Bệnh tiêu điên (bà con một số vùng còn gọi là tiêu xoăn, bệnh xoắn lùn, bệnh long khớp, bệnh khảm, bệnh tiêu cằn). Đây là bệnh rất phổ biến trên cây hồ tiêu, bệnh thường xuất hiện ở những vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, vườn cắt ngọn để nhân giống. Thậm chí một số trường hợp hồ tiêu bước vào thời kỳ kinh doanh cũng bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại kinh tế đến bà con nông dân.
Nguyên nhân gây bệnh: Có nhiều nguyên nhân kết hợp
+ Do cây thiếu nước cục bộ kết hợp với sốc dinh dưỡng
+ Do quá trình chăm sóc, cắt tỉa tạo vết thương hở. Qua các vết thương hở này virus xâm nhiễm vào cây, qua các mạch dẫn tại đây chúng phá hủy các tế bào thực vật theo cơ chế “ẩm bào”. Khi cây bị nhiễm virus thì gần như không có thuốc đặc trị do nếu diệt virus thì tiêu diệt luôn tế bào vật chủ (cây trồng).
+ Do côn trùng trích hút tạo các vết thương hở, qua các vết thương hở virus xâm nhiễm và gây bệnh.
+ Do cây mất cân đối dinh dưỡng, bón không cân đối và đầy đủ, bón không đúng kỹ thuật (bón không đúng nhu cầu của cây, bón không đúng thời điểm,..).
+ Đất canh tác bị thoái hóa, bạc màu do quá trình thâm canh, đất thiếu hữu cơ (hàm lượng OM thấp), đất bị chua…
Triệu chứng bệnh tiêu điên: lá mỏng, nhỏ hẹp, lá có màu vàng, xoăn lá, các bộ phận non bị biến dạng, đỉnh sinh trưởng gần như không phát triển được, cây còi cọc, chậm phát triển (lá vàng có biểu hiện giống như thể khảm do virus). Trên thân: đốt thân ngắn, không thấy phát triển, lóng không vươn dài, hoa ra ít, quả non bị rụng hàng loạt. Dưới đất bộ rễ kém phát triển, rễ ngắn, nhỏ yếu…
Phòng và trị bệnh tiêu điên: Bệnh tiêu điên chủ yếu phòng là chính.
Các biện pháp cơ bản phòng bệnh tiêu điên là:
Bón phân cân đối, đầy đủ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón lót đầu vụ, cuối vụ, bón đúng kỹ thuật, đúng thời điểm và theo nhu cầu của cây.
+ Thường xuyên quản lý cỏ dại trong vườn tiêu, tạo sự thông thoáng trong vườn tiêu. Vun xới đúng kỹ thuật, tránh ảnh hưởng bộ rễ.
+ Sử dụng các thuốc phòng và trị tuyến trùng đặc hiệu.
+ Ngăn chặn từ xa bệnh tiêu điên do virus bằng cách sử dụng thường xuyên, phun định kỳ chế phẩm Chế phẩm nano hợp kim bạc đồng 500/500ppm kết hợp với chế phẩm nano oxyclorua đồng 10.000ppm. Đây được xem là giải pháp toàn diện trong việc quản lý bệnh trên cây tiêu. Do chế phẩm nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng có thể tiêu diệt được hầu hết các nhóm nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh trên cây trồng nói chung bao gồm cả các chủng nấm gây bệnh chết nhanh, chết chậm như: nấm Phytophthora sp, nấm Fusarium, Pythyum, Rhizoctonia solani…
Sử dụng kết hợp nano hợp kim Bạc đồng nồng độ 500/500ppm và nano Oxyclorua đồng 10.000ppm có thể phòng và đặc trị bệnh chết nhanh, chết chậm và bệnh tiêu điên. Sản phẩm không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, khi sử dụng không cần cách ly, khi phun không cần bảo hộ lao động, có thể pha chung với thuốc trừ sâu
Công dụng của chế phẩm nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng: Phòng và trị hầu hết các nhóm bệnh do nấm, vi khuẩn và virus gây ra.
Cơ chế diệt nấm, khuẩn và virus gây bệnh của nano bạc đồng, nano oxyclorua đồng tham khảo tại:
http://nanobacsuper.com/nano-hop-kim-bac-dong
http://nanobacsuper.com/nano-oxyclorua-dong-n-coc
Cách sử dụng nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng phòng và trị bệnh chết nhanh, chết chậm, bệnh tiêu điên:
+ Phòng bệnh: Dùng 30-50ml nano Oxyclorua đồng 10.000ppm + 50ml nano bạc đồng 500/500ppm pha với 20-25 lít nước phun đều 2 mặt lá, phun định kỳ 10-15 ngày một lượt.
+ Thời kỳ cây bị bệnh: Dùng 30-50ml nano Oxyclorua đồng 10.000ppm + 50ml nano bạc đồng 500/500ppm pha với 8-10 lít nước phun đều 2 mặt lá, phun định kỳ 5-7 ngày một lượt.
Tư Vấn Kỹ Thuật ứng dụng Công Nghệ Nano cho Nông Nghiệp Sạch (Phòng và trị bệnh):
Th.S Phạm Công Khải * Hotline: 0976 804 678