Kỹ thuật chăm sóc cây vải thiều, vải u giai đoạn sau thu hoạch

Sau thu hoạch, cây vải thường mất sức sinh trưởng, cây suy kiệt do vừa kết thúc vụ nuôi quả. Do đó để tránh ra quả cách năm nhà vườn cẩn triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải sau thu hoạch nhằm phục hồi sức sinh trưởng cho cây, thúc cây ra các đợt lộc cành trước khi bước vào giai đoạn phân hoá mầm hoa ở vụ kế tiếp.

Kỹ thuật chăm sóc cây vải thiều, vải u giai đoạn sau thu hoạch:

1.Cắt tỉa tạo tán thông thoáng

Sau thu hoạch nhà vườn cần tiến hành cắt tỉa tạo tán thông thoáng, tán mở, hạn chế các cành che khuất ánh sáng, loại bỏ cành tăm cành vượt, cành sâu bệnh. Ngoài ra việc cắt tỉa còn có mục đích hạ thấp chiều cao cây, khống chế chiều cao cây ở mức phù hợp. Cắt tỉa kết hợp vệ sinh vườn sạch sẽ, xới xáo phá váng đất mặt, đặc biệt là khu vực xung quanh vùng rễ cây (chống nghẹt rễ vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bón phân phục hồi cây sau thu hoạch).

2.Bón phân cho cây vải sau thu hoạch (phục hồi sức cây, thúc cành lộc)

Giai đoạn sau thu hoạch, cây vải nhãn nói chung thường bị mất đi một lượng dinh dưỡng đáng kể (nuôi quả). Do đó sau khi cắt tỉa tạo tán xong, nhà vườn cần tiến hành bón phân phục hồi sức cây, chống suy kiệt cây, đồng thời thúc cành lộc phát triển đồng đều, giúp cây khoẻ mạnh phát triển bền vững. Lượng phân bón cho cây vải như sau:

+ Bón phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ ủ hoai mục với nấm đối kháng, các chế phẩm vi sinh: Mỗi cây bón 30-40kg phân hữu cơ.

+ Phân khoáng NPK: Dùng NPK 16-16-8TE, mỗi cây bón 250-500g (tuỳ tuổi cây và sản lượng quả vụ trước).

Cần lưu ý, trước khi bón phân phải tạo rãnh rộng 30-45cm, sâu 10-15cm. Hỗn hợp phân hữu cơ và NPK khoáng cần trộn đều với đất trước khi bón lấp rãnh, không rải phân trực tiếp vào rãnh mà không trộn đều với đất trước khi lấp rãnh. Giai đoạn cây vải phát triển cành lộc nhà vườn có thể bổ sung thêm đạm cá, đạm đậu tương pha loãng tưới gốc kết hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp. Tuy nhiên nhà vườn cần lưu ý không nên lạm dụng đạm cá quá liều, thừa đạm cá cây phát triển quá sung, gây khó khăn cho quá trình xử lý ra hoa ở giai đoạn sau. Để đạt hiệu quả tối ưu và hấp thu dinh dưỡng, chống mất cân đối dinh dưỡng nên pha loãng đạm cá, đạm đậu tương kết hợp với chế phẩm nano vi lượng (dễ hấp thu) tưới gốc cho cây, tưới theo các đợt lộc cành (Nano vi lượng: Ca, B, Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Si). Quá trình bón phân cần kết hợp với tưới nước vừa đủ. Vào mùa mưa cần thiết kế rãnh thoát nước tốt cho cây, tránh úng ngập, nghẹt rễ làm cây suy yếu, vàng lá.

3.Phục hồi sức sinh trưởng cho cây, trẻ hoá bộ rễ, chống nghẹt rễ và tiêu diệt tuyến trùng hại rễ cho cây vải vào mùa mưa

Tưới gốc chế phẩm Biotech Pro và nano AKH Super Plus, nano Silic SiO2: Dùng 2-3 lít chế phẩm Biotech Pro kết hợp với 500ml nano AKH Super Plus pha với 200-250 lít nước tưới ẩm nhẹ cho gốc. Đợt cành lộc đầu tiên có thể tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Các đợt cành lộc tiếp theo tưới ít nhất 1 lần (để cây vải phát triển cân đối, khoẻ mạnh, ra hoa đậu quả ổn định nhà vườn cần thúc ít nhất 3 đợt lộc cành). Ngoài ra, ở mỗi đợt lộc cành nên phun chế phẩm nano Silic SiO2 và nano AKH: Dùng 500ml nano AKH Super Plus kết hợp 500ml nano Silic pha 300 lít nước phun đều tán lá, phun theo các đợt lộc cành, mỗi đợt lộc cành phun ít nhất 2 lần, 7-10 ngày/lần. Chế phẩm nano AKH Super Plus có vai trò bổ sung cân đối đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đa trung vi lượng dễ tiêu cho cây, phục hồi sức cây, thúc bộ rễ phát triển khoẻ mạnh. Nano Silic SiO2 giúp tăng sức cây, tăng cường chống chịu hạn, chống nóng cho cây, hạn chế sâu bệnh hại cây. Chế phẩm Biotech Pro giúp tiêu diệt và ức chế tuyến trùng hại bộ rễ, chống thối rễ, vàng lá, ổn định pH đất. Trường hợp nếu pH đất dưới 5,5 nhà vườn cần sử dụng nano khoáng Ca tưới gốc cho cây 1-2 lần/vụ, đặc biệt khi cây vải bước vào giai đoạn phân hoá mầm hoa, phát triển chùm hoa (hoa chuẩn bị nở và thụ phấn – thụ tinh hình thành quả non).

4. Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho cây vải

Sau khi bón phân, vải sẽ ra các đợt lộc cành. Ở các giai đoạn phát triển lộc non nhà vườn cần chú ý phun thuốc trừ sâu, trừ côn trùng chích hút tổng hợp (có thể sử dụng kết hợp, luân phiên các hoạt chất sau: Acetamiprid, Imidacloprid, Fenobucarb, Alpha cypermethrin, Quinalphos,..).

Phòng trị nấm gây hại lộc cành: Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200 lít nước phun đều thân, lá, phun theo các đợt lộc cành của cây, mỗi đợt phun kép 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.

Khi cây vải phát triển đến độc cành cuối cùng, kết thúc đợt lộc cuối, nhà vườn dùng 500ml Shellac Suger kết hợp 500ml nano canxi Super pha 300-400 lít nước phun đều thân lá, phun 2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần. Ở giai đoạn cây chuẩn bị phân hoá mầm hoa cần tưới gốc chế phẩm ủ mầm hoa, thúc phân hoá mầm hoa, giúp cây ra hoa đều, tỷ lệ đậu cao, hoa ra sớm hơn 10-15 ngày so với chính vụ/.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com