Cây Bơ cũng như các nhóm cây ăn quả khác thời kỳ ra hoa đậu quả thường xảy ra hiện tượng như: Tỷ lệ đậu quả thấp, rụng quả sinh lý hàng loạt làm giảm năng suất quả. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ các giải pháp kỹ thuật chăm sóc cây bơ trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả, tăng tỷ lệ đậu quả và giữ quả cho cây bơ.
Nguyên nhân gây nên tình trạng rụng trái non trên cây bơ (khó kiểm soát quá trình rụng) - mời bà con và độc giả tham khảo bài viết tại link sau:
Bà con cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau đây (chăm sóc theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây):
1-Thời kỳ sau khi thu hoạch, phục hồi sức sinh trưởng cho cây
Thứ nhất: Dọn sạch cỏ dại xung quanh vùng rễ cây, cắt tỉa tạo cho tán thông thoáng, loại bỏ cành sâu bệnh, nếu đất chua nên bón vôi xung quanh gốc.
Thứ hai: Tưới phun rửa vườn bằng các chế phẩm đặc hiệu (phòng trị sâu bệnh). Dùng 500ml nano bạc đồng kết hợp với 700ml nano đồng oxyclorua pha với 200-300 lít nước phun đều một lượt qua lá, phun 2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần.
2-Thời kỳ thúc phân hóa mầm hoa, phát triển mầm hoa thành thục
Thu hoạch xong cần tiến hành các biện pháp siết nước (cắt nước, không tưới nước cho cây), bắt cây chuyển từ trạng thái sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Bất kỳ cây ăn quả nào khi chuyển giai đoạn sinh dưỡng sang sinh thực(ra hoa) đều cần tác động Stress cây, một trong những cách tiết kiệm chi phí đó là siết nước.
Sau khi kết thúc ngủ nghỉ cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, lúc này chúng ta cần quan sát màu sắc lá, độ dày lá. Khi cành mẹ đạt độ già hóa – thành thục là lúc tác động điều tiết ra hoa cho cây. Cụ thể như sau:
Phân bón gốc:
Bón đợt 1: Đạm - Lân - Kali theo tỷ lệ: 1:6:1 - Tỷ lệ này giúp cây già hóa cành mẹ, thúc đẩy phân hóa mầm hoa (áp dụng khi thấy cành lộc chưa già hóa hoàn toàn, kết thúc chu kỳ sinh trưởng sinh dưỡng).
Bón đợt 2: Đạm – Lân – Kali theo tỷ lệ 1:3:3
Trường hợp cành mẹ đã già hóa hoàn toàn chúng ta áp dụng theo công thức bón đợt 2. Lượng bón tùy tuổi cây, đường kính tán, tuy nhiên cần bón đúng tỷ lệ như trên đã hướng dẫn.
Phân bón và các chế phẩm điều tiết qua lá:
Phun các chế phẩm sau: Chế phẩm AKH SUPER PLUS kết hợp với nano canxi super (có chứa Bo – tăng cường phân hóa mầm hoa) và SHELLAC SUGER. Mục đích: thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, mầm hoa phát triển đồng đều, chùm hoa phân tầng, hoa nở đều.
Phun như sau: Dùng 500ml chế phẩm nano Canxi super kết hợp với 500ml chế phẩm SHELLAC SUGER pha với 400-500 lít nước phun đều hai mặt lá, định kỳ 7 - 10ngày/lần, phun 2 lần liên tiếp.
Lưu ý chung thời kỳ phân hóa mầm hoa – phát triển mầm hoa:
+ Sau khi thấy cây bơ đã phân hóa mầm hoa, để nuôi mầm hoa phát triển thành thục, hoa to khỏe, nâng cao tỷ lệ đậu quả chúng ta dùng 200ml chế phẩm Shellac suger kết hợp 200-300ml chế phẩm nano AKH super plus pha với bình 200-300 lít nước, định kỳ phun 7 ngày/lần, phun 2 lần liên tiếp để đạt hiệu quả tối ưu.
+ Trường hợp mầm hoa phát triển không đồng đều có thể phun Kali Nitơrat nồng độ 6-7ppm(KNO3 – 6ppm). Chẳng hạn có KNO3 nồng độ gốc 10.000ppm muốn pha 6ppm ta có thể dùng 1 lít KNO3 pha với 1600 lít nước phun qua tán lá, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày là đạt.
Lưu ý Vấn đề nước tưới: Khi bắt đầu nhú mầm hoa cần tưới nước cung cấp đủ ẩm cho cây, thời kỳ ra hoa đậu quả nếu cây thừa hoặc thiếu ẩm sẽ gây rụng hoa và quả non.
TƯ VẤN KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƠ, CHỐNG RỤNG HOA VÀ TRÁI NON
THS PHẠM CÔNG KHẢI – 0976 804 678 * 01235 99 85 99
3-Thời kỳ ra hoa đậu quả, chống rụng hoa và quả non (quan trọng)
Thời kỳ này rất quan trọng, cây bơ thường xuyên mẫn cảm với nấm bệnh do đó trong thời kỳ này các biện pháp chăm sóc cần đảm bảo các tiêu chí:
+ Thứ nhất: Tiêu diệt mầm bệnh gây hại hoa và quả non mà không gây rụng quả.
+ Thứ hai: Tăng tỷ lệ đậu quả hữu hiệu, hỗ trợ cây bơ giữ quả và nuôi quả tốt (kể cả trong điều kiện mưa ẩm cao)
+ Thứ ba: Chống rụng quả sinh lý, ngăn chặn hiện tượng hình thành tầng rời cuống.
Bà con tiến hành đồng bộ các biện pháp sau đây:
Trường hợp 1: Thời kỳ ra hoa đậu quả không gặp mưa (thời tiết thuận lợi cho đậu quả)
Quản lý nấm khuẩn gây bệnh ứng dụng công nghệ nano(sử dụng chế phẩm nano bạc đồng): Pha 800-1200ml nano Bạc đồng với 200-300 lít nước phun đều lên tán lá. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần (lần phun 1)
Tác dụng cơ bản: Phòng diệt nấm khuẩn gây hại hoa quả non, định kỳ 7 ngày/lần, phun đến khi quả phát triển ổn định. Xin bà con lưu ý thời kỳ ra hoa đậu quả cây rất mẫn cảm với sâu bệnh tức là tỷ lệ nhiễm nấm khuẩn gây bệnh rất cao (do hoa có chứa nhiều chất dinh dưỡng như acid amin). Khi hoa và quả non bị nhiễm nấm khuẩn gây bệnh thường gây ra hiện tượng rụng trái non, rụng hoa rất nhiều do đó chúng ta cần phun phòng trị nấm bệnh ở thời kỳ này. Tuy nhiên các thuốc trị nấm bệnh khi phun nên hoa quả non thường gây phản ứng rụng quả non hàng loạt. Do đó giải pháp tối ưu là nến sử dụng các chế phẩm nano bạc đồng định kỳ 5-10 ngày/lần sẽ mang lại hiệu lực diệt nấm khuẩn rất cao. Ưu điểm vượt trội của chế phẩm nano bạc đồng là tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh rất mạnh nhưng lại không gây phản ứng phụ (không gây rụng hoa và quả non ngay cả khi phun quá liều lượng).
Tăng tỷ lệ đậu quả, chống rụng quả sinh lý: Phun các chế phẩm chống teo cuống, ngăn chặn hình thành tầng rời, chống rụng hoa - quả non, tăng tỷ lệ đậu quả và giữ quả: Dùng theo tỷ lệ 500ml chế phẩm nano canxi super kết hợp với 200ml chế phẩm SHELLAC SUGER pha với 300-400 lít nước phun đều 2 mặt lá, phun ngay sau khi tắt hoa, thường phun 2-3 lần đạt hiệu quả cao.
Lưu ý: Lần Phun 1 cách lần phun 2 từ 5-6 ngày
Trường hợp 2: Thời kỳ ra hoa đậu quả gặp điều kiện thời tiết bất lợi(có mưa ẩm, sương muối):
Phun quản lý nấm khuẩn gây bệnh: Pha 800-1000ml nano Bạc + 500ml nano bạc đồng pha với 200-300 lít nước phun đều lên tán lá, có thể phun lên cả chùm hoa và quả non.
Phun chống teo cuống, ngăn chặn hình thành tầng rời, chống rụng hoa - quả non: Dùng 500ml nano Canxi cacbonat + 500ml nano canxi + 500ml SHELLAC SUGER pha với 400-500 lít nước phun đều một lượt lên toàn bộ thân lá, cấu trúc hoa. Nếu mưa nhiều bà con nên phun 3 ngày/lần(2).
Lưu ý: Pha theo đúng tỷ lệ như trên, các loại chế phẩm nano có thể hỗn hợp pha chung và phun cùng thời điểm.
Các công thức phun trong trường hợp này có thể phun ngay sau mưa, hoặc khi có mưa nhỏ.
Vai trò của các chế phẩm nano trong quá trình chăm sóc cây bơ:
Chế phẩm nano bạc, nano bạc đồng plus: phòng và trị nấm khuẩn gây bệnh trên lá, rễ, hoa và quả non. Đặc biệt chế phẩm nano bạc đồng có thể sử dụng được trong thời kỳ ra hoa đậu quả, không gây rụng hoa và quả non.
+ Chế phẩm nano canxi super: Chống rụng quả, hạn chế hình thành tầng rời cuống.
+ Chế phẩm nano canxi cacbonat và nano canxi: chống tác hại của mưa axít thời kỳ ra hoa đậu quả non, bổ sung canxi dễ tiêu cho cây, hạn chế rụng quả, tăng cường quang hợp cho cây.
+ Chế phẩm Shellac suger: Tăng cường quá trình phân hóa mầm hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả, thúc đẩy nuôi quả non, cùng với nano canxi giúp chống rụng quả rất hiệu quả.
Chế phẩm Nano AKH super plus nuôi mầm hoa, nuôi quả non phát triển đồng đều
Vai trò của canxi và nano canxi đối với cây ăn quả nói chung:
Canxi là cation trao đổi trong đất (cây hấp thu canxi ở dạng Ca2+). Hầu hết canxi trao đổi của đất đều được hấp phụ trên bề mặt keo đất, khi nồng độ ion H+ trong môi trường tăng thì các ion Ca2+ bị đẩy ra khỏi bề mặt keo đất vào trong dung dịch đất để trung hòa độ chua của đất và cây có thể hấp thu được canxi. Đây là hiện tượng trao đổi cation. Trong cây canxi thường liên kết với một số chất hữu cơ và nó bị giữ chặt không di động như Kali. Canxi là nguyên tố không dùng lại nên nó có nhiều ở bộ phận già (lá già). Do đó cần có biện pháp bổ sung canxi phù hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, tránh để cây thiếu hụt canxi.
Vai trò quan trọng của canxi là tham gia vào quá trình hình thành nên màng tế bào. Canxi kết hợp với axit pectinic tạo nên pectatcanxi có mặt ở lớp giữa của thành tế bào gắn chặt các tế bào với nhau thành một khối làm cho cuống hoa, cuống quả trở lên bền vững hơn do đó để chống rụng hoa, quả non cần phải bổ sung canxi cho cây ở thời kỳ trước ra hoa, thời kỳ ra hoa và đậu quả non.
Khi thiếu canxi thì pectancanxi không được hình thành vì thế mà hoa - quả non dễ bị rụng. Thiếu canxi các tế bào tầng rời dễ dàng tách nhau ra gây nên hiện tượng rụng quả non sinh lý. Khi quả chín pectatcanxi bị phân hủy cho nên thịt quả mềm ra. Do đó pectatcanxi được xem như là chất kết dính giữa các tế bào với nhau khiến chúng trở nên bền vững hơn.
Như vậy để chống rụng hoa và quả non cần phải bổ sung canxi dễ tiêu, dế hấp thu qua lá, hạn chế thiếu hụt canxi đặc biệt là ở thời kỳ cây ra hoa đậu quả (cần bổ sung canxi cân đối với các thành phần Fe, Cu, Zn, Mg, Bo trong thời kỳ cây ra hoa đậu quả non làm tăng khả năng giữ quả, chống rụng quả sinh lý).
Ngoài ra canxi còn tham gia vào cấu tạo thành tế bào lông hút và ở ống phấn. chính vì thế khi thiếu canxi sự nảy mầm và sinh trưởng của hạt phấn bị ức chế, mô phân sinh và mô phân sinh đỉnh rễ chậm phát triển.
Canxi có vai trò trung hòa độ chua và đối kháng với nhiều cation khác trong cây (H+, Na+, Al3+). Trong đất Canxi có vai trò trung hòa độ chua của đất tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển cho bộ rễ và hoạt động sống của vi sinh vật.
Canxi có khả năng hoạt hóa nhiều enzym nên ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất: Phospholipase, adeninkinase, agrininkinase, ATP-Ase..
Vai trò của nano canxi đối với cây ăn quả:
Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Canxi là một nguyên tố kém linh động, chúng hầu như không thể di chuyển giữa các bộ phận của cây và phần lớn chúng tập trung tại các lá già. Canxi không thể di chuyển từ các bộ phận lá già sang lá non hay các bộ phận khác như hoa-quả non. Do đó trong thời kỳ ra hoa đậu quả non(cây ăn quả) canxi thường bị thiếu hụt cục bộ, sự thiếu hụt canxi dẫn đến “tầng rời” cuống hình thành, hoa quả non thường bị rụng hàng loạt do đó trong quá trình chăm sóc cây ăn quả (đặc biệt thời kỳ ra hoa đậu quả non) chúng ta cần bổ sung canxi qua lá giúp tăng cường tính bền vững của cuống hoa-quả, hạn chế tối đa tình trạng rụng quả non.
Canxi được xem là “chất keo xi măng” kết dính các tế bào với nhau. Canxi làm tăng tính liên kết phần tầng rời cuống quả, giúp hạn chế hiện tượng rụng quả non (cơ bản Canxi sẽ làm dai cuống quả). Tuy nhiên thực tế cho thấy đa số bà con sử dụng phân bón lá có chứa Canxi(Ca), Magie(Mg), Kẽm(Zn) ở dạng ion - dạng muối 2+. như: Ca2+, Mg2+ , Zn2+. Các dạng này thường bị kết tủa ở dạng không tan ngay trên bề mặt lá do đó cây rất khó hấp thu gây nên hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng cục bộ. Đa số các dạng canxi hiện nay trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung, vi lượng khác tuy nhiên các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (dạng muối có chứa Ca2+), khi phun qua lá các ion Ca2+, này thường bị các acid yếu như acid H2CO3 làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu (dạng bất động) theo cơ chế sau:
Trong không khí luôn tồn tại hơi ẩm (H2O) và khí CO2, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành một acid yếu H2CO3. Sau đó H2CO3 lại bị phân ly nhanh thành H+ và CO32-.
Quá trình 1: hơi nước và khí CO2 kết hợp với nhau tạo thành axít
H2O + CO2 = H2CO3 (axít)
Quá trình 2: Axít H2CO3 tiếp tục bị phân ly tạo ra H+ (axít) + CO32-
H2CO3 = 2H+ (axít) + CO32-
Như vậy quá trình trên sẽ tạo ra hai hệ quả (hai tác hại):
Một là vỏ quả non và cuống quả bị acid hóa bởi H+ sinh ra từ quá trình trên làm cho quả non bị cháy và rụng (xem hình ảnh).
Hai là chính CO32- sinh ra từ quá trình trên kết hợp với Ca2+ (dạng phân bón lá thông thường) tạo ra muối CaCO3 làm cho cây không hấp thu được canxi. Do đó cây bị thiếu hụt canxi cục bộ mặc dù bà con vẫn bổ sung Canxi cho cây qua lá nhưng việc làm này hầu như không tạo nên hiệu quả do Canxi đã bị kết tủa ngay trên bề mặt lá theo phương thức sau:
Ca2+ (phân bón lá thường) + CO32- ==> CaCO3 (dạng này cây không hấp thu được)
Như vậy qua những phân tích trên có thể thấy nếu bà con sử dụng phân bón lá có Canxi – Bo thông thường (dạng Ca2+) thì chúng dễ dàng chuyển hóa thành muối canxi cacbonat (CaCO3) - dạng này cây không hấp thu được cho nên quả non vẫn bị rụng (thiếu canxi thụ động). Hơn nữa canxi cacbonat bị kết tủa thành từng lớp mỏng trên bề mặt lá còn gây cản trở quá trình hấp thu phân bón lá sau này.
Chốt lại vấn đề: Thời kỳ cây ra hoa đậu quả thường bị thiếu hụt canxi. Trong khi đó bà con vẫn phun phân bón lá có chứa canxi nhưng cây không thể hấp thu được do canxi bị kết tủa ở dạng khó tan (CaCO3).
Vậy giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên? Làm thế nào để bổ sung Canxi cho cây, tăng cường dai cuống, hạn chế rụng quả non ?
Giải pháp tối ưu, hiệu quả ở đây là bà con nên bổ sung dạng Canxi nano phun xen kẽ với dạng Nano Canxi cacbonate. Hai dạng này sẽ bổ sung trực tiếp và gián tiếp một cách liên tục Canxi cho cây, giúp cuống dai hơn, chống rụng hoa và quả non chủ động. Ưu điểm vượt trội của nano canxi là kích thước hạt vô cùng nhỏ bé, dễ dàng bám trên kẽ lá, hầu như không bị rửa trôi, dễ dàng hấp thu qua lá, bổ sung nhanh và kịp thời cho cây, hiệu suất hấp thu nano canxi qua lá nhanh hơn gấp 2-3 lần so với canxi ở dạng truyền thống. Đặc biệt hơn là nano canxi không bị oxy hóa, không bị kết tủa ở dạng khó tan.
Cơ chế tác động của nano canxi được mô tả như sau: Các hạt nano Canxi có kích thước trung bình 20-30nm. Do chúng có kích thước rất nhỏ nên có khả năng bám dính trên các kẽ lá (bề mặt lá). Tại đây các hạt nano canxi giải phóng tại chỗ liên tục các ion Ca2+, các ion canxi này sẽ được cây hấp thu nhanh tại bề mặt lá qua lỗ khí khổng và thủy khổng. Như vậy sự khác biệt cơ bản giữa nano canxi và canxi ion trong phân bón lá truyền thống là ở dạng tồn tại, cơ chế tác động (xem bảng sau).
Ghi chú: do canxi là kim loại kiềm thổ, bị hòa tan trong nước nên để làm được ở dạng nano canxi các nhà khoa học phải chuyển từ canxi vô cơ đơn thuần thành dạng hợp chất hữu cơ có chứa canxi (hợp chất trung gian).
Ngoài ra nano Canxi cacbonate (N-CaCO3) có vai trò trung hòa mưa axít, làm giảm tác hại cháy hoa - quả non do mưa axít và sương muối. Nano Canxi cacbonate có kích thước vô cùng nhỏ (kích thước 20-40nm) chúng có khả năng bám dính trên các kẽ lá, tại bề mặt lá chúng sẽ trung hòa hàm lượng axít trong nước mưa, hạn chế tác hại của sương muối đồng thời giải phóng khí CO2 (là nguyên liệu của quá trình quang hợp, nâng cao hiệu suất quang hợp) và giải phóng liên tục Ca2+ qua đó cung cấp, bổ sung dinh dưỡng canxi dễ tiêu cho cây, làm tăng tính bền vững của tế bào phần tầng rời, chống rụng quả non, thúc quả non phát triển đồng đều.
Cơ chế chống mưa axít của nano canxi cacbonat (N-CaCO3) được mô tả như sau:
Nano-CaCO3 + H2CO3(H+) = Ca+2 (bổ sung canxi cho cây) + 2CO2↑ + H2O
Như vậy có thể nói nano canxi giúp cây tăng cường quá trình trao đổi chất, bổ sung trực tiếp và liên tục canxi dễ hấp thu cho cây qua đó chống rụng quả sinh lý. Nano canxi cacbonat chống mưa axít, thúc quả lớn nhanh, mẫu mã quả đẹp, hạn chế nứt quả ở giai đoạn cuối(sầu riêng, họ cây có múi).
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com