Kỹ thuật chăm sóc nấm mộc nhĩ (nấm mèo), phòng và trị bệnh nấm khuẩn gây bệnh dại cho nấm mộc nhĩ

Mộc nhĩ là một loài thực vật hạ đẳng, chúng không có rễ, thân, lá như cây thượng đẳng mà cơ thể của chúng là những sợi nhỏ màu trắng len lỏi trong rơm rạ, trong thân gỗ. Phần mà chúng ta thường nhìn thấy và ăn được gọi là cây nấm  bản chất chính là quả thể của nấm, nó tương đương với bông hoa ỏ cây thượng đẳng, các bào tử nấm  tương đương với hạt của cây thượng đẳng. Mộc nhĩ có tới 10 loài. Các loài phổ biến là loài cánh mỏng (Auricularia auricula) và loài cánh dày (Auricularia polytrichee). Chúng là một loại nấm  ăn mọc phổ biến ở vùng có khí hậu nóng ẩm.

Mộc nhĩ thường có màu nâu hồng (hồng thịt) tới nâu đen. Khi khô có thể phân biệt rõ 2 mặt trên và dưới. Mặt trên thường có một lớp lông mịn nhỏ li ti, còn mặt dưới chứa các bào tử. Khi cây mọc nhĩ đã già, bào tử có thể phát tán đi theo gió tới chỗ gặp điều kiện thuận lợi (có ẩm, Cellulose) chúng sẽ mọc ra khuẩn ty (là một sợi trắng nhỏ xíu) sau đó hình thành mộc nhĩ. Chính vì vậy vào đầu mùa mưa khi vào rừng chúng ta thường gặp mộc nhĩ trên các thân cây gỗ mục. Ở mộc nhĩ có một hệ men Cellulose rất phát triển, hệ men này phân hủy gỗ để làm thức ăn nuôi chúng. Vì vậy ở đâu giàu Cellulose và lignhin thì đó là nơi mộc nhĩ có thể sinh sống và phát triển đặc biệt là khi có độ ẩm. Do đó người ta có thể trồng mộc nhĩ trên mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, rơm rạ…

Sự phát triển của mộc nhĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH…

Nhiệt độ thích hợp để mộc nhĩ phát triển là từ 25 – 32oC. Khi nhiệt độ lên trên 35oC hoặc dưới 15oC thì mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất thấp. Thường quan sát thấy các biểu hiện như mộc nhĩ mọc thưa dần, cánh mỏng, cây nhỏ và mép xoăn nhiểu, khi nhiệt độ xuống thấp mộc nhĩ có cánh dày hơn nhưng quả thể nhỏ và lông dài hơn.

Độ ẩm của giá thể trồng mộc nhĩ (mùn cưa, thân cây gỗ..) thích hợp nhất để trồng mộc nhĩ là 60 - 65%. Độ ẩm không khí ở nơi trồng mộc nhĩ vào khoảng 90 – 95%. Nếu khô quá hoặc ẩm quá đều không tốt.

Mộc nhĩ có thể mọc trong môi trường có độ pH  dao động từ 4 – 12. Trong giai đoạn đầu khi ủ sợi cần để trong môi trường acid yếu, tới khi mộc nhĩ mọc ra thì nó ưa môi trường trung tính tới kiềm.

Khi mới trồng mộc nhĩ, tức là giai đoạn ủ sợi  nên giữ chúng trong điều kiện thông thoáng, tránh giữ chúng ở những nơi quá kín, bí hơi. Tới giai đoạn mộc nhĩ bắt đầu mọc cần giữ chúng ở điều kiện có độ thông thoáng vừa phải. Nếu để thông khí mạnh mộc nhĩ sẽ phát triển chậm, cánh mỏng, đôi khi có thể làm chúng bị chết.

Mộc nhĩ không có khả năng quang hợp như cây xanh, chúng sống nhờ năng lượng phân hủy từ Cellulose của giá thể. Do đó về cơ bản chúng không cần ánh sáng. Tuy nhiên, trong các giai đoạn khác nhau cần điều chỉnh độ chiếu sáng sao cho phù hợp với sự phát triển của mộc nhĩ. Thời kỳ ủ sợi chỉ cần giữ chúng ở chỗ tối, điều kiện tối sẽ tăng cường sự phát triển của màng. Tới giai đoạn mộc nhĩ đã phát triển và mọc nhiều, phủ kín bề mặt giá thể thì tiếp tục nâng mức ánh sáng lên (tối đa là ánh sáng tán xạ tương đương với mức ánh sáng của một căn phòng có mở cửa thông thoáng). Đây là ngưỡng cuối cùng không nên tăng ánh sáng hơn nữa là do nếu cường độ ánh sáng quá mạnh thì mộc nhĩ có màu đen sẫm và kém phát triển, tuy nhiên nếu để trong điều kiện quá tối chúng sẽ có màu trắng và cũng kém phát triển. Vì vậy bằng cách nhìn màu của cánh mộc nhĩ ta có thể điều chỉnh để có độ chiếu sáng thích hợp. Khi thấy cánh mộc nhĩ (quả thể nấm ) có màu hồng thịt là tốt nhất.

Mộc nhĩ có khả năng phát triển tốt trên rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: Các loại cây gỗ mềm có nhựa mủ trắng, không có tinh dầu, không độc nhưu mùn cưa, vỏ lạc, trấu, rơm rạ…Chính nhờ hệ men Cellulose rất mạnh có trong mộc nhĩ mà chúng có thể sử dụng nguồn Hydrat carbon dồi dào có trong nguyên liệu để chuyển từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu để mộc nhĩ có khả năng hấp thu được. Vào thời kỳ ủ sợi, nếu cung cấp thêm một lượng đạm vừa phải sẽ giúp mộc nhỉ phát triển mạnh hơn.

Mộc nhĩ được trồng trên mùn cưa 1 năm 2 vụ: Vụ Xuân từ 01/01 – 10/03; Vụ Đông từ 15/8 – 10/10

Dựa vào Quy trình trên chúng ta có thể xử lý chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái vào các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn xử lý giá thể: Sau khi ủ bằng nước vôi, dùng 500ml chế AKH SUPER500N pha với 100-120 lít nước sạch phun/tưới ẩm đều lên 2000-3000kg giá thể mùn cưa.

+ Giai đoạn chăm sóc và thu hái: Sau khi ươm và  rạch bịch, khi quả thể bắt đầu phát triển ra ngoài có kích thước 1-3cm sử dụng 5-10ml chế phẩm AKH SUPER500N pha với 15 -20 lít nước phun dạng sương mù lên quả thể nấm, cách 5-10 ngày phun 1 lần. Thu hái lần 2 làm tương tự như trên.

Công dụng cơ bản của chế phẩm AKH SUPER 500T chuyên dùng cho sản xuất nấm ăn:

+ Tiêu diệt nấm, vi khuẩn và virus gây hại nấm chính (nấm ăn) theo cơ chế đặc thù. Chế phẩm AKH SUPER tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại nấm chính như: nấm mốc xanh, đen, nấm hoa cau, nấm trứng…

+ AKH SUPER là dòng chế phẩm sạch, an toàn khi sử dụng, không cần cách ly khi sử dụng chế phẩm, không có tồn dư các chất độc hại.

+ Làm tăng chất lượng cơ chất (giá thể trồng).

+ Tăng tuổi thọ của giá thể qua đó kéo dài thời gian thu hoạch.

+ Tăng chất lượng quả thể nấm.

+ Tăng sản lượng thu hoạch 15-25%.

Một số lưu ý:

+ Đối với chế phẩm AKH SUPER500N: Cần quan sát sau khi rạch bịch quả thể nấm bắt đầu phát triển thì tiến hành phun Chế phẩm AKH SUPER theo tỷ lệ pha Chế phẩm/nước là: 1/4000 -1/3000, sau đó có thể tăng dần liều lượng ở những lần phun kế tiếp(1/3000). Tức là 1ml chế phẩm AKH SUPER pha với 3-4 lít nước.

+ Mùn cưa để sản xuất mộc nhĩ tốt nhất là mùn cưa cao su, bồ đề ( không dùng mùn cưa có dầu, gỗ độc).

+ Nếu mùn cưa tạp cần phải phối trộn cơ chất theo một trong hai công thức sau(tính trên1000 kg mùn):

Cách 1: 1kg MgSO4 + 5kg đạm u rê + 30 kg lân Lâm Thao + 10 kg bột nhẹ.

Cách 2: Cám gạo 30 kg, cám ngô 30 kg, bột nhẹ 10 kg.

+ Cần điều chỉnh ẩm tốt cơ chất.

+ Thời gian hấp bịch đạt từ 90oC là 8 – 10h.

+ Điều chỉnh ánh sáng và độ thoáng không khí theo từng chu kỳ của mộc nhĩ.

+ Khi thu hái phải ngừng tưới 2 - 3 ngày mới thu hái và lôi hết gốc ra khỏi bịch, cắt gốc để phơi và sấy kh (khi mộc nhĩ cong tai lên là thu hoạch).

+ Năng suất trung bình: 1000 kg mùn cao su sau khi thu hoạch 2 - 3 lứa sẽ cho năng suất trungbình 700kg mộc nhĩ tươi hoặc 70kg mộc nhĩ khô.

Khử trùng nhà trồng nấm, nhà ươm cấy giống nấm bằng công nghệ nano diệt khuẩn nấm an toàn (Sử dụng chế phẩm AKH SUPER500):

Trồng nấm là một nghề giúp bà con làm giàu bền vững và  hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác trên cùng một đơn vị diện tích. Trong quá trình sản xuất nấm có rất nhiều khâu bà con cần xử lý với mục đích hạn chế tối đa sự phát sinh, phát triển của nấm bệnh gây thiệt hại đến nấm chính. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà các khâu khử trùng, phòng bệnh chưa đạt được hiệu quả cao dẫn đến thiệt hại kinh tế. Nấm và vi khuẩn(chủ yếu là nấm bệnh) gây bệnh trên nấm chính(nấm ăn) gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho bà con như: làm cơ chất bị hỏng(do nấm hoại sinh), cạnh tranh dinh dưỡng của nấm ăn, sinh ra độc tố làm cho nấm chính(nấm ăn) không phát triển được và gây chết. Vì vậy Sản phẩm AKH SUPER 500N ra đời với mục đích hạn chế tối đa sự phát sinh và phát triển của nấm bệnh gây hại nấm chính, giúp bà con nâng cao giá trị cũng như hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất nấm.

Phạm vi sử dụng của AKH SUPER500: Chuyên dùng khử trùng nhà trồng nấm; Xử lý giá thể trồng(cơ chất); Phun lên bịch nấm trước khi rạch mở bịch; Phun định kỳ dạng sương mù/ẩm lên quả thể đang trong giai đoạn phát triển.

Tác dụng cơ bản: Phòng và diệt nguồn bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra. Hạn chế quá trình phát sinh, phát triển của nấm mốc xanh, nấm mốc đen, nấm mốc vàng hoa cau, nấm mực và nấm trứng. Ngoài ra nếu sử dụng từ giai đoạn Trộn/ủ nguyên liệu sản phẩm AKH SUPER 500N còn làm tăng chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng giá thể do sản phẩm có khả năng ức chế sự phát sinh, phát triển của nấm hoại sinh và nấm ký sinh trên giá thể.

Quy trình sử dụng Sản phẩm AKH SUPER 500N:

*Xử lý nhà trồng nấm: Dùng 50-100ml Sản phẩm pha với 20-25 lít nước sạch phun ẩm đều trong khu vực trồng nấm(nền nhà, tường, cửa ra vào và những khu vực thường xuyên tiếp xúc...). Phun định kỳ 1-2 tuần/lần để đạt hiệu quả phòng và ngăn chặn sự phát triển của nấm và vi khuẩn ngay từ giai đoạn đầu phát sinh.

*Xử lý giá thể trước khi ủ cơ chất(nguyên liệu): Trong quá trình trộn đảo nguyên liệu trước khi ủ dùng 100-200ml AKH SUPER 500N pha với 100-200 lít nước phun ẩm đều lên 2000-4000kg giá thể. 

Hai cách xử lý trên là biện pháp phòng bệnh một cách chủ động nhất, ít tốn kém, giảm chi phí phát sinh.

 *Xử lý trước khi rạch mở bịch: Trước khi rạch mở bịch 1-2 ngày, dùng 50-100ml AKH SUPER pha với 20-40 lít nước phun ẩm  đều lên toàn bộ bề mặt bịch nấm, có thể kết hợp phun nền nhà trồng nấm.

*Xử lý trong giai đoạn chăm sóc quả thể: trong quá trình phát triển quả thể, các bào tử nấm, cơ quan sinh sản của nấm gây bệnh có thể phát triển và lây lan mạnh. Để hạn chế tình trạng này bà con nên dùng 20-30ml AKH SUPER 500N pha với 30-50 lít nước phun ẩm mù lên quả thể nấm, định kỳ 5-7 ngày phun/lần. Sản phẩm AKH SUPER 500N vừa cung cấp khoáng vi lượng cho quả thể nấm giúp nấm phát triển ổn định nâng cao chất lượng vừa diệt các bào tử cũng như cơ quan sinh sản của nấm bệnh.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com