Chống thối nứt vải, nám quả, cháy nắng, khô vằn trên vải Thiều, vải Lai

Phần 1: Nguyên nhân cháy nám quả vải, khô vằn vỏ quả (hiện tượng vỏ cứng giòn, vỏ mỏng, tế bào vỏ bị cháy khô không phục hồi)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỏ quả vải bị khô giòn, cháy vỏ, mất mã quả, hiện tượng khô cháy vỏ quả, khô vằn quả thường xảy ra từ cuối tháng 4 kéo dài mạnh nhất trong tháng 5 dương lịch hàng năm.

Nguyên nhân thứ nhất: Do điều kiện thời tiết (nguyên nhân trực tiếp)

Trong điều kiện thời tiết bất lợi như nhiệt độ cao duy trì liên tục 34-39oC  kéo dài từ 3-5 ngày, số giờ nắng 11-13h/ngày, cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm thấp, các chùm quả vải (trên cả vải lai và vải thiều) bị ánh sáng chiếu trực tiếp trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng cháy nám vỏ quả do các tế bào vỏ quả bị tổn thương bởi nhiệt độ và chúng không có khả năng tự phục hồi (do vượt quá ngưỡng giới hạn chịu đưng của tế bào), các tế bào vỏ quả mất nước đột ngột trong thời gian dài đặc biệt trong điều kiện nắng nóng kéo dài kết hợp với luồng gió Tây làm cho tình trạng cháy nám vỏ quả diễn biến phức tạp hơn, khó kiểm soát. Khi vỏ quả bị tổn thương và không có khả năng phục hồi sẽ gây nên tình trạng vỏ quả bị cháy nám, cháy khô từng mảng, vỏ quả bị khô cứng lại, chất lượng quả giảm sút, giá trị kinh tế rất thấp, thậm chí không thể bán được.  Các vết nám vỏ quả do cháy nắng làm cho vỏ quả  khô, giòn nhìn giống như bị bệnh khô vằn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp hiện tượng nám quả, cháy khô vỏ quả là sự kết hợp của cả bệnh khô vằn do nấm và thời tiết bất lợi (nắng nóng kéo dài). Ngoài ra khi điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột (nắng nóng kéo dài 3-6 ngày sau đó kết hợp với mưa rào) sẽ gây ra các hiện tượng nứt nổ quả vải gây thất thu cho nhà vườn. Những năm mưa nhiều xen kẽ với các đợt nắng nóng cục bộ với lượng nhiệt trung bình trên 36-38oC thường xảy ra hiện tượng cháy khô vỏ quả, khô vằn vỏ quả (trước thời kỳ thu hoạch từ 2-3 tuần).

Nguyên nhân thứ hai: Do nấm bệnh phát sinh - phát triển mạnh và gây hại trong điều kiện mưa ẩm xen kẽ với nắng nóng

Điều kiện dinh dưỡng mất cân đối khiến cho thịt quả và vỏ quả phát triển không đồng thời. Điều này làm cho vỏ quả mỏng đi, sức chống chịu và sự đàn hồi của vỏ quả giảm sút đáng kể do đó hiện tượng khô vằn, cháy vỏ quả thường đi đôi với nứt quả ở giai đoạn trước thu hoạch. Thực tế cho thấy giai đoạn trước thu hoạch từ 15-25 ngày, chúng tôi đã phát hiện ra rất nhiều nhóm nấm gây bệnh tồn tại trên vỏ quả như nấm gây bệnh sương mai, thán thư, khô vằn. Đặc biệt là nấm Rhizoctonia gây bệnh khô cháy vỏ quả. Nhóm nấm này sinh sản rất mạnh trong điều kiện nóng ẩm từ cuối tháng 4 – 5 dương lịch hàng năm (nhất là những vườn trồng dày, tán đan xen nhau). Nấm gây bệnh khô vằn phát sinh và lây lan mạnh khi có nắng và mưa xen kẽ, chúng sinh sản mạnh và xâm nhiễm qua lớp vỏ nhưng không ăn sâu vào thịt quả, kết hợp với điều kiện nắng nóng, nhiệt cao làm cho vỏ quả bị khô cháy thành từng mảng, sau đó lan dần ra toàn bộ vỏ quả, nhiều trường hợp gây nứt nổ quả.

Nguyên nhân thứ ba: Hiện tượng cháy khô vỏ quả có thể do mưa axít gây ra. Mưa axít tích tụ lâu ngày, nhiều đợt sẽ làm cho vỏ quả bị chết một phần gây nên tình trạng cháy khô vỏ quả (nhất là giai đoạn trước thu hoạch 2 tuần).

Các đặc điểm nhận biết quả vải bị cháy nám quả, khô vằn quả, khô giòn quả, làm mất mã quả:

+ Vỏ quả không còn màu hồng tươi, bề mặt vỏ dần chuyển thành màu nâu nhạt (xám nhạt) sau đó đậm dần tạo thành những mảng loang chiếm diện tích to nhỏ khác nhau tùy theo diện tiếp xúc của vỏ quả với ánh sáng nhiều hay ít, nếu kết hợp với nhiễm nấm ở tỷ lệ cao hầu hết vỏ quả bị cháy khô (mất mã).

+ Vỏ quả khô lại, hơi cứng, giòn vỏ do mất nước đột ngột và không có khả năng tự phục hồi (các tế bào vỏ quả gần như đã chết).

+ Nếu gặp mưa các vết loang do bị cháy nám quả sẽ bị sũng nước (dễ thấm nước) gây nên hiện tượng thối quả, nổ, nứt quả tùy theo mức độ nám quả (chủ yếu do cháy nắng kết hợp gió tây nam và nấm khô vằn).

+ Quan sát vết nám quả nhìn gần giống như bị bênh khô vằn, khi gặp mưa vỏ quả bị thối giống như bệnh sương mai, thán thư nhưng thực chất  là do nhiệt độ cao kết hợp với gió nóng và nấm bệnh làm cho vỏ quả vải bị cháy khô và không tự phục hồi được, các tế bào vỏ quả bị phá vỡ cấu trúc và không còn giữ được chức năng sinh học cho nên khi gặp mưa chúng dễ dàng bị thối nhũn làm mất giá trị kinh tế của quả vải.

Phần 2: Giải pháp khắc phục hiện tượng cháy nám quả, khô vằn vỏ quả vải

Thứ nhất: Tăng cường sức đề kháng cho cây thông qua việc bổ sung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ và phù hợp với từng cây

Từ tháng 3-4 dương lịch: Phun chế phẩm Nano AKH SUPER plus. Dùng 30-40ml chế phẩm nano AKH super plus  pha với 15 lít nước phun đều 2 mặt lá từ thời kỳ nuôi quả, phát triển quả. Định kỳ 15-20 ngày phun một lần.

Nano AKH super plus giúp bổ sung cân đối các chất dinh dưỡng đa trung vi lượng, tăng sức chống chịu vỏ quả, chống nứt, chống rụng, hạn chế rất tốt hiện tượng cháy vỏ quả (nên phun sớm từ tháng 3-4 DL)

+ Bón phân qua rễ: ưu tiên lựa chọn phân hữu cơ hoai mục bón trước lúc ra hoa, kết hợp với phân NPK tổng hợp 16-16-8-13S.

Thứ nhai: Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp

+ Phun thuốc trừ sâu định kỳ

+ Phòng trị nấm gây bệnh đặc biệt là bệnh khô vằn vỏ quả: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng super/plus kết hợp 50ml nano oxyclorua đồng pha với 15 lít nước phun đều một lượt. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần từ thời kỳ tắt hoa, rụng cánh hoa (giai đoạn nuôi quả non).

Bộ SP nano diệt nấm khuẩn gây bệnh trên quả vải, an toàn, không tác dụng phụ

Thứ ba: Tăng độ bền vững của vỏ quả, tăng độ dày của thành tế bào, nâng cao sức chống chịu cơ học của tế bào vỏ quả qua đó chống được hiện tượng nứt/nổ vỏ quả, hạn chế bức xạ nhiệt của ánh sáng mặt trời trong những đợt nắng nóng cục bộ.

Dùng 40ml nano AKH super plus kết hợp 60ml nano Silic SHT pha với 20 lít nước phun đều tán lá, định kỳ 10-15 ngày/lần. Phun và sử dụng từ tháng 4 đến tháng 5 dương lịch (hạn chế cả hiện tượng tràm xanh trên quả.

Nano Silic làm tăng tính bền vững của tế bào vỏ quả, sức đàn hồi tốt, chống nóng chủ động, hạn chế bức xạ nhiệt quá mạnh từ ánh sáng mặt trời

Ngoài ra cần kết hợp thêm các biện pháp kỹ thuật khác như: Tưới nước giữ ẩm từ sáng sớm, tuy nhiên không nên tưới thừa ẩm, độ ẩm đất thích hợp vào khoảng 65-75%.

Lưu ý: bà con nên thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, nếu trời đang nắng gay gắt, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp kéo dài 4-6 ngày sau đó dự báo thời tiết sẽ có mưa sau mỗi đợt nắng nóng bà con nên chủ động tưới nước nâng cao độ ẩm dần dần cho cây (bộ rễ). Việc làm này là để tránh sốc nhiệt, sốc ẩm khi cây vải gặp mưa qua đó hạn chế hiện tượng nứt nổ quả.

Chống tác hại của mưa axít, tăng tính chống chịu của tế bào vỏ quả:  Dùng chế phẩm nano canxi, nano canxi cacbonat phun lên tán lá, quả. Vai trò của chế phẩm này là giúp thành tế bào dày hơn, bền vững hơn chống chịu tốt với các điều kiện nắng nóng kéo dài, hạn chế cháy nám quả do nhóm tế bào vỏ quả có sức chống chịu tốt hơn. Đặc biệt nano canxi cacbonat có vai trò trung hòa mưa a xít ngay tại bề mặt lá và vỏ quả (kể cả các axít yếu có trong hơi ẩm không khí hoặc nước mưa).

Như vậy để hạn chế tình trạng khô cháy vỏ quả, khô vằn vỏ quả vải thiều, vải thanh hà, vải ngọt nhà vườn cần tác động tổng hợp, sử dụng các chế phẩm nano đặc hiệu theo từng giai đoạn phát triển của cây:

+ Nano bạc đồng super, nano đồng oxyclorua: chống nấm khuẩn gây bệnh theo cách an toàn nhất cho cây vải, không độc hại, không tác dụng phụ, hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh.

+ Tạo mẫu mã quả đẹp, tăng sức bền cơ học của vỏ quả, chống nứt nổ quả thông qua việc sử dụng các dòng chế phẩm nano như: Nano AKH super plus, nano canxi super, nano silic siêu hoạt tính.

Lưu ý: Sử dụng đúng quy trình, sử dụng ngay từ giai đoạn đầu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí.

(Khi sao chép bài viết trên phải xin phép hoặc dẫn nguồn cụ thể)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com