Bưởi diễn là một loại cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao và được bà con trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên,...). Do bưởi diễn được trồng ở nhiều nơi cho nên chất lượng quả mỗi nơi mỗi khác, giá trị kinh tế trên mỗi mô hình trồng bưởi diễn cũng khác nhau. Chất lượng quả phụ thuộc vào chất đất, kỹ thuật chăm sóc và giống. Bưởi Diễn được trồng ở khu vực Quận Bắc Từ Liêm cho chất lượng quả cao, giá bán tốt (45.000-80.000đ/quả như Phường Minh Khai, Phúc Diễn, Phú Diễn, Liên Mạc, Thượng Cát..) bên cạnh đó bưởi diễn tại các huyện ngoại thành Hà Nội cũng cho chất lượng khá cao như Đan Phượng, Phúc Thọ - HN. Tuy nhiên bên cạnh những vườn bưởi diễn được bán với giá cao còn nhiều vườn bà con bán với giá rất thấp do chất lượng quả kém. Do đó để tạo thương hiệu, chất lượng cho quả bưởi diễn bà con cần lựa chọn đất trồng phù hợp với cây bưởi diễn đồng thời có biện pháp chăm sóc thích hợp cho từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
Một vườn bưởi diễn đạt tiêu chuẩn, quả đang trong giai đoạn phát triển
(Ảnh chụp tại Q. Bắc Từ Liêm - Hà Nội_05/2017* ThS Phạm Công Khải)
Một vườn bưởi diễn đạt tiêu chuẩn, quả đang trong giai đoạn phát triển
(Ảnh chụp tại Thượng Cốc - Đan Phượng - Hà Nội_05/2017* ThS Phạm Công Khải)
Kỹ thuật chăm sóc bưởi diễn thời kỳ phát triển quả, nuôi lộc hè phát triển
Bón phân cho bưởi Diễn
Sử dụng đậu tương bón cho bưởi kết hợp lân và phân hữu cơ hoai mục: Đậu tương có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây phát triển như đạm, lân, kali và các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng và vi lượng khác (N, P, K, S, Ca, Fe, Mg, Na, Zn...).Tùy điều kiện, thực trạng cây trồng có thể áp dụng ngâm ủ đậu tương với men vi sinh trước khi bón hoặc bón trực tiếp đậu tương sau khi nghiền nhỏ. Thông thường trước khi bón bà con cần nghiền nhỏ mịn đậu tương hạt sau đó ngâm ủ với men vi sinh để các thành phần dinh dưỡng trong đậu tương được phân giải chuyển hóa hoàn toàn từ dạng khó hấp thu sang dạng dễ hấp thu và như thế cây bưởi sẽ dễ hấp thu dinh dưỡng từ đậu tương, hiệu suất sử dụng dinh dưỡng trong hạt đậu tương cao hơn. Nếu đậu tương không ngâm ủ mà cứ thế bón trực tiếp, khi xuống đất sẽ mất thời gian dài để phân giải các chất trong đậu tương, việc này sẽ mất vài tháng và hơn nữa trong quá trình vi sinh vật đất phân giải đậu tương sẽ sinh ra một số sản phẩm phụ không có lợi cho bộ rễ, đôi khi còn làm giảm lượng oxi trong đất khiến cho bộ rễ tơ(rễ hút) kém phát triển hoặc chậm phát triển ảnh hưởng đến khả năng hút dinh dưỡng từ đất lên trên để nuôi lộc, nuôi quả phát triển. Lượng đậu tương sử dụng cho cây phụ thuộc vào thời điểm bón(thời kỳ cây sinh trưởng), sản lượng quả trên cây và tuổi cây. Thông thường đậu tương được sử dụng bón cho cây ngay sau khi thu hoạch (sau khi làm rễ) và sau thời kỳ quả rụng sinh lý đợt cuối (đường kính quả 3-5cm). Để đạt hiệu quả cao trên cây có múi nói chung người ta thường bón đậu tương hỗn hợp với Lân đơn và tro bếp kết hợp với phân hữu cơ hoai mục.
Thời kỳ quả phát triển, nuôi lộc hè bà con bón phân cho bưởi với liều lượng như sau:
+ Đậu tương nghiền tính theo khối lượng: 1,5-3,0kg/cây(tùy cây)
+ Phân hữu cơ hoai mục, tro bếp: 20-40kg/cây(tùy cây)
Trong các nhóm phân hữu cơ khi bón cho bưởi diễn thì phân trâu bò đạt hiệu quả cao nhất(quả ngọt tự nhiên, không he, thời gian bảo quản quả dài hơn, hàm lượng hữu cơ trong đất cao hơn khi sử dụng phân trâu bò, bộ rễ tơ phát triển tốt). Sử dụng phân gà, phân chim cút, phân lợn cần được ủ dài hơn để đảm bảo các thành phần trong phân được phân giải hoàn toàn. Phân hữu cơ ủ hoai mục cần đạt tiêu chuẩn: phân gần như hết mùi, xốp, khi dùng tay nắm chặt phân không ra nước, không dính dẻo là được.
+ Lân đơn P2O5: 0,7-1,5kg/cây(tùy cây)
Lưu ý: Đối với những cây, những vườn diễn có quả phát triển chậm có thể sử dụng NPK-S 16-16-8-13S pha loãng tưới gốc hoặc bón vãi xung quanh vùng rễ cây đang phát triển(theo hình chiếu tán). Bón 2 lần, định kỳ 15-20 ngày/lần. Nếu bón vãi cần phải tưới nước cho cây.
Giải pháp khắc phục hiện tượng nám quả bưởi, vỏ bề mặt quả khô cứng, màu xám, quả chậm phát triển
Nguyên nhân nám vỏ quả bưởi, quả chậm phát triển:
+ Do sâu bệnh: Thời kỳ quả phát triển mạnh, lớn nhanh trùng với thời điểm cây bưởi thường bị nhiễm sâu hại như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện đỏ, rệp sáp, rệp muội...trong đó nhện phát sinh phát triển mạnh gây hại trực tiếp các bộ phận lá non và quả non, chúng chích hút làm cho lá xoăn, vàng, vỏ trái bị mất nước đột ngột, làm chết một phần và không phục hồi các nhóm tế bào vỏ trái làm chúng mất màu xanh, vỏ bị chai lại, trở lên khô cứng..
+ Do nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp: nhiệt độ quá cao trên 37-38oC, độ ẩm thấp làm cho các nhóm tế bào vỏ quả bị mất nước nhanh vượt quá ngưỡng chịu đựng của cây, không phục hồi được dẫn đến bị cháy nám quả, khi vỏ quả bị cháy nám không phục hồi được chúng bị chết và bị bần hóa (khô lại, không phát triển hoặc bị ở thể nhẹ thì chậm phát triển).
Hình 1: Bưởi diễn bị cháy nám quả, vỏ quả không còn giữ được màu xanh tự nhiên
Hình 2: Bưởi diễn bị cháy nám quả, vỏ quả không còn giữ được màu xanh tự nhiên
Giải pháp khắc phục vỏ quả bưởi bị nám, cháy vỏ quả:
+ Phòng trị sâu bệnh chủ động: Định kỳ 7-10 ngày phun các thuốc phòng trừ sâu hại: nhện, sâu vẽ bùa, rệp..
Đối với các nhóm bệnh như: Loét vi khuẩn hại lá, bệnh gỉ sắt, mắt cua do nấm bà con dùng chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với nano đồng oxyclorua phun qua lá (dùng 30-50ml nano bạc đồng plus kết hợp với 30-50ml nano đồng oxyclorua pha với 15-20 lít nước phun đều 2 mặt lá, phun quả (chống sẹo quả), định kỳ 7-10 ngày/lần (phun vào các thời điểm cây bưởi dễ nhiễm bệnh).
Chống ánh sáng trực xạ cho bưởi:
Cách 1: Dùng túi bao quả kích thước 25x35cm bao quả, tuy nhiên cần lưu ý không nên bao sớm quá sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng quả, vỏ quả mất màu xanh tự nhiên, đôi khi chất lượng túi kém (trao đổi khí kém) làm cho quả rụng hàng loạt.
Cách 2: Phun chế phẩm PVP - plus tạo màng bao bên ngoài vỏ quả, giảm tối đa ánh sáng trực xạ chiếu lên vỏ quả, giúp quả hạn chế bị cháy nám, do PVP tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài làm giảm nhiệt hấp phụ trên vỏ quả (cách này tiết kiệm chi phí, giúp quả phát triển ổn định).
Tăng sức đề kháng cho cây, thúc đẩy sinh trưởng lộc hè:
Khi lộc hè phát triển đúng thời điểm có 2 tác dụng: thứ nhất là bổ sung thêm bộ lá (tăng chỉ số diện tích lá tối ưu - chỉ số LAI), giúp tăng cường khả năng và hiệu suất quang hợp cho cây (nuôi quả). Thứ 2: bộ lá phát triển cân đối giúp đón ánh sáng mạnh, làm giảm cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp và vuông góc lên quả qua đó hạn chế hiện tượng cháy nám quả do nắng nhiều, nhiệt độ cao (Sử dụng chế phẩm AKH SUPER NANO phun qua lá thúc lộc hè).
Lưu ý: phòng trừ sâu bệnh theo các đợt lộc, hạn chế sâu bệnh gây hại.
Nuôi quả phát triển ổn định, tăng độ ngọt cho quả, thúc lộc hè phát triển: Sử dụng chế phẩm AKH SUPER NANO phun qua lá, định kỳ 10-15 ngày phun một lần(sử dụng 10-15ml chế phẩm AKH SUPER NANO pha với bình 15-20 lít nước phun qua lá).
Tăng độ ngọt của quả bằng cách sử dụng chế phẩm SUPER KALI kết hợp với chế phẩm NANO AKH SUPER
Dùng nano canxi phun qua lá, làm tăng sức đề kháng, sức chống chịu của lớp vỏ quả, hạn chế bị cháy nắng
Kỹ thuật phòng trừ ruồi vàng hiệu quả:
+ Làm sạch cỏ dại, cắt tỉa tạo tán thông thoáng cho vườn.
+ Xử lý đất nhằm tiêu diệt nhộng nằm ở độ sâu 2-4cm xung quanh gốc cây bằng chế phẩm Nano Oxyclorua và chế phẩm tinh dầu tỏi (diệt sâu và côn trùng gây hại). Việc làm này nhằm hạn chế nhộng vũ hóa trưởng thành gây hại quả.
+ Treo bẫy bả(1): dùng hỗn hợp các thuốc có chứa hormon dẫn dụ kết hợp thuốc trị ruồi vàng. Bẫy bả dạng này có tác dụng dẫn dụ ruồi vàng mang giới tính đực (ruồi trưởng thành đực) về bẫy bả sau đó tiêu diệt ngay tại bẫy bả nhờ thuốc đặc hiệu. Tuy nhiên cách này có điểm hạn chế là: Tốn công, tốn chi phí, phải thường xuyên theo dõi và bổ sung thuốc, nếu không có biện pháp quản lý thuốc diệt ruồi vàng trong bẫy phù hợp (thuốc không đủ liều, thuốc dễ dàng bị bay hơi trong điều kiện nóng ẩm) thường dẫn đến hệ quả là dẫn dụ ruồi vàng về vườn nhiều hơn…
+ Phòng và tiêu diệt trực tiếp ruồi vàng thông qua phun lên tán lá, quả(2):
Thời điểm thực hiện: Từ giữa tháng 5 đến trung tuần tháng 6, định kỳ xử ký 20-30 ngày/lần.
Cách làm: Dùng 50ml Nano hợp kim bạc đồng + 20-30ml chế phẩm B52.USSA + chất bám dính pha với bình 15-20 lít phun đều lên tán lá. Định kỳ phun 30-45 ngày/lần, phun 3 lần để đạt hiệu quả tối ưu.
Lưu ý: Thực hiện cách (1) thì thôi cách (2) hoặc ngược lại, tuy nhiên nên áp dụng cách 2 vừa đỡ tốn công, vừa diệt trực tiếp ruồi vàng hiệu quả.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Chuyên gia nghiên cứu cây ăn quả đặc sản: Th.S Phạm Công Khải
Tư Vấn Kỹ thuật: Hotline - 0976 804 678
Email: chuyengianongnghiep24h@gmail.com