.Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cam đường canh sau thu hoạch được tiến hành như sau:
1.Cắt tỉa tạo tán
Sau thu hoạch bà con cần tiến hành khẩn trương cắt tỉa tạo cho tán thông thoáng, loại bỏ cành tăm, cành vượt, cành vô hiệu và cành sâu bệnh không đủ tiêu chuẩn mang quả cho vụ sau. Ngoài ra chúng ta cần làm sạch cỏ dại xung quanh vùng rễ cây sinh trưởng (hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và nơi trú ngụ của côn trùng và sâu bệnh hại).
2.Đảo cây và xử lý bộ rễ
Để cam canh cho chất lượng và sản lượng quả ổn định qua từng năm bà con nên chọn thời điểm thu hoạch phù hợp, đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Cam già chín sinh lý, lên mã đẹp, đạt độ ngọt (độ đường – Brix) tối đa.
+ Không nên thu hoạch cam quá sớm hoặc quá muộn. Nếu thu hoạch quá sớm quả cam sẽ không đạt chất lượng về mẫu mã và độ ngọt. Trường hợp thu quá muộn cũng ảnh hưởng tới chất lượng quả (quả bị khô dần theo thời gian nếu thu muộn). Ngoài ra nếu thu hoạch muộn sẽ ảnh hưởng tới khả năng ủ mầm hoa và khả năng bắt quả ở vụ sau. Thông thường cam canh được trồng tại các tỉnh Bắc bộ sẽ thu hoạch vào trung tuần (hoặc cuối tháng 11) đến trước ngày 10-15/12 âm lịch hàng năm. Thu hoạch đúng thời vụ sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chăm sóc cam sau thu hoạch, có đủ thời gian cây tích lũy dinh dưỡng và phân hóa mầm hoa.
Sau khi thu hoạch bà con nhanh chóng tiến hành đảo cây, làm rễ. Việc đảo cây, chặt rễ giúp cây hãm lộc đông (chặn lộc đông, ức chế lộc đông phát triển), đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ và tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình phân hóa mầm hoa vào tháng 1 âm lịch. Ngoài ra việc đảo cây, chặt rễ còn giúp cây cam canh thay bộ rễ mới vào ở vụ kế tiếp, tăng cường khả năng phát triển rễ hút mới, giúp cây cam khỏe mạnh, nâng cao chất lượng quả, loại bỏ nấm bệnh tồn lưu ở bộ rễ từ vụ trước. Do đó việc đảo cây, xử lý rễ đúng kỹ thuật rất quan trọng đối với cam canh sau mỗi vụ thu hoạch. Bà con cần lưu ý rằng đối với cam tơ có thể tiến hành đảo cây, chặt rễ sớm hơn so với cam kinh doanh từ 30-45 ngày tùy điều kiện thời tiết từng năm (thường vào trung tuần tháng 10 âm lịch).
Lưu ý chung: Trong trường hợp cây cam canh sai quả, cây đạt năng suất cao, nếu có ý định thu hoạch muộn(do được giá cao vào cận tết) thì bà con nên cho cây cam canh nghỉ bắt quả ở năm tiếp theo. Do cây cam mang quả nhiều, đã đuối sức, lại thu hoạch muộn nên không đủ tiêu chuẩn để quả cho năm sau. Nếu chúng ta cố tình ép bắt quả thì chất lượng quả ở năm kế tiếp cũng rất kém, cây dễ bị sâu bệnh, cây kém bền. Đợi sau một năm nuôi cây, phục hồi sức sinh trưởng bà con tiếp tục bắt quả bình thường (ở đây chúng ta có thể hiểu 2 năm mới thu một vụ cam, tuy nhiên chất lượng và sản lượng quả tốt hơn, đảm bảo cho cây cam canh có sức bền và duy trì năng suất quả ở những năm tiếp theo).
Kỹ thuật đảo cây, chặt rễ thường được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Chặt đứt rễ, tạo bầu cây
Sử dụng dụng cụ làm vườn chuyên dụng cuốc/đào xung quanh cây tạo thành bầu hình tròn đường kính phụ thuộc vào độ rộng tán cây, mỗi một năm có thể đào rộng hơn so với năm trước khoảng 5-10cm. Độ sâu cuốc rễ khoảng 25-35cm tùy tầng rễ. Cần đảm bảo rằng khi đảo cây hệ thống rễ cây bị đứt hoàn toàn, lưu ý khi đảo cây không được làm vỡ bầu. Sau khi định hình bầu cây cần phơi khô, xiết nước từ 5-10 ngày (tùy điều kiện thời tiết).
Xử lý bộ rễ, đảo cây và định hình bầu cây
Tư vấn kỹ thuật chăm sóc cam đường canh:
Ths Phạm Công Khải – Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99
Bước 2: Phòng trị nấm khuẩn hại bộ rễ sau khi xử lý
Sau khi đảo cây, chặt rễ chúng ta vô tình đã tạo ra vết thương hở vùng rễ. Tại các vết thương hở này nấm khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhiễm và gây bệnh thối rễ (nấm Phytophthora sp và nấm Fusarium sp). Do đó ngay sau khi chặt rễ bà con sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua phun trực tiếp xung quanh vùng rễ vừa xử lý. Dùng 50-60ml chế phẩm nano bạc đồng plus và 50-60ml nano đồng oxyclorua pha với bình 15-20 lít nước phun trực tiếp vào phần rễ đã xử lý trước đó. Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua có tác dụng tiêu diệt trực tiếp nấm khuẩn gây bệnh hại bộ rễ, an toàn khi sử dụng cho cây (không độc hại và không gây ngộ độc rễ, không làm chai cứng đất, không để lại tồn dư các chất độc hại).
Tham khảo công dụng của chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua tại link sau đây:
http://nanobacsuper.com/cong-dung-cua-che-pham-nano-bac-dong-plus-va-nano-dong-oxyclorua
Bước 3: Bón phân cho cây cam đường sau thu hoạch
Cam đường canh sau một năm mang quả thường bị mất sức sinh trưởng do đó chúng ta cần bón phân hợp lý để phục hồi cây. Tiếp tục chuẩn bị cho vụ kế tiếp. Lượng phân bón cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như sau:
Thứ nhất: Lượng phân bón đầy đủ, cân đối và theo nhu cầu cây (không bón thừa hoặc thiếu). Lượng phân bón phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cây và sản lượng quả vụ trước.
Thứ hai: Phân bón lúc này bản chất là phân bón lót do đó cần đảm bảo rằng chúng có vai trò cải tạo đất xung quanh vùng rễ, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng và dưỡng khí qua đó thúc đẩy bộ rễ mới sinh trưởng phát triển thuận lợi,
Thứ ba: Dinh dưỡng từ phân bón lót phải phát huy khả năng nuôi quả non, tăng tỷ lệ đậu quả ở đầu vụ do đó cần lựa chọn phân bón lót phù hợp với sức sinh trưởng của từng vườn, từng cây. Thực tế cho thấy hỗn hợp phân bón lót bao gồm phân hữu cơ, đậu tương, lân super sẽ phát huy tác dụng sau khi bón từ 30-50 ngày do đó lượng phân bón này sẽ là nguồn dinh dưỡng cần thiết để nuôi hoa, quả non sau này (vì thời kỳ cây cam canh ra hoa đậu quả non không được bón phân bón gốc, dễ bị đẩy quả nếu thành phần dinh dưỡng không phù hợp).
Lượng phân bón lót sau thu hoạch như sau:
+ Phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng: 15-35kg/gốc, tùy tuổi cây. Có thể kết hợp với tro bếp (nếu có).
+ Đậu tương nghiền nhỏ: 1-2kg/gốc, tùy tuổi cây
+ Lân đơn Super: 0,4-1kg/gốc, tùy tuổi cây.
Bà con lưu ý: Nếu đất chua nên bón thêm vôi ngay sau khi đảo cây, mỗi gốc 0,3-0,6kg vôi/gốc, tùy độ chua của đất tuy nhiên cần lưu ý bón cách ly so với lân đơn Super khoảng 1-2 tuần. Nếu bón vôi và lân cùng một thời điểm sẽ xảy ra phản ứng kết tủa lân (do độ kiềm cao lân chuyển thành dạng khó tan).
Cách bón phân như sau: Lần lượt bón thành từng lớp phân hữu cơ hoai mục - Đậu tương nghiền – Lân đơn lên bề mặt đất đã xử lý từ trước đó. Trước khi lấp đất bón vào rễ hỗn hợp phân bón và đất cần được trộn đồng đều.
Hỗn hợp phân bón lót (lân + phân hữu cơ + đậu tương) và đất cần được làm nhỏ và trộn đều trước khi lấp xung quanh bầu cây đã xử lý trước đó
Bầu cây cần được thiết kế cao, dễ tưới tiêu nước, chống ngập úng mùa mưa, làm như trên(hình ảnh) giúp đất tơi xốp, thoáng khí, bộ rễ phát triển thuận lợi
Trường hợp cam đường canh trong thời kỳ sau thu hoạch nếu quan sát thấy có nguy cơ phát triển lộc đông bà con nên sử dụng chế phẩm Shellac suger phun qua lá để ép lộc đông, hạn chế khả năng phát triển lộc đông.
Sau quá trình đảo cây, chặt rễ cam canh sẽ có một khoảng thời gian ngủ nghỉ, tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị bước vào thời kỳ phân hóa mầm hoa. Thông thường vào khoảng cuối tháng 12 – 1 âm lịch hàng năm cây cam canh sẽ bước vào thời kỳ phân hóa mầm hoa. Thời kỳ này bà con bắt đầu tưới nước cung cấp độ ẩm từ từ cho cây. Khi cây đã phân hóa mầm hoa chúng ta cần phun chế phẩm nano AKH super plus để nuôi mầm hoa phát triển thành thục trước khi bước vào chăm sóc cây cam canh thời kỳ ra hoa đậu quả. Khác với bưởi diễn cam canh chỉ có một đợt hoa ở đầu vụ. Vì một lý do nào đó nếu cây không ra hoa đậu quả vào tháng 1-2 âm lịch thì gần như cam canh bị mất mùa. Trong khi đó bưởi diễn có thể ra hoa 2 nếu hoa 1 bị hỏng do sâu bệnh hoặc điều kiện thời tiết bất lợi. Chính vì vậy chăm sóc cây cam canh thời kỳ ra hoa đậu quả có vai trò rất quan trọng quyết định năng suất, sản lượng quả cho vụ kế tiếp.
Kỹ thuật chống rụng quả cho cam canh:
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com