Kỹ thuật hạn chế phát triển lộc đông trên bưởi Diễn (các biện pháp kỹ thuật tổng hợp)

Nguyên nhân gây ra hiện tượng phát triển lộc đông trên bưởi diễn

Chúng ta đã biết khi cây ăn quả nói chung đặc biệt là bưởi diễn nói riêng khi đã phát sinh, phát triển lộc đông thì khả năng ra hoa 1 là bất khả kháng. Đối với cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi diễn nói riêng, để cây phân hóa mầm hoa đúng thời điểm bà con cần tác động các biện pháp kỹ thuật với mục đích hãm lộc đông, bởi nếu để lộc đông phát sinh, phát triển mạnh thì khả năng phân hóa mầm hoa gần như không xảy ra, cây sẽ tập trung phát triển lộc cành (lộc đông, lộc dinh dưỡng).

Vậy trong những điều kiện nào thì lộc đông thường phát sinh, phát triển mạnh ?

Các điều kiện làm cho lộc đông dễ phát triển:

+ Những năm rét muộn, mưa kéo dài rất dễ làm lộc đông phát triển, thậm chí ra hoa sớm, trái vụ.

+ Chăm sóc dinh dưỡng không phù hợp, cây mất cân đối dinh dưỡng (thừa đạm, thiếu dinh dưỡng vi lượng..). Ngoài ra lượng quả trên cây có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lộc đông.

Như vậy trong một năm (1 vụ) xét về sinh trưởng lộc, bà con nên điều tiết các đợt lộc sao cho phù hợp với sức sinh trưởng của cây. Với bưởi Diễn cần thúc lộc hè, lộc thu và nuôi chúng phát triển thành thục thành cành mẹ cho năm sau, tuy nhiên đến giai đoạn cuối thu, đầu đông chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật để hạn chế lộc đông phát sinh, phát triển.

Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp điều tiết lộc đông (kìm hãm lộc đông phát sinh, phát triển):

Thời kỳ trước và sau thu hoạch 10-15 ngày: thực hiện các biện pháp kỹ thuật tổng hợp điều tiết sinh trưởng của cây, hạn chế lộc đông. Khi lộc đông phát triển sớm quả mang trên cây thường bị giảm chất lượng (ăn nhạt, quả nhẹ, kém chắc quả).

Thời gian thu hoạch: Để đảm bảo thời gian ngủ nghỉ, ủ mầm hoa của cây bà con nên thu hoạch bưởi Diễn (đối với Diễn muộn, tôm vàng) từ 15-25/11 âm lịch. Muộn nhất cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 âm lịch.

Lưu ý: Trước khi thu hoạch 10-20 ngày nếu thấy cây sinh trưởng mạnh (với các đặc điểm như: có bộ lá xanh dày, phiến lá căng rộng bất thường, nhiều cành vượt trong tán, có xuất hiện mầm lộc, mầm sinh trưởng dinh dưỡng) bà con bắt buộc phải thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sau đây với mục đích hãm lộc đông:

Biện pháp 1: Xới đất xung quanh rễ, theo hình chiếu tán của cây với độ sâu 20-25cm, rộng 30-35cm (tùy chất đất và tuổi cây có thể làm sâu rộng hoặc thu hẹp so với kích thước trên). Mục đích của biện pháp này là làm đứt bộ rễ non ngoài cùng hạn chế khả năng hút dinh dưỡng từ đất lên trên, tránh phát lộc đông. Nếu thấy nhiều rễ cọc phát triển có thể chặt (làm đứt rễ) một trong số các rễ cọc của cây. Ngoài ra việc chặt rễ còn có vai trò trẻ hóa bộ rễ cho năm sau, giúp quả phát triển đồng đều, trắc quả.

Biện pháp xử lý bộ rễ - hãm lộc đông trên bưởi diễn

Biện pháp 2: Thực hiện các biện pháp xiết nước (không tưới nước vào thời điểm này), chỉ tưới ẩm khi cây trong thời kỳ phân hóa mầm hoa - ra hoa rộ - đậu quả (cây thiếu ẩm sẽ rụng hoa, quả non. Tuy nhiên khi thừa ẩm cũng gây ra hiện tượng rụng hoa, quả non).

Biện pháp 3: Để hãm lộc đông hiệu quả bà con có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật điều tiết lộc đông trên tán lá bằng cách phun chế phẩm sinh học SHELLAC SUGER. Chế phẩm có tác dụng ức chế mầm lộc phát triển, hạn chế phát sinh-phát triển lộc đông (biện pháp này làm càng sớm càng tốt).

Cách làm: dùng 20-40ml chế phẩm SHELLAC SUGER pha với 10-15 lít nước phun đều lên tán lá, định kỳ 10-15 ngày/lần. Phun 2 lần lên tán lá sẽ làm giảm quá trình thúc đẩy mầm lộc, hạn chế lộc đông hiệu quả. Chế phẩm SHELLAC có vai trò điều tiết dinh dưỡng cân đối, điều chỉnh và cân bằng tỷ lệ C/N trên đầu cành, giúp hạn chế bật mầm dinh dưỡng trên cây.

Khuyến cáo: Nên áp dụng biện pháp này từ sớm, nếu lộc đông được kìm hãm thì không cần áp dụng khoanh vỏ. Bởi biện pháp khoanh vỏ là biện pháp bất khả kháng, do đó nên hạn chế khoanh vỏ cây, biện pháp này làm cây suy yếu nhanh, tiềm ẩn nhiễm nấm khuẩn gây bệnh trên thân gốc cây bưởi (bệnh xì gôm, chảy mủ trên gốc thân, cành bưởi).

Biện pháp 4: Khoanh vỏ cây (tiện vỏ cây). Biện pháp này có vai trò làm đứt đột ngột mạch dẫn libe của cây (mạch dẫn vỏ cây có vai trò cung cấp dinh dưỡng từ bộ rễ lên các bộ phận trên mặt đất).

Kỹ thuật khoanh vỏ: thực hiện biện pháp khoanh vỏ các cành cấp 1, khoanh 60-80% số cành trên cây, để lại cành nhỏ yếu. Mục đích của việc làm này là hãm lộc đông chủ động, tăng độ ngọt quả. Tuy nhiên mức độ khoanh vỏ, khoanh cành phụ thuộc vào sức sinh trưởng của từng cây.

Thời điểm khoanh vỏ: trước hoặc sau thu hoạch 10-15 ngày tùy điều kiện thời tiết, tùy sức sinh trưởng của cây, tùy số lượng quả mang trên cây,…

Lưu ý khi khoanh vỏ: Khi cây đang phát triển mầm lộc đông không nên khoanh vỏ (cây đã phát triển mạnh mầm lộc trên 70-80% số cành/cây thì không nên áp dụng khoanh vỏ), các biện pháp khoanh vỏ phải thực hiện trước đó. Khi thực hiện khoanh vỏ chỉ khoanh 1 đường cơ bản tạo 1 vòng tròn kín hoặc vòng tròn khuyết xung quanh thân/cành, tuyệt đối không bóc vỏ sau khi khoanh.

Khuyến cáo: Biện pháp khoanh vỏ rất hại cây, cho nên cần hạn chế, chỉ xem biện pháp khoanh vỏ là biện pháp cuối cùng khi mà xét thấy các biện pháp khác không thành công.

Sau khi khoanh vỏ: Dùng Nano bạc đồng plus hoặc AKH super + Shellac quét trực tiếp vết lên khoanh: Chống sốc, Stress, hạn chế nhiễm nấm khuẩn gây bệnh trên vết khoanh vỏ.

Lưu ý chung: Tất cả các cành lộc phân hóa mầm hoa trước thời điểm lập xuân cần được loại bỏ sớm.

Như vậy để hãm lộc đông chủ động bà con nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp cho từng cây (từ nước tưới, dinh dưỡng phân bón). Không để cây sinh trưởng quá mạnh hay quá yếu. Khi cây đang nuôi quả bà con cần thúc lộc hè và lộc thu, nuôi chúng thành thục thành cành mẹ cho năm sau. Nhiều vườn bưởi Diễn để phát triển tự nhiên không có biện pháp tác động thúc lộc hè-thu thì việc phát triển lộc đông xảy ra ở tỷ lệ rất cao. Khi lộc thu thành thục cần ngừng các biện pháp bón phân qua rễ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ (nhất là những năm rét muộn, mưa kéo dài).

Chúc bà con thành công !

(Mọi hành vi sao chép bài viết trên phải xin phép hoặc dẫn nguồn cụ thể một cách có ý thức)

Mời bà con tham khảo tại website: nanobacsuper.com

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com