Giải pháp phòng trị câu cấu, bọ trĩ trên cây mắc ca (Phần 2)

1.4 Đặc điểm phát sinh, phát triển và giải pháp phòng trừ câu cấu hại mắc ca

Câu cấu gồm nhiều loài, gây hại phổ biến trên cây trồng, có miệng gặm nhai thuộc họ vòi voi (Curculionidae), bộ cánh cứng (Coleoptera). Câu cấu trưởng thành có màu xanh vàng óng ánh, dài từ 10-15mm, mỏ nhọn và quặp, hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày chúng thường chậm chạp. Con cái đẻ trứng nhỏ màu trắng, rời rạc, chúng sống từng cụm 3-4 con, núp phía dưới mặt lá, giả chết khi rơi xuống đất. Sâu non (ấu trùng) màu vàng nhạt, dài từ 15-20mm sinh sống trong đất bằng cách đục phá rễ và gốc cây. Làm nhộng trong đất.

Trưởng thành và ấu trùng câu cấu tấn công hầu hết các bộ phận của cây (rễ, thân, lá, quả, hạt). Trên mắc ca, câu cấu gây hại mạnh đọt non, lá non, mầm hoa, gây rụng quả non, nhiều trường hợp chúng ăn cả lớp biểu bì ngoài của thân cành(vỏ cây), gây hại trên quả tạo thành các vết đốm đen nhỏ trên bề mặt vỏ quả.

Giải pháp phòng trừ câu cấu hại mắc ca: giai đoạn mắc ca phát triển đọt non, cành cấp 1-2-3, cầ thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm (ban ngày chúng thường trú ngụ mặt dưới lá). Sử dụng luân phiên các công thức và hoạt chất sau để phun diệt câu cấu:

+ Lamda Cyhalothrin kết hợp Profenofos.

+ Lamda Cyhalothrin kết hợp Thiamethoxam.

+ Profenofos kết hợp Cypermethrin.

+ Alpha Cypermethirin kết hợp Quinalphos.

1.5 Đặc điểm phát sinh, phát triển và giải pháp phòng trừ bọ trĩ hại mắc ca

Bọ trĩ là một loài côn trùng chích hút thuộc bộ cánh tơ (Thysanoptera), chúng có kích thước rất nhỏ chỉ từ 1-1,5mm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường tuy nhiên chúng ẩn náu mặt dưới lá, gần phía gân chính của lá nên rất khó phát hiện. Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa của lá non, chồi non, nụ hoa và quả non. Triệu chứng gây hại điển hình của bọ trĩ là làm cho lá non xoăn và bị biến dạng, lá chuyển vàng đồng, đọt non chậm phát triển, suy giảm sức sống của cây. Nếu mật độ bọ trĩ cao có thể làm chồi non bị cháy đen, hoa teo nhỏ, biến dạng và rụng hoàn toàn. Thời tiết nóng ẩm, mật độ trồng dày, cỏ và thảm thực vật phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển mạnh.

Bọ trĩ chích hút làm cho lá non bị xoăn, dị dạng, cháy mép lá và đọt non

Giải pháp phòng trị bọ trĩ hại mắc ca:

+ Bố trí mật độ trồng phù hợp.

+ Định kỳ làm cỏ gốc, phát quang cỏ dại, tránh để cỏ dại mọc um tùm trên băng trồng, xung quanh gốc cây(hạn chế nơi trú ngụ của bọ trĩ).

+ Thường xuyên cắt tỉa tạo tán thông thoáng.

+ Kiểm tra thường xuyên và phát hiện sớm bọ trĩ (đặc biệt giai đoạn phát triển đọt non).

+ Khi phát hiện bọ trĩ, triển khai phun các thuốc có chứa thành phần Imidacloprid 96%(Confidor 100SL), Thiamethoxam, Fipronil,...

Giải pháp phòng trị sâu bệnh tổng hợp trên mắc ca (Phần 3): Xem link sau

https://nanobacsuper.com/giai-phap-phong-tri-sau-benh-tong-hop-hai-mac-ca-phan-3

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com