Nguyên nhân nứt quả trên vải thiều
Nguyên nhân thứ nhất: Do chăm sóc dinh dưỡng không cân đối, phù hợp
Trong quá trình phát triển quả, cây vải thiều cần được bổ sung dinh dưỡng định kỳ qua bộ rễ và lá đặc biệt là dinh dưỡng qua lá. Hiện tượng nứt quả là do thiếu dinh dưỡng trung lượng – vi lượng (Ca – Mg Si – Zn – Fe – Bo). Canxi, magie và silic làm cho cấu trúc vỏ quả phát triển bền vững, tăng tính đàn hồi, chống lại hiện tượng nứt quả do thịt quả phát triển mạnh quá mức (nhất là khi gặp điều kiện nắng mưa xen kẽ). Do đó bà con cần bổ sung qua lá các yếu tố dinh dưỡng trên, định kỳ 10-15 ngày/lần trong thời kỳ phát triển quả.
Nguyên nhân thứ hai: Do mưa axít làm vỏ quả bị cháy nám không phục hồi được, các tế bào vỏ quả bị chết, liên kết kém
Thời điểm quả vải đang phát triển thường gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nắng đan xen, lượng mưa lớn làm cho độ ẩm đất bão hòa, lúc đầu bộ rễ hút nước mạnh đẩy lên các bộ phần trên mặt đất làm cho phần thịt quả phát triển đột ngột tạo nên sức căng làm vỏ quả bung ra và nứt (hiện tượng nứt xảy ra mạnh khi trước đó cây thiếu canxi, các tế bào vỏ quả liên kết yếu với nhau, chúng dễ dàng tách nhau ra và xảy ra hiện tượng nứt quả). Một hai ngày sau mưa nếu độ ẩm đất không giảm, vườn tích nước quá 24-36 tiếng làm cho bộ rễ thiếu oxy, ngẹt rễ, bộ rễ bị ức chế khả năng hút dinh dưỡng để nuôi quả lúc này tình trạng nứt quả trở nên phức tạp và khó kiểm soát, có những chùm nứt gần 100%. Ngoài ra trong nước mưa có hàm lượng axít nhất định, lượng axít này làm giảm dinh dưỡng canxi trên vỏ quả, thúc đẩy tình trạng nứt quả và rụng quả, nhiều trường hợp mưa a xít gây hại trực tiếp lên vỏ quả làm cho bề mặt vỏ quả bị đen nám như triệu chứng của bệnh khô vằn quả do nấm, sau đó 1 tuần vỏ quả bị khô đen hoặc khô nám, làm giảm chất lượng và mẫu mã quả (hiện tượng này thường xảy ra vào thời điểm gần cuối vụ, trước thu hoạch khoảng 2 tuần).
Nguyên nhân thứ ba: Do bị nhiễm nấm khuẩn gây bệnh
Thời kỳ quả vải phát triển thường bị nhiễm bệnh thán thư, khô vằn, sương mai. Bệnh phát triển mạnh khi gặp ẩm (mưa nắng xen kẽ), nấm gây bệnh gây hại trực tiếp vỏ quả làm cho vỏ quả bị thối đen và nứt tại những vết bệnh. Do đó trong quá trình chăm sóc vải phát triển bà con cần có các biện pháp phòng bệnh từ xa, hạn chế tối đa các nguồn bệnh phát triển thành dịch trong vườn, gây thiệt hại lớn
Giải pháp chống nứt quả trên cây vải thiều
+ Sau mỗi vụ thu hoạch bà con cần cắt tỉa tạo tán thông thoáng, bón phân vi sinh hữu cơ, thúc đẩy tăng trưởng rễ tơ mới(rễ hút).
+ Cần có các biện pháp thoát nước nhanh khi gặp mưa lớn cục bộ.
+ Chống mưa axít cho vườn vải đang trong thời kỳ phát triển quả. Chúng ta đã biết tác hại của mưa axít đối với cây trồng là rất lớn, nó làm suy giảm năng suất chất lượng nông sản. Do đó giải pháp toàn diện nhất chống mưa axít và chống nứt quả đó là sử dụng chế phẩm nano canxi và nano canxi cacbonat phun qua lá định kỳ, phun trước mưa hoặc sau mưa chế phẩm nano canxi cacbonat. Nano canxi super sinh ra liên tục canxi dễ hấp thu cho cây qua đó làm tăng tính bền vững của vỏ quả (tế bào vỏ quả liên kết chặt chẽ với nhau, tạo tính bền vững, chịu sức căng của thịt quả). Trong khi đó nano canxi cacbonat có tác dụng chống mưa axít ngay tại bề mặt lá và quả theo phản ứng sau:
Nano-CaCO3 + H2CO3(H+) = Ca+2 + 2CO2↑ + H2O
Phòng trị bệnh thán thư, khô vằn, sương mai cho nhãn vải: Dùng 50ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 50ml nano bạc đồng plus pha với 15 lít nước phun đều lên tán lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.
Như vậy qua phản ứng trên chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của việc bổ sung Nano canxi cacbonat là:
+ Trung hòa tác hại của mưa axít ngay tại bề mặt lá, quả qua đó hạn chế tối đa tác hại của mưa axít.
+ Bổ sung canxi dễ hấp thu cho cây một cách liên tục do đó cây không bị thiếu hụt canxi, làm tăng tính bền vững của vỏ quả, chống nứt quả, hạn chế rụng quả.
+ Trong quá trình trung hòa axít, nano canxi cacbonat còn giải phóng khí CO2 ngay tại bề mặt lá (tại kẽ lá khí CO2 tăng tới 40%) do đó quá trình này thúc đẩy hiệu suất quang hợp cho cây do CO2 là nguyên liệu không thể thiếu trong quang hợp của cây xanh nói chung (quang hợp tốt thì quả lớn nhanh).
Cách sử dụng chế phẩm nano canxi super và nano canxi cacbonat: mục đích chống mưa axít hại quả, hạn chế rụng quả và nứt quả: Dùng 60ml nano canxi super kết hợp với 80ml nano canxi cacbonat pha với bình 15-20 lít nước phun đều một lượt qua lá, quả. Phun trước khi mưa 12-24 tiếng, hoặc ngay sau khi mưa kết thúc (phun luôn ngay sau khi hết mưa). Để đạt hiệu quả cao nên phun nano canxi cacbonat trước khi mưa 12-24 tiếng. Nếu không có mưa chỉ cần phun nano canxi super (chống rụng và chống nứt quả).
+ Phòng trị bệnh chủ động cho vải bằng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua (bệnh thán thư, sương mai và khô vằn hại nhãn vải nói chung).
Chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua khi kết hợp sử dụng sẽ tạo nên sức mạnh diệt nấm khuẩn gây bệnh vô cùng mạnh, ngoài ra nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, không gây tồn dư các chất độc hại trên quả sau thu hoạch, khi sử dụng không cần cách ly, phun quá liều lượng không gây rụng quả, không gây cháy lá. Ngoài ra để quả phát triển cân đối, mẫu mã đẹp, tạo độ ngọt tự nhiên bà con nên sử dụng chế phẩm NANO AKH SUPER phun qua lá định kỳ 10-15 ngày/lần.
Cách sử dụng chế phẩm NANO AKH SUPER trong thời kỳ nuôi quả, phát triển quả: dùng 10ml chế phẩm pha với bình 15 lít nước phun đều một lượt qua lá, định kỳ 10-15 ngày/lần, phun 2-3 lần liên tiếp.
Cách sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua phòng trị bệnh thán thư, sương mai và khô vằn do nấm: dùng 50ml nano bạc đồng plus kết hợp với 50ml nano đồng oxyclorua pha với bình 15 lít nước phun đều một lượt qua lá, định kỳ 10-15 ngày phun một lần.
Trên đây là nguyên nhân và các giải pháp chăm sóc cây vải với mục tiêu cần đạt được là: hạn chế tối đa tình trạng nứt quả và rụng quả trên cây vải thiều, tạo mẫu mã quả đẹp sau thu hoạch.
Lưu ý: Đối với cây nhãn chúng ta cũng thường thấy quả bị rụng, nứt tại các thời điểm phát triển quả. Hiện tượng rụng quả thường xảy ra ở thời kỳ đầu, hiện tượng nứt quả, thối quả thường xảy ra tại thời điểm quả đã phát triển ổn định và trước thu hoạch khoảng 15-25 ngày. Quy trình chống rụng và nứt quả tương tự như trên.
Chăm sóc cây vải sớm, vải thiều chính vụ, các giải pháp chống rụng, chống nứt quả cho cây vải thiều:
Phần 1: Chăm sóc cây vải thiều, vải u giai đoạn sau thu hoạch
1.1 Cắt tỉa cành sau thu hoạch
Sau thu hoạch nhà vườn cần tiến hành cắt tỉa tạo tán thông thoáng, tán mở, hạn chế các cành che khuất ánh sáng, loại bỏ cành sâu bệnh. Ngoài ra việc cắt tỉa còn có mục đích hạ thấp chiều cao cây, khống chế chiều cao cây ở mức phù hợp. Cắt tỉa kết hợp vệ sinh vườn sạch sẽ, xới xáo phá váng đất mặt, đặc biệt là khu vực xung quanh vùng rễ cây (chống nghẹt rễ vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bón phân phục hồi cây sau thu hoạch). Sau khi thu hoạch nhà vườn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phục hồi cây, kết hợp cắt tỉa sớm để thúc nhanh đợt lộc cành đầu tiên, đảm bảo khi cây vào giai đoạn ủ mầm hoa cây vải phải phát triển được 3 lớp cành lộc. Nếu làm 2 lớp lộc, giai đoạn sau thu hoạch không cần cắt tỉa ngay. Để cành mẹ ổn định, nâng cao năng suất chất lượng quả nên làm 3 lớp lộc trước khi vào giai đoạn ủ mầm hoa. Kết thúc giai đoạn lộc thu nhà vườn cần chủ động các biện pháp chăm sóc phù hợp để cây chuẩn bị bước vào giai đoạn ngủ nghỉ, ủ mầm hoa (40-55 ngày), đồng thời ức chế phát triển lộc đông.
1.2 Phân bón cho cây vải giai đoạn sau thu hoạch
+ Bón phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ ủ hoai mục: 30-50kg phân hữu cơ/cây.
+ Phân khoáng đa lượng NPK: Dùng NPK 16-16-8TE, mỗi cây bón 400-800g (tuỳ tuổi cây và sản lượng quả vụ trước).
Cần lưu ý, trước khi bón phân phải tạo rãnh rộng 30-45cm, sâu 10-15cm. Hỗn hợp phân hữu cơ và NPK khoáng cần trộn đều với đất trước khi bón lấp rãnh, không rải phân trực tiếp vào rãnh mà không trộn đều với đất trước khi lấp rãnh. Giai đoạn cây vải phát triển cành lộc nhà vườn có thể bổ sung thêm đạm cá, đạm đậu tương pha loãng tưới gốc kết hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp. Tuy nhiên nhà vườn cần lưu ý không nên lạm dụng đạm cá quá nhiều, thừa đạm cá cây phát triển quá sung, gây khó khăn cho quá trình xử lý ra hoa ở giai đoạn sau. Để tăng hiệu quả phân bón, cây phát triển cân đối nên pha loãng đạm cá, đạm đậu tương kết hợp với chế phẩm nano vi lượng (dễ hấp thu) tưới cho cây, phun tưới theo các đợt lộc cành chế phẩm Nano Trung Vi lượng: Ca, B, Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Si. Quá trình bón phân cần kết hợp với tưới nước vừa đủ. Vào mùa mưa cần thiết kế rãnh thoát nước tốt cho cây, tránh úng ngập, nghẹt rễ làm cây suy yếu, vàng lá.
Mỗi đợt lộc cành nhà vườn phun Kích Dưỡng lộc cành, tăng cường sức đề kháng cho cây: Dùng 500ml nano AKH Super Plus kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 250-300 lít nước phun đều thân lá, 2 mặt lá (phun 2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần). Kết hợp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho cây: Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200 lít nước phun đều thân lá, phun theo các đợt lộc cành, kết hợp các chế phẩm thuốc trừ sâu, côn trùng chích hút. Chế phẩm nano AKH Super Plus có vai trò bổ sung cân đối đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đa trung vi lượng dễ tiêu cho cây, phục hồi sức cây, thúc bộ rễ phát triển khoẻ mạnh. Nano Silic SiO2 giúp tăng sức cây, tăng cường chống chịu hạn, chống nóng cho cây, hạn chế sâu bệnh hại cây.
1.3 Phục hồi sức sinh trưởng cho cây, trẻ hoá bộ rễ, chống nghẹt rễ và tiêu diệt tuyến trùng hại rễ cho cây vải vào mùa mưa
Tưới gốc chế phẩm Biotech Pro và nano AKH Super Plus, nano Silic SiO2: Dùng 2-4 lít chế phẩm Biotech Pro kết hợp với 500ml nano AKH Super Plus pha với 200-300 lít nước tưới ẩm nhẹ cho gốc. Đợt cành lộc đầu tiên có thể tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Các đợt cành lộc tiếp theo tưới ít nhất 1 lần (để cây vải phát triển cân đối, khoẻ mạnh, ra hoa đậu quả ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng quả nhà vườn nên thúc và nuôi 3 đợt lộc cành).
Chế phẩm Biotech Pro giúp tiêu diệt và ức chế tuyến trùng hại bộ rễ, chống thối rễ, vàng lá, ổn định pH đất. Trường hợp nếu pH đất dưới 5,5 nhà vườn cần sử dụng chế phẩm nano khoáng Ca hữu cơ tưới gốc cho cây 1-2 lần/vụ, đặc biệt khi cây vải bước vào giai đoạn phân hoá mầm hoa, phát triển chùm hoa (hoa chuẩn bị nở và thụ phấn – thụ tinh hình thành quả non).
1.4 Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho cây vải
Sau khi bón phân, vải sẽ ra các đợt lộc cành. Ở các giai đoạn phát triển lộc non nhà vườn cần chú ý phun thuốc trừ sâu, trừ côn trùng chích hút tổng hợp (có thể sử dụng kết hợp, luân phiên các hoạt chất sau: Acetamiprid, Imidacloprid, Fenobucarb, Alpha cypermethrin, Quinalphos,..).
Phòng trị nấm gây hại lộc cành: Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200 lít nước phun đều thân, lá, phun theo các đợt lộc cành của cây, mỗi đợt phun kép 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.
Mỗi vùng địa lý khác nhau, tuỳ vào giống vải mà nhà vườn có phương án chăm sóc khác nhau. Tại các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk) có thể tiến hành nuôi 2-3 đợt lộc cành. Nếu nuôi 3 đợt lộc cành cần đẩy mạnh quá trình chăm sóc, cắt tỉa sớm sau thu hoạch, chủ động các biện pháp thúc-nuôi lộc cành mẹ đặc biệt là đợt lộc cành 3. Sau khi đợt cành 3 đạt trạng thái ổn định (lộc cành thành thục hoặc giai đoạn bánh tẻ trở đi nếu cây khoẻ) nhà vườn cần triển khai các biện pháp chăm sóc đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ, ủ mầm hoa, chống phát sinh phát triển lộc đông (khoanh vỏ kết hợp phun hãm lộc – triển khai sớm hơn ngoài Bắc 20-30 ngày). Thời gian ngủ nghỉ tối ưu của cây vải trước khi vào phân hoá mầm hoa là 40-50 ngày.
Phần 2: Giải pháp hãm lộc đông cho vải thiều(vải sớm, vải chính vụ)
Mục đích: đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ tích luỹ dinh dưỡng trước khi bước vào giai đoạn phân hoá mầm hoa. Các giải pháp cơ bản hãm lộc đông bao gồm:
Thứ nhất: Khi cành thu đã thành thục không để đất thừa ẩm(hạn chế ẩm kéo dài), đào rãnh thoát nước, khơi dòng chảy, tạo điều kiện nước thoát nhanh sau mỗi trận mưa. Chủ động phun chế phẩm Shellac Suger (phun đều thân cành lá, 2 lần, cách nhau 7-10 ngày/lần).
Thứ hai: Bón phân cân đối hợp lý, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây ở các đợt phát triển cành lộc (đặc biệt là cành thu). Bón phân mất cân đối, thừa đạm(hoặc lạm dụng đạm cá) sẽ làm cho các đợt cành lộc phát triển quá mạnh, tiềm ẩn nguy cơ phát triển lộc đông.
Thứ ba: Chủ động phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cho cây, đặc biệt là các đợt phát triển cành lộc, đảm bảo cành lộc sinh trưởng phát triển ổn định.
Thứ tư: Siết nước và chặn rễ (rễ tơ, rễ hút)
Với những vườn ra lộc cuối thu cần tập trung các biện pháp chăm sóc đuổi lộc, giúp lộc phát triển nhanh và đều, thành thục sớm. Khi cành thu phát triển thành thục, nhà vườn chủ động siết nước kết hợp cuốc xới chặn rễ xung quanh tán cây(rộng 40-60cm, sâu 10-20cm), mục đích làm đứt rễ tơ, rễ hút hạn chế dinh dưỡng vận chuyển lên tán (qua đó ức chế lộc đông). Tuỳ sức sinh trưởng của cây để có biện pháp tác động cơ giới bộ rễ phù hợp, tránh làm đứt rễ quá nhiều, ảnh hưởng sức sinh trưởng của cây ở giai đoạn sau.
Thứ năm: Khoanh vỏ hãm lộc đông cho cây vải thiều chính vụ, vải sớm
Khoanh vỏ thường triển khai vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11, chỉ nên khoanh vỏ khi cành thu ở giai đoạn lá bánh tẻ trở đi, nên khoanh cành cấp 1-2, hạn chế khoanh gốc. Với những vườn có lộc cành cuối thu ra muộn cần tập trung chăm sóc đuổi lộc, giúp lộc thành thục sớm.
Kỹ thuật khoanh vỏ cho vải: vết khoanh rộng 4-5mm, sâu vừa vào phần gỗ trắng 1-2mm, có thể khoanh 2 lần(nếu cây quá khoẻ, hoặc cây tơ, vết khoanh 2 thường khoanh mịn nằm ở phía trên vết khoanh 1, cách 10cm). Thời điểm khoanh nên chọn ngày nắng ráo và có gió, tránh mưa ẩm, nên khoanh trước mưa. Trường hợp vừa mưa xong nếu tiến hành khoanh, cây lúc này tích nước nhiều, khi khoanh các vết khoanh thường chảy nước, gây ẩm mốc vết khoanh, vết khoanh lâu liền sẹo. Ngoài ra sau khi khoanh cần vệ sinh sạch sẽ vết khoanh, tránh mùn và bị nát vết khoanh. Việc làm sạch vết khoanh sẽ tạo cho vết khoanh liền sẹo tốt và nhẵn, tính thẩm mỹ cao, vết khoanh ít bị sùi (khi khoanh cần dụng cụ sắc bén, vết khoanh gọn, tránh bị nát xơ vết khoanh).
Sau khi khoanh đúng kỹ thuật 7-10 ngày cây ngưng sinh trưởng, do vết khoanh làm đứt đường vận chuyển dinh dưỡng từ trên xuống (nhựa luyện), lúc này các hóc môn sinh trưởng và dinh dưỡng nuôi bộ rễ tơ bị cắt đứt, chỉ sau 1 thời gian ngắn các hệ rễ tơ, rễ hút bị tiêu biến (ức chế và teo lại, chết rễ tơ). Khi hệ rễ tơ, rễ hút bị triệt tiêu thì cây ngừng sinh trưởng và bước vào thời kỳ ngủ nghỉ (nghỉ đông, tích luỹ dinh dưỡng, ủ mầm hoa). Thời gian ủ mầm hoa tốt nhất cho cây vải vào khoảng 40-55 ngày.
Lưu ý khi khoanh: Độ sâu vết khoanh sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hãm lộc đông, nếu vết khoanh quá nông thì tỷ lệ phát triển lộc đông khá cao. Do đó khi khoanh cần đảm bảo vết khoanh rộng 4-5mm, độ sâu vừa chạm mạch gỗ trắng tối đa 1-2mm. Chỉ khoanh vỏ khi lộc cành thu chuyển sang bánh tẻ trở đi.
Trường hợp sau khi kết thúc giai đoạn khoanh vỏ, nếu lộc đông vẫn phát sinh phát triển mạnh nhà vườn cần phun diệt lộc chế phẩm Ethephon nồng độ 400ppm(1 lần) kết hợp phun Shellac Suger 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.
Lưu ý khi phun Ethephon phun cho cây: tuỳ sức sinh trưởng của cây vải, tuỳ tỷ lệ phát triển lộc đông để lựa chọn nồng độ phun sao cho phù hợp, tránh phun liều quá cao có thể gây ngộ độc cây, gây vàng rụng lá(phá huỷ diệp lục), khiến cây ngủ sâu không có khả năng ra hoa. Ethephon khi pha với nước ở điêu kiện pH trung tính nó sẽ giải phóng ra Ethylen (C2H4). Ethylen nếu được sử dụng ở liều lượng phù hợp có tác dụng thúc đẩy quá trình già hoá của cành lộc, kìm hãm phát triển của chồi, ức chế bộ rễ phát triển qua đó hạn chế tỷ lệ phát sinh phát triển lộc đông.
Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều lượng(phun lá liều cao) thì Ethylen sẽ phá hủy diệp lục, giảm hàm lượng protein trong lá, tăng hoạt tính của enzym phân giải,..
Phần 3: Kỹ thuật chăm sóc cây vải sớm, vải thiều chính vụ giai đoạn phân hoá mầm hoa, phát triển mầm hoa, ra hoa đậu quả
3.1 Chăm sóc cây vải sớm, vải thiều chính vụ giai đoạn phân hoá mầm hoa, phát triển mầm hoa
Khi cây bắt đầu nhú mầm hoa nhà vườn cần triển khai các biện pháp chăm sóc sau:
+ Tưới chế phẩm Nano Khoáng Canxi – Kali hữu cơ: Dùng 500ml chế phẩm nano khoáng Canxi-Kali hữu cơ pha 300 lít nước tưới ẩm gốc, tưới 2 lần liên tiếp, cách nhau 7-10 ngày/lần. Công dụng chế phẩm nano khoáng Canxi-Kali hữu cơ: Bổ sung nano khoáng, cân bằng pH đất, chống chua đất, thúc bộ rễ tơ, rễ hút phát triển nuôi dưỡng mầm hoa to khoẻ, cân đối, tăng chất lượng hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu quả.
+ Thúc đẩy phân hoá mầm hoa, nuôi dưỡng chùm hoa phát triển hoàn thiện: Dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml Shellac Suger pha 300-400 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, phun 2-3 lần liên tiếp, cách nhau 7-10 ngày/lần.
+ Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp: Côn trùng chích hút (nhện), bệnh thán thư, sương mai hại vải, bệnh ghẻ cành,…
Chú ý duy trì nước tưới, không để cây thiếu ẩm giai đoạn phát triển mầm hoa. Trước khi hoa nở 5-7 ngày dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200-250 lít nước phun đều thân lá.
3.2 Chăm sóc cây vải sớm, vải thiều chính vụ giai đoạn ra hoa, đậu quả, chống rụng quả non cho vải thiều
Giai đoạn hoa nở rộ đến thời kỳ quả non cần lưu ý bệnh sương mai, thán thư: Phun chế phẩm nano Bạc Đồng Super và nano Đồng Oxyclorua.
Chống mưa acid, chống rụng hoa và quả non: lựa chọn 1 trong 2 công thức sau hoặc phun se le luân phiên
Công thức phun 1: Dùng 500-1000ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Canxi Super kết hợp thêm 200ml Shellac Suger pha 250-300 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7 ngày/lần. Nếu có mưa ẩm nên tăng cường chế phẩm nano canxi super (chống mưa acid, chống teo cuống).
Công thức phun 2: Dùng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Đồng Oxyclorua cộng thêm 500-700ml nano Canxi Super pha 250-300 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7 ngày/lần. Nếu có mưa ẩm nên tăng cường chế phẩm nano canxi super (chống mưa acid, chống teo cuống).
3.3 Chăm sóc cây vải sớm, vải thiều chính vụ giai đoạn nuôi quả, dưỡng quả
Phòng trị bệnh tổng hợp cho vải sớm, vải thiều chính vụ: Dùng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Đồng Oxyclorua pha 200 lít nước phun đều thân lá, chùm quả, 7-10 ngày/lần.
Dưỡng quả, giúp quả phát triển cân đối: Dùng 500ml nano AKH Super Plus kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 300 lít nước phun đều thân lá, 10-15 ngày/lần.
Chống rụng quả, chống nứt quả, chống mưa acid cho vải sớm, vải thiều chính vụ: Dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 300 lít nước phun đều thân lá, 7-10-15 ngày/lần.
3.4 Chăm sóc cây vải sớm, vải thiều chính vụ giai đoạn quả già chín (tạo độ ngọt tự nhiên, nâng cao chất lượng quả, mã quả đẹp)
+ Dùng 500ml nano Bạc Đồng Hợp Kim Silic kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 150-200 lít nước phun đều thân lá, chùm quả.
+ Dùng 500ml chế phẩm siêu kali hữu cơ pha 200 lít nước phun đều tán lá, 7-10 ngày/lần (sáng mã đẹp quả, nâng cao chất lượng quả).
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com