Măng tây là một loại cây rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao, hiện nay thị trường Việt Nam rất ưa chuộng loại rau này. Có nhiều thời điểm nguồn cung không đủ cầu do đó rất nhiều vùng trồng rau đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây măng tây (xanh hoặc tím, phổ biến vẫn là măng tây xanh). Tuy nhiên theo khảo sát thực tế tại các vùng trồng măng tây (phía Bắc) Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech nhận thấy rằng trong khoảng 2-3 năm trở lại đây (giai đoạn 2016 – 2018) diện tích trồng măng tây có tăng ở một vài nơi tuy nhiên năng suất/sản lượng thường không đồng đều giữa các vùng một phần do điều kiện thời tiết không phù hợp và không thuận lợi, trong quá trình sinh trưởng phát triển măng tây thường bị nhiễm bệnh do nấm, vi khuẩn gây hại dẫn đến sản lượng rau măng tây chưa cao, chất lượng không ổn định. Do đó các vùng trồng, tùy điều kiện khí hậu bà con cần có biện pháp kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn giống và đất canh tác cho phù hợp. Đặc biệt măng tây dễ nhiễm bệnh nấm và vi khuẩn do đó bà con cần phải chủ động quản lý bệnh và dịch bệnh nhằm tăng sản lượng, chất lượng măng tây, giảm chi phí đầu vào. Các nhóm bệnh thường gặp trên măng tây như: bệnh thán thư, bệnh thối gốc, bệnh khô thân cành đỏ vàng cành lá, bệnh đốm dọc thân cành, bệnh sương mai, và một số bệnh do virus, tuyến trùng gây hại chồi măng và bộ rễ. Ở Miền Bắc vào mùa mưa măng tây chủ yếu nhiễm các nhóm bệnh: Thối rễ, nứt thân, bệnh thán thư, bệnh đốm dọc thân cành, bệnh khô thân đỏ vàng cành lá, tuyến trùng sưng rễ (tuyến trùng nốt sưng).
Bệnh thán thư do nấm gây hại măng tây (vào mùa mưa bệnh phát triển mạnh)
TƯ VẤN QUẢN LÝ DỊCH BÊNH TỔNG HỢP TRÊN CÂY MĂNG TÂY: THS PHẠM CÔNG KHẢI - 0976 804 678
Bệnh thán thư và thối rễ, nứt thân trên cây măng tây xanh (Tư vấn KT: 0976 804 678)
Chọn đất trồng măng tây: Măng tây là cây trồng không thích hợp với đất trũng thấp, ở đất thịt nặng măng tây chậm phát triển do đó cần trồng măng tây trên đất cao, dễ thoát nước vào mùa mưa, đất thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha trung bình).
Chọn giống: Bà con nên chọn giống kháng bệnh tốt, giống chịu được lạnh (WB), nên mua giống của các đơn vị uy tín, xuất xứ rõ ràng.
Điều kiện đầu tư: Thông thường măng tây sau trồng từ 5,5- 6 tháng bắt đầu cho thu hoạch, mỗi sào BB đầu tư cho măng tây vào khoảng 8-10 triệu (riêng tiền giống cho một sào trồng 750 cây vào khoảng 7,5-8 triệu). Sau trồng 6 tháng măng tây có thể cho thu hoạch 2-4kg/sào/ngày (trong điều kiện tốt, quản lý dịch bệnh chủ động).
Hiện có rất nhiều biện pháp quản lý bệnh và dịch bệnh trên măng tây: biện pháp hóa học, sinh học. Mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng tuy nhiên dù là sử dụng biện pháp nào đi chăng nữa bà con cần tuân thủ theo các nguyên tắc:
+ Cây sinh trưởng phát triển cân đối, sức đề kháng tốt.
+ Hạn chế thoái hóa bạc màu đất, luôn luôn duy trì hàm lượng hữu cơ, giúp đất tơi xốp thoáng khí, giàu dinh dưỡng.
+ Hạn chế sử dụng các hợp chất BVTV độc hại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do quá trình thâm canh gây ra. Măng tây là một loại rau thân thảo cao cấp cho nên việc sử dụng quá nhiều các loại thuốc hóa học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau (dư lượng thuốc BVTV).
+ Các biện pháp phòng trị bệnh cần lựa chọn các nhóm thuốc có tính chất không độc hại, tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh nhanh và mạnh.
+ Bón phân định kỳ: cần duy trì bón phân qua gốc và bộ lá, bón đúng thời điểm, bón theo nhu cầu cây, không bón thừa sẽ gây ngộ độc cây, bộ rễ kém phát triển.
Nhiều vùng trồng Măng tây sản lượng cao đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong quản lý dịch bệnh. Thực tế cho thấy việc quản lý dịch bệnh chủ động sẽ góp phần làm tăng sản lượng măng tây từ 20-25%.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây măng tây thường bị nhiễm bệnh do nấm, vi khuẩn ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. Sau đây tôi xin giới thiệu tới bà con biện pháp phòng trị bệnh, quản lý bệnh chủ động, hiệu quả kinh tế cao trên cây măng tây đó là ứng dụng công nghệ nano trong chăm sóc cây măng tây (sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua).
Sau đây chúng ta tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển một số nhóm bệnh phổ biến gây hại trên măng tây
Thứ nhất: mưa nhiều, độ ẩm trong đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm khuẩn phát sinh phát triển mạnh và gây bệnh cho măng tây, tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát. Đất trồng thoát nước chậm sẽ dẫn đến hàm lượng ôxi trong đất giảm mạnh, bộ rễ bị nghẹt. Như vậy ẩm cao liên tục trong thời gian dài cộng thêm nấm bệnh sẽ làm cho bộ rễ suy giảm sức sinh trưởng, gây thối rễ, cây phát triển kém, dinh dưỡng cung cấp từ bộ rễ bị giảm sút nghiêm trọng, lá vàng héo úa và chết lụi dần.
Thứ hai: Đất thiếu hữu cơ, độ pH thấp (đất chua và hàm lượng hữu cơ thấp – OM thấp) làm cho bộ rễ phát triển kém, khi có mưa xuống khả năng mất oxi nhanh, làm cho quá trình nghẹt rễ diễn ra nhanh hơn, cây bị thối rễ khó phục hồi ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. Ngoài ra độ pH thấp (đất chua) sẽ làm gia tăng quá trình sản sinh ra các kim loại nặng di động (Al và Fe) do đó bộ rễ thường xuyên bị ngộ độc, kém phát triển, cây còi cọc.
Thứ ba: Sử dụng phân bón gốc và lá không hợp lý, không cân đối làm cho cây bị ngộ độc, việc bón thừa dinh dưỡng đa lượng, thiếu vi lượng khiến cho cây măng tây thường xuyên bị nhiễm sâu bệnh. Trong nhiều trường hợp cây bị vàng lá, thối thân là do bón phân quá nhiều, bón không cân đối, không phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây (đấy là chưa kể măng tây là một loại cây rau ăn thân mầm (chồi non)do đó rất dễ bị tồn dư Nitrat, kim loại nặng nếu không có biện pháp bón phân và phun thuốc BVTV đúng cách).
Thứ tư: Việc phun thuốc BVTV không theo quy trình, lựa chọn các loại thuốc độc hại làm cho cây chậm sinh trưởng, có thể cháy lá do thừa thuốc (phun quá liều), sức đề kháng và sức chống chịu với các điều kiện bất lợi từ môi trường giảm sút, cây lại dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách sẽ làm cho các chủng nấm, vi khuẩn gây bệnh thường xảy ra các phản ứng kháng thuốc (quen thuốc; nhờn thuốc) khiến cho việc phòng trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Có thể nói đây là cái vòng luẩn quẩn mà bà con đang gặp phải. Khi cây bị bệnh chúng ta thường phun nhiều loại thuốc khác nhau do tâm lý sợ cây bị chết, sợ vườn bị hỏng do đó bằng mọi cách phải phun thuốc trị bệnh. Chính tâm lý này khiến cho cây trồng nói chung “chết vì thuốc” trước khi chết vì bệnh. Do đó khi cây có biểu hiện bệnh bà con nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân của nó để có các biện pháp xử lý đúng và kịp thời, qua đó giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp nói chung.
Măng tây thường bị bệnh do nấm và vi khuẩn (phần lớn là do nấm, một phần nhỏ là do virus). Một số bệnh phổ biến hại măng tây như: bệnh thán thư, bệnh thối gốc, bệnh thối rễ, bệnh khô thân cây - đỏ vàng cành lá, bệnh đốm thân cành, bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt… do đó bà con cần phải nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh trên cây măng tây từ đó đưa ra các giải pháp phòng trị bệnh phù hợp (trong các nhóm bệnh trên thì bệnh khô thân, đỏ cành lá diễn ra phổ biến nhất đặc biệt vào mùa mưa tại các tỉnh phía bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương…).
Giải pháp toàn diện phòng và đặc trị bệnh trên cây măng tây:
+ Chọn đất cao, dễ thoát nước, đất giàu mùn, giàu hữu cơ để trồng.
+ Bón phân cân đối hợp lý, đúng cách.
+ Chọn giống kháng bệnh, giống sạch bệnh.
+ Ứng dụng công nghệ nano trong việc phòng trị bệnh trên măng tây (sử dụng chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua chuyên dùng đặc trị bệnh cho cây măng tây).
Quy trình phòng trị bệnh tổng hợp trên cây măng tây ứng dụng công nghệ nano:
+ Phòng bệnh: Dùng 30-50ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 30-50ml nano bạc đồng plus/super pha với bình 20 lít nước phun đều một lượt, định kỳ 7-10 ngày/lần.
Cây bị nhiễm bệnh nặng có thể chuyển qua dùng chế phẩm nano bạc đồng super (diệt nấm khuẩn mạnh hơn nano bạc đồng plus)
Tham khảo tại link sau:
+ Thời kỳ cây bị bệnh: Dùng 50ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 80ml nano bạc đồng plus/super pha với bình 20 lít nước phun đều một lượt, định kỳ 5 ngày/lần. Phun 2 – 3 lần liên tiếp. Sau khi cây khỏi bệnh chuyển qua công thức phun phòng bệnh.
+ Duy trì sức sinh trưởng cho cây, hạn chế sử dụng phân bón hóa học bằng việc sử dụng chế phẩm nano AKH super plus: Dùng 30-40ml nano AKH super plus pha với 15-20 lít nước phun đều một lượt thân lá, định kỳ 7-10 ngày/lần. Kết hợp sử dụng tưới gốc: dùng 500ml nano AKH super plus pha với 400 lít nước tưới ẩm gốc. Định kỳ 20-30 ngày tưới một lần.
Giải pháp phòng và đặc trị bệnh thán thư trên măng tây (tham khảo link dưới đây):
https://nanobacsuper.com/nguyen-nhan-va-giai-phap-phong-tri-benh-than-thu-tren-cay-mang-tay
Hình ảnh mẫu bệnh: Bệnh thán thư trên măng tây
Bài viết tiếp theo: Phòng trị bệnh thán thư và nứt dọc thân trên cây măng tây vào mùa mưa (đón đọc vào ngày 26/08/2018)
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com