Phần 3: Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xả nhị(xổ nhị/nhụy)
Giai đoạn xả nhị nhà vườn cần lưu ý 4 vấn đề quan trọng: Chế độ nước tưới, quản lý đọt, dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh hại.
3.1 Chế độ nước tưới cho sầu riêng giai đoạn xả nhị (xổ nhị, xổ nhụy)
Trước khi xổ nhị 4-6 ngày giảm dần nước tưới(giảm 30-50% lượng nước tưới so với bình thường) và không đi phân gốc, chỉ phun nano Canxi Silic dưỡng bông. Khi cây vào xả nhị không tưới dư nước, giảm 60-65% lượng nước tưới (giữ độ ẩm đất 40-45%). Dư nước giai đoạn xả nhị sẽ làm cho hạt phấn loãng và yếu, trái non dễ rụng, giảm tỷ lệ đậu trái. Tuy nhiên cũng không nên ngừng tưới nước giai đoạn xổ nhị, bởi khi thiếu nước đài hoa khô nhanh và dính trái(khó rụng đài hoa), trái non không phát triển(chậm lớn), tạo điều kiện cho rầy rệp phát triển mạnh do đó để hạn chế rủi ro trước khi xổ nhị 2-3 ngày nên tưới nước lượng nhỏ đủ để duy trì ẩm (lượng nước tưới bằng 25-30% so với nhu cầu bình thường, không tưới nhiều nước ở mỗi lần tưới). Chế độ nước tưới rất quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc sầu riêng, nếu thiếu nước bông nhỏ, đài hoa khô dính, ảnh hưởng đến sinh trưởng trái non và làm gia tăng tỷ lệ nấm bệnh đặc biệt là nấm cuống và rầy rệp.
Thiếu nước đài hoa sầu riêng bị khô dính, khó rụng hết, trái non chậm lớn, cuống nhỏ
Nano Canxi Silic SiO2 giúp dẻo dai cuống, chống mưa acid, chống rụng trái non, chống sốc nhiệt cho cây sầu riêng, hạn chế méo trái, chống nứt dọc cuống, bể gai, nứt trái
Vậy làm thế nào để biết cây đủ nước, đủ ẩm ?
Độ ẩm thích hợp giúp cây khỏe, đậu trái tốt, tránh sốc nước, sốc nhiệt, giảm hiện tượng cháy rễ tơ. Giai đoạn trước xả nhị giảm dần lượng nước tưới so với trước đó (độ ẩm đất 50-60%). Giai đoạn sầu riêng xổ nhị duy trì độ ẩm đất 40-45%, tưới vào buổi sáng, tránh sốc nước, sốc nhiệt. Tuy nhiên nếu điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài(nhiệt độ 39-40oC) nên tưới vào chiều tối. Chú ý tưới chờm ra phía ngoài tán lá 1-2m (đảm bảo sinh trưởng của rễ tơ, hạn chế sốc nước khi có mưa trái mùa). Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy, để biết đất đủ độ ẩm, dùng bàn chân trần bước vào mô cây thấy vừa đủ mát bàn chân là được. Hoặc sau khi tưới 2 tiếng, dùng tay bóp đất không bị dính tay là đạt độ ẩm cho cây.
3.2 Quản lý đọt cho sầu riêng giai đoạn xả nhị
Sau giai đoạn xả nhị, trung bình mỗi cây sầu riêng hình thành hàng nghìn trái non. Thời điểm này nếu cây đi đọt chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và gây rụng trái non hàng loạt (rụng que diêm; rụng sinh lý). Do vậy giai đoạn xả nhị nhà vườn cần kiểm tra thường xuyên, nếu thấy đọt ngủ thì yên tâm(đỉnh sinh trưởng hơi cong, không có dấu hiệu mở). Tuy nhiên nếu đọt đang giai đoạn thẳng mũi giáo chuẩn bị đi đọt ta tiến hành chặn đọt ngay, không để đọt mở lá bởi khi lá mở chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng nuôi trái non, gây rụng trái hàng loạt. Trường hợp đọt đã ra đuôi tôm thì không chặn được nữa mà lúc này ta bắt buộc đốt đọt mà đốt đọt sẽ dẫn đến suy cây (ảnh hưởng dàn lá nuôi trái non). Để chặn đọt hiệu quả giai đoạn xả nhị ta nên phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Sau 15 ngày ta cho mở lá, dìu đọt giúp lá dày và chuyển lụa nhanh (thời điểm này trái non đã ổn định hơn so với thời điểm trước đó).
Như vậy giai đoạn xả nhị ta cần xác định được giải pháp: khi nào cần chặn đọt, khi nào cần dìu đọt và khi nào đốt đọt (chủ động dự phòng các tình huống xảy ra). Trước xả nhị 15-20 ngày nếu cây đi đọt ta cần phun mở lá nhanh (phun 2 lần, 4-6 ngày/lần, sau đó phun già lá), đảm bảo lá mở và chuyển lụa khi xả nhị.
3.3 Chế độ dinh dưỡng cho sầu riêng giai đoạn xả nhị
Trước 5-7 ngày và trong giai đoạn xổ nhị, đậu trái non không đi phân gốc(nếu thấy cần thiết có thể bón Kali trắng K2SO4 trước sổ nhị 15-20 ngày). Sau xổ nhị 3-6 ngày phun nano Canxi Super, nano Silic Kali hữu cơ, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần (chỉ đi phân gốc sau khi xổ nhỉ hoàn toàn 20-25 ngày trở ra): Dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml nano Silic Kali pha 300 lít nước phun đều tán lá, phun 2 lần liên tiếp, cách nhau 7 ngày/lần.
Trước xả nhị 5-7 ngày giảm dần lượng nước tưới và duy trì độ ẩm vừa phải, sau đó tưới tăng dần khi trái non được 20 ngày
3.4 Phòng trị sâu bệnh tổng hợp cho sầu riêng giai đoạn sau xả nhị 3-6 ngày
Giai đoạn xả nhị vườn sầu riêng rất nhiều côn trùng chích hút và nấm bệnh (do thời kỳ hoa xả nhị rất giàu dinh dưỡng và đường). Do đó sau xả nhị 3-6 ngày cần chủ động quản lý rầy rệp và nấm bệnh cho sầu riêng (đặc biệt là nấm thán thư, nấm cổ bông). Cụ thể:
Dùng 500-600ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Đồng oxyclorua pha 200 lít nước phun đều thân lá, chùm bông, phun 2 lần liên tiếp, cách nhau 7 ngày/lần. Nano Bạc Đồng Super, nano Đồng Oxyclorua không độc hại, không gây ngộ độc cây nên rất an toàn khi sử dụng cho sầu riêng giai đoạn xả nhị, đậu trái non (có thể phun trực tiếp lên chùm bông, trái non).
Một trường hợp nhà vườn hay gặp phải trong giai đoạn này đó chính là sau khi cây xổ nhụy nếu gặp mưa dẫn đến cây bị sốc nước gây rụng bông hàng loạt. Lúc này bà con cần xem xét kỹ nếu vườn rụng khoảng 70-80% sau khi xổ nhụy thì tiến hành cắt bỏ toàn bộ số bông còn lại trên cây. Sau khi cắt bỏ bông bà con phun tạo mầm hoa lại bằng 10-60-10 hoặc Lân 86 kết hợp Shellac Suger, chú ý nên xịt ướt đẫm thân cành lá.
Sầu riêng bị rụng bông và trái non hàng loạt nếu gặp mưa trái mùa hoặc đi đọt mạnh
Công dụng và ưu điểm vượt trội của chế phẩm Shellac Suger:
+ Giúp cành mẹ thành thục nhanh, duy trì tỷ lệ C/N trên cành mẹ ở mức phù hợp, hạn chế phát triển đọt non. Không gây ức chế sinh trưởng đột ngột, các mô lá của cây không bị ảnh hưởng tổn thương sinh lý. Chế phẩm Shellac Suger thúc đẩy phân hoá mầm hoa theo quá trình sinh lý tự nhiên, không tạo stress đột ngột cho cây, không làm suy kiệt cây do đó chùm hoa phát triển đều, hoa to khoẻ, tăng cường chức năng sinh lý của hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng trái non.
+ Bổ sung nano trung vi lượng dễ hấp thu (Mg, Ca, B, Zn, Cu, Fe, Mo).
+ Giúp mầm hoa ra sáng đều, tập trung thành đợt, chùm hoa to khoẻ, tăng cường chức năng hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu quả rõ rệt, chống sốc nhiệt. Shellac Super kết hợp với nano Canxi Super phun giai đoạn sau xả nhị giúp chống rụng trái non, mập cuống, trái lớn nhanh, hạn chế trái méo mó dị dạng, chống nứt dọc cuống.
Phần 4: Chăm sóc sầu riêng giai đoạn trái non và nuôi dưỡng trái
4.1 Tỉa trái, tuyển trái
Sau khi xả nhị khoảng 15 ngày bắt đầu tỉa trái, tuyển trái 3 đợt:
Đợt 1: Sau xổ nhị 15 ngày
Đợt 2: Sau xổ nhị 30 ngày
Đợt 3: Sau xổ nhị 40-45 ngày
Nguyên tắc tỉa trái: Tỉa chùm, tỉa bỏ bớt trái méo mó dị dạng, tỉa sao cho trái phân bổ đều trên các cành, không dính vào nhau là tốt nhất (không để quá nhiều trái, có thể dẫn đến suy do cây không đủ sức nuôi).
4.2 Phân bón cho sầu riêng giai đoạn nuôi dưỡng trái
Thời kỳ xả nhị của sầu riêng diễn ra khoảng 5-18 ngày. Sau khi kết thúc xả nhị, trái non bắt đầu hình thành và phát triển. Giai đoạn đầu, dinh dưỡng tập trung phát triển vỏ trái và hình thành hạt. Đây là giai đoạn phân chia tế bào để định hình vì thế giai đoạn này sẽ xảy ra hiện tượng rụng sinh lý. Do đó việc quản lý rụng trái non trong giai đoạn này được đặt ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất dinh dưỡng và các hormon sinh trưởng(đặc biệt là auxin). Quá trình phân chia tế bào nếu gặp điều kiện bất lợi như nắng nóng, nhiệt độ cao, khô hạn, sâu bệnh, thiếu và mất cân đối dinh dưỡng thường trái sẽ chậm lớn và dễ rụng. Một vấn đề nữa thường gặp phải đó là trái sầu riêng bị méo, dị dạng phần lớn là do thiếu dinh dưỡng, chất lượng hạt phấn kém và cây đi đọt mạnh. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ, kịp thời với hàm lượng lân cao là rất cần thiết.
Chế độ dinh dưỡng cho sầu riêng sau khi xả nhị:
Sau khi xả nhị 3-5 ngày(giai đoạn tim đèn): tiến hành tưới nhấp nước cho cây với lượng nước khoảng 40-50% lượng nước so với bình thường để giữ ẩm cho cây (1 ngày tưới 1 ngày nghỉ). Sau đó dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml nano Kali-Silic pha 300 lít nước phun đều tán lá, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.
Sau khi xả nhị 20 ngày(trái 20 ngày tuổi): Bón gốc NPK 15-15-15 (1-1,5kg/cây) kết hợp dùng 500ml nano Canxi Super + 500ml nano Silic SiO2 pha 300 lít nước phun đều thân lá. Ngoài ra phun thêm phòng trị nấm bệnh: Dùng 500ml Bạc Đồng Super + 500ml nano Đồng Oxyclorua pha 200 lít nước phun tán lá, chùm bông.
Sau xả nhị 30 ngày: bón gốc NPK 15-15-15 (1,5-2,5kg/cây) kết hợp phun nano Canxi Super, nano Bạc Đồng Super và nano Đồng Oxyclorua.
Sau xả nhị 40 ngày: bón gốc NPK 15-15-15 (1,5-2,5kg/cây) kết hợp phun nano Canxi Super, nano Bạc Đồng Super và nano Đồng Oxyclorua. Giai đoạn này chú ý nếu trái nhiều có thể đi đạm cao, trái ít và vừa thì đi phân 3 số NPK.
Khi bón phân cần tưới nước cho cây để phân dễ hòa tan, sang hôm sau có thể tưới lại thêm 1 lần nữa để phân thấm sâu vào đất (sau lần này lại tiếp tục duy trì 1 ngày tưới 1 ngày nghỉ). Các giai đoạn sau xem tiếp bảng 3 dưới đây.
Bảng 3: Phân bón cho sầu riêng giai đoạn sau xả nhị, nuôi dưỡng trái
Kali có vai trò rất quan trong đối với sầu riêng (nhất là giai đoạn nuôi trái). Kali thúc đẩy quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết được tổng hợp từ quang hợp ở lá về nuôi trái, làm tăng chất lượng trái. Thiếu Kali làm gia tăng tỷ lệ trái bị sượng. Do đó để giữ chất lượng trái tốt, trong suốt quá trình nuôi dưỡng trái nên chú ý bón phân có chứa hàm lượng Kali cao. Trái 80-90 ngày(nở hộc, lên cơm), không đi phân có hàm lượng đạm cao, nên sử dụng phân có hàm lượng Kali cao (Kali Sunphat hoặc 0-3-12), trước thu hoạch 6-7 ngày ngưng tưới nước.
Ngoài ra trong quá trình dưỡng trái cần bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng qua lá, giúp bộ lá quang hợp tốt hơn (phun lá nano Silic – Canxi – Magie – Kẽm).
Ở giai đoạn nuôi trái (40-100 ngày) nếu cây sầu riêng đi đọt mạnh trái sẽ bị giật hộc, méo trái, chất lượng cơm kém. Do đó giai đoạn này cần tăng cường phun chế phẩm nano Canxi Super và nano Silic-Kali hữu cơ giúp trái nở hộc, lên cơm(giai đoạn trái 80-90 ngày).
Với sầu riêng giống Thái từ lúc hoa xả nhị (hoa nở) đến lúc trái chín kéo dài khoảng 130 ngày. Với giống Ri và Mu chỉ khoảng 90-100 ngày. Do đó nhà vườn phải quản lý chặn đọt tốt, chỉ cho mở lá và dìu đọt khi thấy an toàn (sau đậu trái 15 ngày trở đi. Nếu đọt ra đuôi tôm vào đúng thời điểm xả nhị, trái non bắt buộc phải đốt đọt để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái chứ không dìu được, khi trái gần chín mà đọt còn đang nhú hay đang lụa thì trái sầu riêng thường bị sượng (đốt đọt ảnh hưởng tới dàn lá nuôi trái).
Duy trì cỏ dại vào các thời điểm thời tiết cực đoan tránh sốc nhiệt cho sầu riêng
Công dụng nano Canxi Super: Nano Canxi Super có chứa nano Canxi cacbonate, Bo, Ca và trung vi lượng dạng nano dễ hấp thu, giúp cuống dẻo dai, ức chế hình thành tầng rời, chống rụng quả, chống mưa acid, giúp trái phát triển ổn định, hạn chế hiện tượng cháy múi và nứt dọc cuống do thiếu Canxi-Bo. Bo tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp ổn định thành tế bào làm cho cuống trái chắc hơn hạn chế tình trạng tháo khớp và rụng trái non. Nano Bạc Đồng Super, nano Đồng Oxyclorua tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh, không gây nóng cây, không ảnh hưởng tới sinh trưởng trái non (chú ý phòng trừ bọ trĩ gây hại trái non).
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com