơn. Hạt giống để quá lâu cần giảm thời gian ngâm hạt, bởi hạt để trong thời gian dài thì chất lượng hạt đã giảm phần nào, đồng thời sự ngủ nghỉ của hạt gần như không còn. Do vậy thời gian ngâm hạt cần điều chỉnh ngắn hơn.Về sinh lý thực vật mà nói một số hạt giống có thời gian ngủ nghỉ bắt buộc người ta thường tăng thời gian ngâm hạt và bổ sung thêm GA3 để phá vỡ “sự ngủ nghỉ” của hạt từ đó thúc đẩy quá trình nảy mầm. Tuy nhiên trong sản xuất giá đỗ sạch, người ra không thể sử dụng GA3 do vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ba là: Thời gian ngâm hạt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. Trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ cao cần giảm thời gian ngâm hạt, bởi ở điều kiện này hạt hô hấp rất mạnh và nhanh, cần nhiều ôxi (sự thông thoáng). Nếu ngâm hạt quá lâu trong nước, hạt sẽ bị thiếu oxy, khi thiếu oxy hạt hô hấp yếm khí, quá trình cung cấp năng lượng cho hạt nảy mầm bị cản trở dẫn đến tỷ lệ nảy mầm không cao, không đồng đều. Ngược lại trong điều kiện lạnh, khô nên ngâm hạt trong nước ấm(40-42oC), với thời gian dài hơn để tạo thuận lợi cho quá trình hô hấp của hạt xảy ra hoàn toàn. Khi nhiệt độ xuống thấp (mùa đông) các phản ứng hóa sinh trong hạt diễn ra chậm hơn do đó cần ngâm hạt với thời gian dài hơn.

Thực tế oxy trong nước thường thấp hơn nhiều so với trong không khí, do vậy ngâm hạt liên tục trong nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của hạt, quá trình hô hấp của hạt vật nói chung rất cần oxy. Vì vậy để tăng sản lượng giá, chất lượng giá ở giai đoạn ngâm hạt đôi khi cần áp dụng phương pháp ngâm “phân đoạn” mục đích là để tăng khả năng tiếp xúc của hạt với không khí (oxy). Phương pháp này thực chất là giảm hô hấp yếm khí (hô hấp vô hiệu). Chẳng hạn nếu tổng thời gian ngâm hạt là 6 tiếng thì ta chia làm 2-3 giai đoạn ngâm: cứ ngâm 1-1,5 tiếng lại vớt hạt để ráo nước 10-15 phút, sau đó lặp lại 2 lần như trên. Phương pháp này tốn công nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt.

Tóm lại không nên ngâm hạt trong nước với thời gian quá dài, hay quá ngắn điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm của hạt, sức sống và sự “vươn dài” của mầm sau này, thêm nữa là mầm giá có thể phát sinh mùi hôi khó chịu do sự phát triển của nấm khuẩn gây mùi và hoạt động hô hấp yếm khí của hạt.

Nguyên nhân thứ ba: Do chất lượng nước sử dụng để ngâm hạt và ủ hạt không đảm bảo. Nguồn nước có nấm khuẩn là nguyên nhân trực tiếp làm nhớt giá, thối mầm giá, đen rễ, làm giảm độ cứng giòn của giá, sự phát triển mạnh của nấm khuẩn gây mùi hôi làm giá đỗ mất mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt nếu ăn sống giá đỗ bị nhiễm nấm khuẩn sẽ không tốt cho sức khỏe đường ruột, đôi khi gây tiêu chảy cho người sử dụng.

Nguyên nhân thứ tư: Do sự tích tụ của nấm khuẩn gây bệnh trong các dụng cụ chuyên dùng ủ hạt đặc biệt là nấm gây thối và đen đầu thân mầm. Nấm khuẩn gây bệnh thường phát sinh ở thời kỳ ngâm hạt và phát triển mạnh ở thời kỳ ủ hạt (từ ngày thứ 2-3 trở đi đã thấy dấu hiệu thối nhớt giá). Do dụng cụ chuyên dùng sản xuất giá đỗ không được khử trùng thường xuyên, dẫn đến tích tụ nấm khuẩn gây bệnh làm cho giá hay bị thối và đen đầu thân mầm, sau khi ra giá thời gian bảo quản không được lâu, chất lượng giá xuống rất nhanh khi đem ra thị trường bán.

Nguyên nhân thứ năm: Do sự sinh nhiệt trong khi ủ giá và quá trình tưới - rửa giá không phù hợp. Trong thời kỳ ủ hạt nếu tra hạt với mật độ quá dày, điều kiện bên trong khoang ủ không thông thoáng, kém sự lưu thông khí dẫn đến khả năng hô hấp của hạt không được thuận lợi (thiếu ôxi là điều kiện tạo ra quá trình hô hấp vô hiệu) đồng thời quá trình hô hấp của hạt thường sinh nhiệt làm bên trong khoang ủ giá nóng lên. Tất cả điều này làm cho sự phát triển kéo dài của mầm giá bị cản trở dẫn đến mầm giá không đồng đều, thân mầm nhỏ và yếu, ở ngày cuối trước khi ra giá thường có mùi hôi, giá mềm, không cứng giòn, mất màu trắng, khi đem ra ngoài thường hay bị thâm, thối nhanh. Vì vậy trong quá trình ủ giá cần chú ý tưới nước cho giá (mục đích làm giảm nhiệt độ trong khoang ủ) kết hợp với rửa giá có bổ sung chế phẩm AKH SUPER500R nhằm khắc phục những vấn đề nêu trên.

Tại sao khi làm giá cứ đến ngày thứ 2-3, giá bắt đầu có biểu hiện thối nhũn, mùi hôi, nhớt giá, đen mầm giá, thối rễ ?

Như trên đã phân tích, trên bề mặt hạt đỗ xanh và trong nguồn nước có nấm khuẩn(kể cả nước máy). Ở 1-2 ngày đầu của chu kỳ ủ, nấm chưa phát triển mạnh, tuy nhiên sang ngày thứ 2-3 trở đi nấm khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh trên mầm giá, bộ rễ tạo ra độ nhớt giá, gây thối rễ, thối mầm giá. Sự gây hại xảy ra không đều, có chỗ bị thối, có chỗ không. Nguồn nấm bệnh còn bị tồn lưu trên các dụng cụ làm giá từ chu kỳ này sang chu kỳ khác dẫn đến sản lượng và chất lượng giá không đều (mẻ được, mẻ không).

Dùng nước vôi trong có xử lý được tình trạng nấm khuẩn gây thối nhũn giá không ?

Vôi có tính kiềm, có chứa Canxi dạng Ca2+, tuy nhiên nếu lạm dụng trong quá trình làm giá càng khiến chất lượng giá, sản lượng giá giảm sút, gây ngộ độ canxi. Hơn nữa vôi không có khả năng diệt nấm khuẩn triệt để. Sử dụng vôi ở nồng độ cực cao mới có tác dụng kìm hãm nấm khuẩn phát triển (nhưng hiệu lực kém, không cao), tuy nhiên nếu dùng ở liều lượng vôi cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển và nảy mầm của hạt.

Giải pháp toàn diện để Giá Đỗ có sản lượng cao và chất lượng tốt

Mục tiêu sản xuất giá đỗ kinh doanh là sản lượng cao, ổn định, chất lượng giá tốt, đồng đều, giá không bị thâm đen, không bị thối nhũn, giá có độ trắng thơm giòn tự nhiên.

Trong quá trình làm giá nên sử dụng chế phẩm AKH SUPER500R - loại chuyên dùng cho giá đỗ. AKH SUPER 500R có vai trò bổ sung dinh dưỡng khoáng cân đối đầy đủ giúp cho hạt nảy mầm tốt, tỷ lệ nảy mầm cao (làm tăng năng suất) đồng thời AKH SUPER 500R có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh thối nhũn ngay từ giai đoạn ngâm hạt và giai đoạn phát triểm mầm giá đỗ, giúp mầm giá đỗ trắng, giòn hơn, hạn chế nhớt giá thành phẩm, tạo ra sản phẩm giá đỗ sạch theo đúng nghĩa (giá vô khuẩn).

TƯ VẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIÁ ĐỖ SẠCH, CHẤT LƯỢNG CAO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NANO SINH HỌC: THS PHẠM CÔNG KHẢI 24/7 - 0976 804 678 - 0835 99 85 99

Tác dụng cơ bản của AKH SUPER trong sản xuất giá đỗ và rau mầm:

+ Tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng năng suất giá.

+ Bổ sung thêm Canxi giúp giá giòn hơn, chống nhớt giá hữu hiệu.

+ Tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây bệnh thối nhũn trên thân mầm và bộ rễ của giá đỗ, giúp giá đỗ có mùi thơm đặc trưng.

+ Khử tuyệt đối mùi hôi phát sinh trong quá trình làm giá. Tạo ra dòng SP giá sạch, chất lượng cao.

+ Sản phẩm sạch, an toàn khi sử dụng, hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh(đã được kiểm định). Sản phẩm AKH super 500R có thể sử dụng thường xuyên, liên tục, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sản xuất. Sử dụng AKH super 500R định kỳ trong quá trình sản xuất giá đỗ còn có tác dụng tiêu diệt nấm khuẩn trên dụng cụ làm giá (khử trùng).

Chế phẩm AKH super 500R được sản xuất theo công nghệ cao (công nghệ nano sinh học), nguyên liệu sản xuất đầu vào được nhập khẩu từ Đức, sản phẩm sạch, không độc hại, khi sử dụng trên giá đỗ và rau mầm tạo ra dòng sản phẩm sạch, có thể ăn ngay, sử dụng ăn sống mà không lo dư lượng các chất bảo quản.

dụng chế phẩm AKH super 500R chuyên dùng cho sản xuất giá đỗ sạch (sản phẩm chuyên dùng để sử dụng cho rau mầm và giá đỗ sạch):

Bước 1: Rửa sạch hạt, loại bỏ hạt không đạt chuẩn. Dùng 5-8ml chế phẩm AKH super 500R pha với 1-1,5lít nước ngâm hạt trong thời gian 2-4 tiếng.

Bước 2: Thời kỳ ủ giá, phát triển mầm giá

Khi mầm giá đạt chiều dài 1-1,5cm. Dùng 5-10ml chế phẩm AKH super 500R pha với 1-2 lít nước xử lý ngâm giá trong thời gian 5-10 phút sau đó xả nước ra, không được rửa lại bằng nước (ngâm rửa).

Đối với rau mầm dùng 5ml AKH super 500R pha với 1 lít nước phun dạng sương mù lên thân rau mầm, 1-2 ngày phun 1 lần cho đến khi thu hoạch.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com