Kỹ thuật chăm sóc cam đường canh, giải pháp chống rụng và hạn chế nứt quả trên cam đường canh

Cam đường canh là một loại cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao. Trên cùng một đơn vị diện tích canh tác nếu biết cách chăm sóc thì giá trị kinh tế đem lại của cam đường canh hơn nhiều so với các nhóm cây ăn quả khác. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc bà con còn gặp rất nhiều khó khăn do cam đường canh là cây “khó tính, khó làm” nhất trong nhóm cây ăn quả có múi. Cam đường canh thường dễ nhiễm sâu bệnh đặc biệt là bệnh vàng lá thối rễ do nấm (Fusarium, phytophthora), bị khô quả, quả thường bị nứt trong thời kỳ phát triển, nhiều vườn tỷ lệ nứt quả khá cao lên tới 20-30%. Nếu không có biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời thì hiện tượng nứt quả trở lên khó kiểm soát.

Hiện tượng nứt quả trên âm đường canh diễn ra phổ biến

Kỹ thuật chăm sóc cây cam đường canh thời kỳ kinh doanh

1.Chăm sóc cam đường canh thời kỳ trước khi thu hoạch từ 15-35 ngày

Trong điều kiện thời tiết mùa đông đến muộn, mưa kéo dài, những năm có nhiệt độ trung bình/tháng cao, mưa kết thúc muộn (về cuối năm từ tháng 10-12 âm lịch) cây có múi thường có xu hướng bật lộc đông (cam bưởi nói chung đều có thể phát triển lộc đông). Thời kỳ trước khi thu hoạch 15-30 ngày (cây vẫn đang mang quả), nếu cây cam đường phát sinh lộc đông sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả và khả năng phân hóa mầm hoa sau này. Cây thường ra hoa muộn hoặc mất khả năng ra hoa, gặp thời tiết bất lợi sẽ khó bắt quả ở vụ kế tiếp. Chính vì vậy bà con cần dựa vào điều kiện thời tiết, sức sinh trưởng từng vườn, từng cây để có biện pháp điều tiết sinh trưởng của cây, đưa cây vào trạng thái “ngủ nghỉ đông”. Điều này có nghĩa là trước khi thu hoạch từ 2-4 tuần cây cam đường canh cần phải được hãm lộc đông, sau khi thu hoạch các cành “lộc mẹ” cần được ủ mầm hoa (ngủ nghỉ và tích lũy dinh dưỡng) và không phát thêm lộc mới (lộc đông phát triển mạnh khiến cho chất lượng quả giảm sút).

Những năm rét đến sớm, mưa kết thúc sớm thường thì cây sẽ nghỉ đông tự nhiên bởi khi nhiệt độ dưới 10-13oC bộ rễ cây sẽ hoạt động sinh lý kém, giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng do đó ngăn chặn được tình trạng phát lộc đông sớm.

Có nhiều biện pháp điều tiết sinh trưởng cây cam đường canh, hạn chế phát lộc đông tăng chất lượng quả:

Biện pháp thứ nhất: Trước thu hoạch 20-30 ngày có thể bón trực tiếp kali xuống gốc kết hợp với tro bếp. Mỗi gốc 100-200gram (lượng bón tùy tuổi cây và sản lượng quả mỗi cây, nên bón Kali sunfat – K2SO4).

Biện pháp thứ hai: Điều tiết sinh trưởng cây bằng cách phun chế phẩm Shellac suger. Các thành phần trong chế phẩm giúp cây phát triển cân đối, hạn chế hấp thu đạm và nước lên trên tán, giảm khả năng hoạt động sinh lý của bộ rễ cây trong thời gian 10-12 ngày, qua đó hạn chế phát triển lộc đông, quả ổn định, tăng độ ngọt của quả, giảm hiện tượng khô cứng quả.

Các biện pháp trên chú ý kết hợp với việc phòng trị côn trùng chích hút (lá, quả) đặc biệt là nhện đỏ.

2.Chăm sóc cam đường canh thời kỳ phân hóa mầm hoa

Thời kỳ phân hóa mầm hoa rất quan trọng đối với cây ăn quả nói chung, đây chính là điều kiện cần và là khởi điểm cho một mùa vụ mới. Cam đường canh là cây có thời gian sinh trưởng từ thời kỳ ra hoa - kết thúc vụ rất dài (từ đầu năm đến cuối năm). Do đó chúng ta nên thu hoạch quả vào khoảng tháng 12 âm lịch hàng năm (trung tuần tháng 12) để kịp thời vụ. Thu hoạch sớm để tạo điều kiện cho cây có thời gian ngủ nghỉ và tích lũy dinh dưỡng cho cành mẹ, có thời gian ủ mầm hoa, tạo sức sinh trưởng tốt cho khả năng ra hoa đậu quả sau này. Trường hợp thu hoạch muộn cam không có thời gian đủ dài ủ mầm hoa, ảnh hưởng đến sinh trưởng hoa và quả non ở vụ tiếp theo. Cũng có thể thực hiện sớm các biện pháp ủ mầm hoa tại những cành mẹ không mang quả (thời điểm cây chưa được thu hoạch, cây đang mang quả), mặc dù thu hoạch muộn nhưng những cành mẹ này vẫn đảm bảo thời gian ngủ nghỉ và ủ mầm hoa – phát triển hoa cho vụ sau (việc này cần kinh nghiệm và các biện pháp chăm sóc phù hợp mới thực hiện được).

Ngoài ra đối với những cây trên 3-4 năm tuổi nếu cây sai quả, lại thu hoạch muộn chúng ta có thể làm 2 năm 1 vụ tức là tùy điều kiện nhà vườn, điều kiện về giá bán. Thu hoạch muộn hơn sẽ có ưu thế về giá bán(giá cao), với cây sai quả lại thu hoạch muộn thì việc bắt quả kịp thời cho vụ sau khó thành công hơn, sức cây sẽ bị đuối(cây không có nhiều thời gian ngủ nghỉ). Do vậy bà con nên chấp nhận năm sau chăm sóc và phục hồi cây, không bắt quả nữa (như kiểu một năm ăn quả một năm trả cành). Tới năm sau nữa cây sẽ có đủ sức bắt quả sai hơn, chất lượng quả trên những cây được nghỉ dưỡng một năm bao giờ cũng cao hơn. Thời điểm cho cây nghỉ dưỡng, không bắt quả bà con tranh thủ thực hiện các biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa tạo tán thông thoáng, dọn sạch cỏ dại vùng rễ cây sinh sống, cải tạo đất, phục hồi sức cây, tạo tiền đề cho năm sau bắt quả tốt hơn.

Thời kỳ phân hóa mầm hoa chúng ta cần lưu ý:

Chủ động các biện pháp quản lý sâu bệnh, không để cây nhiễm sâu bệnh: côn trùng trích hút (nhện đỏ, sâu vẽ bùa, rệp muội), hạn chế tối đa cây nhiễm bệnh (bệnh vàng lá gân xanh, bệnh lở cổ rễ, thối rễ vàng lá, bệnh loét cam vi khuẩn, bệnh ghẻ sẹo lá), các đợt lộc non cần được bảo vệ ở trạng thái tốt nhất. Rất nhiều trường hợp chúng tôi phát hiện thấy rằng khi mầm hoa mới phân hóa, kích thước rất nhỏ, giòn, dễ gẫy thường bị các nhóm côn trùng chích hút và loại côn trùng miệng nhai gây hại trực tiếp mầm hoa, làm cho mầm hoa không phát triển được hoặc mất hoàn toàn. Bởi cam canh khác với bưởi khi chồi mầm hoa bị mất do sâu bệnh thì gần như không có khả năng tái sinh đợt 2. Chính vì vậy cam canh rất dễ mất mùa.

Thời kỳ phân hóa mầm hoa bà con cần chú ý điều tiết sao cho mầm hoa phát triển cân đối, đầy đủ, lộc hoa phát triển đều. Lúc này cây bắt đầu cần nước và dinh dưỡng vi lượng và siêu vi lượng (tưới nhẹ cung cấp ẩm từ từ). Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây cam đường phát triển thời kỳ phân hóa mầm hoa – phát triển hoa - đậu quả như: Ca, Mg, Si, Bo, Zn, Cu, Fe, Mo. Các nguyên tố dinh dưỡng trên có vai trò khác nhau trong việc phân hóa mầm hoa, tăng tỷ lệ đậu quả và nuôi quả. Bo và Canxi có vai trò quan trọng trong việc phân hóa mầm hoa, tăng trưởng mầm hoa, chống rụng hoa và quả non. Mg cùng với Fe, Cu và Zn có vai trò điều tiết các phản ứng quang hợp của cây thúc đẩy sinh trưởng hoa quả non sau này, giữ màu xanh của lá và quả, thúc đẩy quá trình quang hợp cho cây, tăng cường khả năng nuôi quả. Cam đường canh thời kỳ đậu quả non nếu thiết Zn, Fe, Mn, Mg, Bo, Ca thường vàng cuống (hoặc vàng gần núm quả), cấu trúc cuống lỏng lẻo, hình thành thành tầng rời cuống, gây rụng quả sinh lý. Silic (Si) có tác dụng kháng nấm tự nhiên, hạn chế nấm bệnh phát sinh, tăng khả năng bền vững của vỏ quả và cuống quả, cùng với Ca-Bo góp phần làm giảm hiện tượng rụng quả non.

Như vậy thời kỳ phân hóa mầm hoa chúng ta cần thực hiện các biện pháp chăm sóc cụ thể sau:

+ Biện pháp 1: Phòng trị sâu bệnh chủ động. Sử dụng các chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua phun qua lá, tiêu diệt nguồn gây bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua an toàn khi sử dụng, không độc hại, không gây ra các tác dụng phụ trong thời kỳ phát triển mầm hoa và ra hoa đậu quả (không gây cháy hoa, rụng quả non, rất an toàn khi sử dụng).

NANO BẠC ĐỒNG PLUS VÀ NANO ĐỒNG OXYCLORUA PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN CAM ĐƯỜNG CANH

+ Biện pháp 2: Điều tiết dinh dưỡng qua lá, cân đối dinh dưỡng cho cây: Sử dụng chế phẩm nano AKH SUPER plus phun qua lá. Với đầy đủ các thành phần cần thiết cho mầm hoa phát triển, nano AKH SUPER plus giúp mầm hoa phát triển đều, tập trung, cân đối, hạn chế thừa đạm, phòng ngừa chủ động hiện tượng rụng hoa quả non ở giai đoạn sau.

                         

CHẾ PHẨM NANO AKH SUPER PLUS: NUÔI QUẢ PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH, HẠN CHẾ NỨT QUẢ

+ Biện pháp 3: Kết hợp bón phân gốc và tưới nước nhẹ, bổ sung ẩm cho đất, tạo thuận lợi cho cây hấp thu dinh dưỡng từ từ sau một thời gian ngủ nghỉ và tích lũy. Phân bón gốc sử dụng cho cam đường canh thường dùng là đậu tương nghiền nhỏ, lân super đơn, tro bếp, phân hữu cơ...(phần dinh dưỡng bón gốc cho cam đường canh sẽ được trình bày ở chuyên đề sau).

3.Chăm sóc cam đường canh thời kỳ rụng cánh hoa, đậu quả non

Khi cánh hoa bắt đầu rụng, báo hiệu quả non đã đậu thành công. Tuy nhiên quả non có giữ được hay không lại là chuyện khác. Hiện tượng rụng quả sinh lý sau khi đậu quả là bình thường ở bất cứ cây ăn quả nào, cây trồng cần phải có sự chọc lọc tự nhiên, giữ lại chùm quả tốt nhất phù hợp với sức sinh trưởng của từng cây. Hiện tượng rụng quả sinh lý diễn ra khác nhau ở từng cây, từng vườn, tùy điện kiện chăm sóc. Thực tế chúng ta cũng không cần quá sai quả, miễn sao phù hợp với sức sinh trưởng từng cây. Cam canh là một trong những cây ăn quả khó tính trong việc điều tiết sinh trưởng, giữ quả. Ở thời kỳ đậu quả non, sự mất cân đối dinh dưỡng cộng thêm điều kiện thời tiết bất lợi (mưa rét thất thường) sẽ làm cho hoa và quả non rụng quả hàng loạt, khó kiểm soát.

Các điều kiện làm cho hoa quả non rụng hàng loạt:

+ Mưa nhiều, ẩm cao, nấm khuẩn gây bệnh phát sinh phát triển mạnh gây hại cấu trúc hoa và quả non: Tình trạng mưa phùn vào khoảng cuối tháng 1 đầu tháng 2 âm lịch hàng năm ở miền bắc diễn ra thường xuyên. Mưa ẩm, thiếu ánh sáng là điều kiện rất tốt để nấm khuẩn gây bệnh phát triển mạnh gây hại cấu trúc hoa - quả non, bệnh phát triển mạnh làm thối hỏng hoa, hoa mất chức năng sinh lý và rụng. Ngoài ra một số vùng còn bị mưa axít gây hại, hàm lượng axít trong nước mưa cao gây rụng hoa quả non hàng loạt, khó kiểm soát.

+ Nhện đỏ và một số loại côn trùng chích hút gây hại lá non, lộc hoa.

+ Điều kiện ánh sáng yếu, cây quang hợp kém: Cây quang hợp kém làm cho tỷ lệ thụ phấn giảm, quả phát triển chậm, hiện tượng teo quả và vàng cuống xảy ra khi cường độ ánh sáng yếu, thời tiết âm u, mưa phùn ẩm kéo dài...

+ Dinh dưỡng mất cân đối, thừa đạm thiếu dinh dưỡng trung lượng – vi lượng. Độ ẩm đất cao, thừa đạm làm cho cây hút nước và dinh dưỡng mạnh lên các bộ phận trên mặt đất gây ra hiện tượng đẩy quả (tỷ lệ rụng quả cao).

Do đó thời kỳ này bà con cần làm các biện pháp chăm sóc tổng hợp sau đây:

+ Ngay từ thời kỳ mầm hoa cần phải phun phòng trị nhện đỏ và côn trùng chích hút nói chung. Sử dụng chế phẩm thuốc diệt nhện đỏ đặc hiệu, phun kép 2 lần liên tiếp, cách nhau 6-7 ngày/lần.

+ Phòng trị bệnh tổng hợp (bệnh do nấm khuẩn gây thối nhũn hoa, quả non) bằng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua. Chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua không độc hại, không gây kháng thuốc, tiêu diệt nhanh mạnh các vi khuẩn và nấm gây bệnh hại hoa và quả non. Ưu điểm vượt trội của chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua là không có tác dụng phụ đối với cây ăn quả nói chung, ngay cả khi phun quá liều lượng tại thời kỳ ra hoa đậu quả non (không gây cháy lá, không cháy hoa, không làm rụng quả non khi phun quá liều lượng, sản phẩm sạch, không độc hại, dễ sử dụng).

Biện pháp tiếp theo là tăng cường khả năng quang hợp cho cây, thúc đẩy sinh trưởng quả non, hạn chế tác hại của mưa axít, ngăn chặn chủ động tình trạng hình thành tầng rời gây ra hiện tượng lỏng cuống, rụng quả non.

Nhìn chung chăm sóc cam thời kỳ rụng cánh hoa, đậu quả non rất phức tạp. Vừa phải đảm bảo sinh trưởng quả non vừa tạo ra áp lực hãm nước và dinh dưỡng đẩy lên trên. Biện pháp truyền thống thường làm là khoanh vỏ hãm cây, tuy nhiên khi khoanh vỏ xong chúng ta cần có biện pháp thúc quả non lớn nhanh, bù dinh dưỡng thiếu hụt qua lá cho cây (đặc biệt là dinh dưỡng trung - vi lượng: Ca, Mg, Si, Zn, Bo, Mo, Mn). Cần hiểu khoanh vỏ ở đây là chúng ta dùng dao cắt đứt mạch dẫn (mạch libe - vỏ cây) để hạn chế tối đa khả năng đẩy nước (hút nước) và dinh dưỡng đa lượng (đạm) của bộ rễ lên các bộ phận trên mặt đất. Bởi thời kỳ ra đậu quả non nếu cây thừa dinh dưỡng đạm, thừa nước sẽ dẫn đến hình thành tầng rời cuống và gây ra tình trạng rụng quả non (đẩy quả). Tuy nhiên nếu chúng ta khoanh vỏ mà không có biện pháp điều tiết dinh dưỡng trung lượng – vi lượng quả lá thì quả phát triển chậm, quả bị khô nhăn, mất độ bóng và màu xanh tự nhiên, thiếu và mất cân đối dưỡng chất thời kỳ quả non sẽ làm quả rụng hàng loạt. Trong nhiều trường hợp khoanh vỏ kết hợp với bón kali gốc cũng mang lại hiệu quả khá cao (tuy nhiên chỉ áp dụng trong những điều kiện thời tiết nhất định).

Song song với việc khoanh vỏ hãm cây chúng ta cần điều tiết cây sinh trưởng cân đối, chống tác hại của mưa axít, ngăn chặn tình trạng thiếu Canxi – Bo – Silic - Magie. Một trong những nguyên nhân gây rụng quả là do cây thiếu dinh dưỡng trung lượng và vi lượng, nấm bệnh phát triển mạnh, cây quang hợp kém do thiếu ánh sáng...

Theo nghiên cứu của Trung Tâm phát triển nông nghiệp công nghê cao Nanotech, các nhà khoa học dinh dưỡng cây trồng đã chứng minh rằng thời kỳ ra hoa - đậu quả non cây rất cần Bo - Ca - Mo - Zn – Si. Trong đó Bo và Canxi giúp cây trồng tăng cường quá trình trao đổi chất, thúc đẩy quả non phát triển, chống rụng quả sinh lý. Nguyên tố dinh dưỡng Bo có vai trò qua trọng trong việc phân hóa mầm hoa, làm tăng tỷ lệ thụ phấn và đậu quả. Kẽm (Zn) có vai trò hỗ trợ cây sinh trưởng phát triển cân đối, thiếu Kẽm và Bo sẽ gây rối loạn trao đổi auxin, cấu trúc quả bị dị dạng, chồi ngọn phát triển kém, lá xanh đậm và dày lên bất thường. Chính vì vậy với cam canh sau khi khoanh vỏ hãm cây bà con cần khẩn trương dùng băng keo màu đen quấn trặt vết khoanh (bao phủ vòng khoanh toàn bộ) đồng thời sử dụng chế phẩm nano AKH SUPER PLUS phun qua lá theo hướng dẫn của sản phẩm. Chế phẩm nano AKH SUPER PLUS chứa các thành phần nano dinh dưỡng dễ hấp thu như: Ca, Mg, Si, Zn, Bo, Mo, Cu, Fe. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng này giúp quả sinh trưởng tốt, chống rụng quả, thúc quả lớn nhanh và ổn định. Hàm lượng dinh dưỡng trung vi lượng trong chế phẩm nano AKH SUPER được điều chỉnh ở nồng độ phù hợp với cây có múi, hơn nữa các thành phần đều ở dạng nano có tác dụng tăng khả năng hấp thu cho cây, hạn chế tình trạng ngộ độc khi sử dụng quá liều đặc biệt là Cu và Fe.

Vai trò của canxi và ứng dụng của nano canxi đối với cây trồng:

Canxi là một dạng dinh dưỡng trung lượng rất quan trọng góp phần làm giảm rụng hoa, quả non trên bưởi và cam nói chung (hiệu quả cao khi kết hợp với Bo và Silic). Canxi tham gia vào quá trình hình thành nên tế bào, canxi có mặt ở lớp giữa của thành tế bào và gắn chặt các tế bào với nhau thành một khối. Chính vì vậy Canxi được xem là “chất kết dính - chất keo xi măng" gắn chặt các tế bào với nhau khiến cho chúng bền vững hơn qua đó hạn chế tình trạng lỏng cuống, rụng hoa, quả non, chống nứt quả rất tốt. Việc bổ sung canxi đúng thời điểm - đúng liều lượng giúp hạn chế tối đa tình trạng rụng quả sinh lý.

Nhiều nơi bà con dùng nước vôi pha loãng phun cho cây để cung cấp canxi tuy nhiên sử dụng vôi thường khiến cho cây bị ngộ độc nếu dùng quá liều lượng, hơn nữa còn làm mất cân bằng dinh dưỡng, nước vôi trên bề mặt lá làm tăng tính kiềm(tăng độ pH) gây khó khăn trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác qua lá, gây mất cân bằng dinh dưỡng.

Khi sử dụng canxi cho cây, chúng ta cần lưu ý hiện nay trên thị trường đa số canxi được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung, vi lượng tuy nhiên các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (dạng muối có chứa Ca2+), khi phun qua lá các ion Ca2+ này thường xảy ra các phản ứng trao đổi với các axít yếu như axít cacbonic (H2CO3) làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu (Canxi cacbonat - CaCO3):

CO32- + Ca2+ ==> CaCO3 (Canxi ở dạng khó tan, khó hấp thu)

Trong tự nhiên luôn có khí CO2 và hơi nước (H2O). Hỗn hợp này chúng sẽ tạo ra các axít yếu (H2CO3). Điều này có nghĩa là khi có mưa nhiều lượng axít sẽ được tạo ra nhiều hơn (tạo thành mưa axít gián tiếp). Axit cacbonic(H2CO3) sẽ phân ly ra gốc CO32- gốc này sẽ kết hợp với Ca2+ tạo thành muối CaCO3 (Canxi ở dạng khó tan, khó hấp thu). Vì vậy nếu sử dụng dạng canxi thông thường này  thì chúng sẽ bị giữ lại trên lá ở dạng khó hấp thu hơn. Do đó trong quá trình chăm sóc cây ăn quả, rất nhiều bà con vẫn thường xuyên bổ sung canxi cho cây tuy nhiên không đạt được hiệu quả như mong muốn, chúng ta vẫn thấy rụng hoa và quả non hoặc hiệu quả phun rất thấp khi gặp điều kiện bất lợi (mưa nhiều, ẩm cao, sâu bệnh). Điều này là do hiệu suất hấp thu canxi thấp hoặc canxi bị giữ lại ở dạng khó tiêu, khó tan, khó hấp thu, cây không có đủ lượng canxi cần thiết để duy trì sức sinh trưởng. Mặt khác canxi là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng không di động cho nên ở thời kỳ ra hoa đậu quả cây thường bị thiếu hụt canxi, cây trồng khi thiếu hụt canxi thường dẫn đến hiện tượng rụng hoa-quả non.

Do đó giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất là sử dụng canxi nano cacbonat và nano canxi trong thời kỳ ra hoa đậu quả. Nano Canxi cacbonat vừa cung cấp canxi cho cây vừa có tác dụng chống mưa axít. Canxi nano giúp nâng cao khả năng hấp thu qua lá, tăng hiệu quả sử dụng các nhóm dinh dưỡng khác, chống rụng quả non kịp thời, an toàn khi sử dụng.

Khi ở kích thước nano mét các hạt nano canxi cacbonat (N- CaCO3) dễ dàng bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 tự nhiên và giải phóng CO2 tăng đến 40% tại kẽ lá qua đó giúp cây nâng cao hiệu suất quang hợp và bổ sung canxi cho cây trồng đồng thời quá trình này còn trung hòa tác hại của mưa axít:

Nano-CaCO3 + H2CO3 = Ca+2 + 2CO2↑ + H2O

(Phương trình minh họa vai trò của nano canxi cacbonat: Chống mưa a xít, bổ sung canxi cho cây, tăng cường khả năng quang hợp cho cây)

Do đó khi bổ sung Canxi cho cây nhất là giai đoạn ra hoa, đậu quả cần bổ sung các dạng canxi dễ hấp thu, có tính chất giải phóng Canxi (Ca2+) liên tục trong nhiều thời điểm, ở mọi điều kiện cho dù là điều kiện thời tiết không thuận lợi tất nhiên cần quan tâm lưu ý bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng trung - vi lượng khác, tránh mất cân đối dinh dưỡng.

Các hạt Nano canxi cacbonate có tính chất vượt trội và linh động. Ở kích thước nano các nguyên tử bề mặt có năng lượng rất thấp, không bị các lớp ngoài che chắn nên chúng dễ dàng được giải phóng liên tục do đó nano canxi cacbonat có vai trò bổ sung canxi dễ tiêu một cách liên tục giảm hiện tượng rụng hoa và quả non. Như vậy có thể kết luận rằng Nano canxi và nano canxi cacbonat vừa có tác dụng trung hòa mưa axít, vừa cung cấp canxi cho cây liên tục (chống thiếu hụt) vừa bổ sung khí CO2 cho cây (làm nguyên liệu cho quang hợp) làm tăng cường hiệu suất quang hợp cho cây, thúc quả non lớn nhanh.

Các hạt nano canxi chụp trên kính hiển vi điện tử

Đặc biệt nano canxi, nano canxi cacbonat khi được kết hợp với nano Silic và Bo chúng sẽ tạo ra hiệu quả cao trong việc chống nứt quả cho cam đường canh. Nano canxi làm tăng tính kết dính và bền vững của các tế bào vỏ quả, nano silic và Bo giúp quả phát triển cân

đối, tạo tính đàn hồi tốt cho vỏ quả qua đó ngăn chặn tình trạng nứt quả. Chế phẩm nano AKH SUPER plus có chứa đầy đủ các thành phần Nano Ca-Mg-Si-Zn-Bo, do đó định kỳ phun chế phẩm nano AKH SUPER plus giúp cây sinh trưởng phát triển cân đối, chống rụng và hạn chế nứt quả rất tốt.

Một số vườn cam đường canh được chăm sóc theo đúng kỹ thuật: Hưng Yên và Hà Nội

 

Tham khảo thêm nội dung sau: 

http://nanobacsuper.com/ky-thuat-cham-soc-cam-duong-canh-thoi-ky-ra-hoa-dau-qua-chong-rung-qua-non-cho-c

http://www.nanobacsuper.com/phong-va-tri-benh-vang-la-thoi-re-tren-cam-duong-canh

Mời bà con và độc giả đón đọc phần tiếp theo: Kỹ thuật bón phân cho cam đường canh

(Khi sao chép tài liệu trên cần dẫn nguồn cụ thể hoặc xin phép tác giả)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99