Khắc phục hiện tượng quả vải bị chàm xanh

Thời gian gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều phản ánh của bà con trồng vải tại Lục Ngạn - Bắc Giang và Thanh Hà - Hải Dương về hiện tượng quả vải bị chàm xanh, đôi khi thấy những quả  bị cả chàm đen hoặc nâu nhưng không bị rụng, tỷ lệ quả bị chàm tương đối nhiều. Hiện tượng này thường xảy ra khi quả gần chín trên vỏ quả còn xuất hiện vết nám, sau đó chuyển sang màu chàm xanh. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Hiện tượng quả vải bị chàm xanh biểu hiện như thế nào ?

Trên vỏ quả thường thấy rõ nhất ở thời điểm khi quả gần chín (trước thu hái 10-15-20 ngày), quan sát kỹ trên vỏ quả thấy xuất hiện các vết nám, sau đó chuyển sang chàm xanh. Khi chín trên bề mặt vỏ quả xuất hiện những chỗ có màu hồng đỏ xen lẫn có màu chàm xanh, trên mỗi quả xuất hiện các màu sắc không đồng nhất xen kẽ nhau dẫn đến mã quả rất xấu, nhìn như không chín đều, làm giảm giá trị của quả, bán không được giá.

Nguyên nhân quả bị chàm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng vải bị chàm/nám, mẫu mã quả xấu, nhìn không bắt mắt. Sau đây là các nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng trên:

Thứ nhất: do vấn đề về kỹ thuật chăm sóc, dinh dưỡng không cân đối, không đầy đủ, bón phân không đúng thời điểm, quá muộn hoặc quá sớm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay đa phần bà con ở các vùng trồng vải, nhãn thường sử dụng phân bón hóa học nhanh tan hoặc chậm tan kết hợp thêm việc bón không cân đối, không đúng thời điểm và thường bón gốc(vãi phân trên bề mặt). Điều này làm cho cây phát triển không bền vững, có những thời điểm cây rất cần dinh dưỡng để nuôi quả ngay từ đầu thì không đáp ứng được. Ngoài ra việc bón quá muộn (đặc biệt là thừa đạm) làm cho quả phát triển mất cân đối, thừa đạm làm cho vỏ quả phát triển không đều giữa các vị trí. Thừa đạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng chỗ thì phát triển thành thục, chỗ thì đang phát triển do đó cùng một thời điểm(gần chín-quả bắt đầu chuyển màu) trên vỏ quả lại xuất hiện những khoảng vỏ màu xanh bền, chỗ thì màu hồng đỏ(do tế bào nơi đây đã phát triển thành thục-già hóa). Những chỗ mà vỏ quả có màu xanh do thừa đạm rất dễ bị nấm bệnh gây hại làm cho tình trạng này trở nên khó kiểm soát hơn.

Thứ hai: Do bà con quá lạm dụng thuốc BVTV hóa học, sử dụng thuốc không tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng làm cho bề mặt vỏ quả bị ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Khi tốc độ phát triển của vỏ quả không đồng đều cũng dẫn đến hiện tượng quả bị chàm.

Thứ ba: Trong giai đoạn quả chuyển màu(già chín) gặp mưa nhiều, ẩm độ cao. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên đôi khi trên vỏ quả xuất hiện các bào tử nấm bệnh gây hại khiến cho tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn, tỷ lệ bệnh cao hơn.

Thứ tư: Do tán cây không thông thoáng, ảnh hưởng đến khả năng đón ánh sáng trực xạ của bộ lá dẫn đến hiệu suất quang hợp của cây không cao.

Thứ năm: Do nấm bệnh gây hại, bệnh này do nấm Peronophythora litchii gây ra. Nấm có cành bào tử nang phân nhánh kiểu chạc đôi vài lần, cuối cùng cành nhỏ dần đến nhọn ở cuối. Bào tử nang hình trứng hoặc gần tròn, màu nhạt, kích thước 22-30 x 15-23mm. Các bào tử nấm gây bệnh làm cho các tế bào vỏ quả ngừng sinh trưởng trong thời gian bị bệnh do đó tạo nên hiện tượng vỏ quả phát triển không đồng đều, xuất hiện những chàm xanh khi quả chuyển màu. Nếu bệnh nặng sau này quả bị nứt và thối-thâm nhanh sau khi thu hái.

Tựu chung lại hiện tượng chàm quả do tổng hợp nhiều nguyên nhân tuy nhiên thường là do mất cân đối dinh dưỡng, thiếu vi lượng và siêu vi lượng kết hợp với vỏ quả bị nhiễm một loại nấm. Khi cây thừa dinh dưỡng đa lượng (đặc biệt là thừa đạm, thiếu Canxi, Silic, Đồng, Magie) cộng thêm nhiễm nấm bệnh sẽ làm cho các vị trí trên vỏ quả phát triển không đồng đều, chỗ thì chậm phát triển (thường mãi giữ màu xanh nõn chuối), chỗ thì phát triển bình thường do đó khi nhìn tổng thể vỏ quả thường tạo ra những khoảng màu khác nhau chỗ chín thì có màu màu hồng đỏ, chỗ thì xanh đan xen nhau làm cho quả có mẫu mã xấu, giảm giá trị kinh tế.

Giải pháp khắc phục hiện tượng quả vải bị chàm xanh:

Chăm sóc thời kỳ sau thu hoạch

Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, loại bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh. Đối với những cây lâu năm cần đốn đau để trẻ hóa cây. Chủ động công tác phòng bệnh bằng những loại thuốc ít độc hại, có tính chọn lọc cao(ưu tiên sử dụng biện pháp sinh học cây bền hơn).

Sử dụng chế phẩm nano AKH super plus phun qua lá kết hợp bón phân hữu cơ hoai mục: Dùng 100ml chế phẩm nano AKH super plus pha với 300 lít nước, phun 1-2 đợt liên tiếp. Mục đích: tăng sức đề kháng cho cây, phục hồi khả năng sinh trưởng phát triển của cây sau 1 năm cho thu hoạch quả.

Lưu ý: Thời kỳ này cần thúc lộc phát triển thành các đợt lộc, trước đông chí ngừng các biện pháp chăm sóc dinh dưỡng, cần hạn chế vải phát triển lộc đông

Trước khi ra hoa 20-30 ngày: Dùng nano Oxyclorua đồng + Shellac suger phun 1 lần, phun đều 2 mặt lá.

Chăm sóc thời kỳ ra hoa-đậu quả

Cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tổng hợp với mục đích:

+ Chống thối hoa do nấm bệnh, tăng sức sống của hạt phấn, chống sương mai hại hoa và quả non.

+ Tăng tỷ lệ đậu quả, tăng độ bền vững của cuống (dai cuống), chống rụng quả sinh lý

Sử dụng hỗn hợp các thuốc, chế phẩm sau:

+ Sau khi tắt hoa(rụng cánh hoa 80% trở lên): dùng Nano canxi cacbonate + nano Canxi + nano AKH SUPER plus. Phun chống rụng quả, thúc quả phát triển.

Chống chàm, chống nám quả, khô vằn quả, nâng cao chất lượng quả, làm tăng tính đàn hồi, tính bền vững của các tế bào vỏ quả vải, ngăn chặn được tình trạng nứt quả, kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng độ dày của vỏ quả. Sử dụng các chế phẩm sau phun qua lá định kỳ 10-15 ngày/lần:

Dùng 30-50ml Nano Oxyclorua đồng + 30-50ml Nano bạc đồng + 10ml AKH SUPER pha với 16-20 lít nước phun đều qua lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.

Sử dụng nano bạc đồng Nâng cao khả năng quang hợp của bộ lá qua đó tăng cường khả năng tích lũy các chất hữu cơ (một sản phẩm của quá trình quang hợp) về quả làm cho quả phát triển mạnh và bền vững.

Trước thu hoạch 10 ngày phun thêm một lần, tăng mẫu mã quả, quả chín đồng đều.

Hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp bà con phòng và trị bệnh sương mai hại vải một cách hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con trồng Vải.

                                          

Nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng chống nấm khuẩn gây bệnh, sương mai hại vải, chống chàm xanh, khô vằn trên vải rất hiệu quả. Sản phẩm không độc hại được sản xuất theo công nghệ tiên tiến hiện đại, sử dụng không cần cách ly

Mời bà con đón đọc bài viết: kỹ thuật chống thối nứt vải, nám quả, cháy nắng, khô vằn trên vải Thiều, vải Lai. tại đường link sau:

 http://nanobacsuper.com/chong-nam-qua-chay-nang-kho-van-tren-vai-thieu-vai-lai

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com