Chống rụng quả trên cam đường canh

Cam canh là cây có giá trị kinh tế cao. Hiện tượng rụng quả non ở các cây cam là một hiện tượng tự nhiên và bình thường. Tuy nhiên khi tỷ lệ rụng quả từ 70-80% trở lên thì sẽ làm giảm năng suất, chất lượng quả, có khi còn làm mất mùa. Vì vậy bà con cần phải có những giải pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời như: bón phân, phun thuốc, tác động cơ giới… để hạn chế hiện tượng rụng quả. Để hạn chế hiện tượng rụng quả non bà con cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó có giải pháp khắc phục triệt để dựa vào từng nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng hoa-quả non:

Thứ nhất: Do điều kiện bất thuận của thời tiết như mưa phùn kéo dài, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ xuống thấp đúng vào thời kỳ thụ phấn, thụ tinh hoặc bắt đầu phát triển quả non.

Điều kiện bất lợi của tự nhiên đã khiến cho tỷ lệ đậu quả của cây cam canh giảm tới 50-60%, chủ yếu là do hoa không được thụ phấn đầy đủ, chất lượng phấn hoa không đảm bảo, sức sống hạt phấn yếu do thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng, hoa bị thối hỏng do mưa.

Thứ hai: Do sâu bệnh (đặc biệt là bệnh do nấm: phythophtora palmivora, pythium helicoides, Fusarium Solani).

Ở thời  kỳ cây thụ phấn, thụ tinh nếu phát sinh sâu bệnh sẽ làm giảm sức đề kháng của cây, chất lượng hạt phấn kém gây cản trở quá trình thụ phấn, thụ tinh. Ngoài ra khi bị sâu bệnh tấn công khả năng đồng hóa dinh dưỡng của cây kém hơn, dinh dưỡng vận chuyển về quả bị hạn chế, khi quả thiếu dinh dưỡng sẽ bị rụng hàng loạt.

Thứ ba: Bón phân không đúng thời điểm hoặc không đầy đủ và cân đối giữa các nhóm dinh dưỡng thiết yếu(đa-trung-vi lượng), khi dinh dưỡng không cân đối, tỷ lệ C/N thấp dẫn đến sự phát triển mạnh của lộc, khi cây bật lộc sẽ kéo theo quả non rụng hàng loạt. Hiện tượng bật lộc diễn ra nhanh và khó kiểm soát nếu bà con bón nhiều cac loại phân hóa học có đặc tính tan nhanh, việc làm này vừa tốn kém chi phí và công lao động. Bón phân hóa học không đúng quy trình vừa làm chua đất, hệ vi sinh vật có lợi bị ảnh hưởng, tiềm ẩn khả năng phát triển của lộc…khi lộc phát triển muốn giữ quả bà con lại phải sử dụng các biện pháp tác động cơ giới như khoanh vỏ, tuy nhiên sau khi khoanh vỏ gặp điều kiện thời tiết bất lợi như gió lào, nhiệt độ tăng cao làm cho quả dễ bị rụng nhiều hơn, lúc này bà con cần phải dùng bang keo đen bao bọc vết khoanh để tạo thuận lợi cho phần vỏ đã khoanh(libe) nhanh liền, vết khoanh vỏ nhanh liền thì dòng dinh dưỡng vận chuyển lên nuôi quả mới lưu thông trở lại bình thường. Rõ ràng khi sử dụng phân bón không hợp lý sẽ tốn nhiều công sức và làm suy giảm sức đề kháng của cây, tiềm ẩn nguy cơ lây lan nấm bệnh.

Thứ tư: Do áp dụng các biện pháp Kỹ Thuật không đúng thời  điểm như chặt rễ, khoanh vỏ không đúng thời thời điểm hoặc do thu hoạch quá muộn(cận tết Nguyên Đán), thời gian tác động cơ giới kéo dài trên cùng một vườn cũng là nguyên nhân dẫn đến khó kiếm soát hiện tượng rụng quả non.

Thứ năm: Do trong quá trình canh tác cam đường, đất đai bị thoái hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là sự tích tụ các loại nấm bệnh dưới tầng canh tác kết hợp với việc lạm dụng các loại phân bón lá có chứa các chất như IAA, NAA, Paclorbutrazole…làm cho bộ rễ bị đuối sức, lão hóa nhanh, đất lại kém tơi xốp, nghèo vi sinh vật có lợi…tất cả các nguyên nhân trên làm cho quá trình hô hấp của bộ rễ bị cản trở. Khi quá trình hô hấp của bộ rễ bị ảnh hưởng sẽ làm cho cây bị đuối sức do thiếu năng lượng, dinh dưỡng vận chuyển về các cơ quan như hoa-quả bị hạn chế. Nếu tình trạng này không được can thiệp kịp thời sẽ làm cho bộ rễ bị thối hỏng, quả sẽ rụng hàng loạt

Ngoài ra ở các giai đoạn phát triển của quả sau này(từ tháng 5-9 âm lịch) nếu dinh dưỡng không phù

hợp và không cân đối, đất không được cải tạo theo hướng sinh học bền vững…sẽ làm cho quả phát triển không đồng đều giữa các bộ phận thịt quả-vỏ quả gây nứt và rụng quả. Mặt khác vào khoảng tháng 10-11 âm lịch khi bộ rễ bị nhiễm các chủng nấm như phythopthora, Fusarium, vi khuẩn Xanthomonas Citri…sẽ làm cho quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng về quả bị giảm sút rõ rệt, các chất dinh dưỡng như fructose, vitamin nhóm B, carbohydrate…không được tổng đầy đủ về quả dẫn đến thịt quả bị nhạt và khô do chỉ có nước(một số nơi gọi là beo), chất lượng quả giảm sút, giá thành thấp có khi chỉ 5000-8000đ/kg.

Giải pháp khắc phục hiện tượng rụng quả non:

Dựa vào các đặc điểm sinh lý của cây cam canh, bà con muốn hạn chế rụng quả non thì ở giai đoạn phân hóa mầm hoa-đậu quả bà con cần tác động các biện pháp tổng hợp: bón phân cân đối, phòng sâu  bệnh cho cây trồng ngay từ đầu, để cây có sức đề kháng tốt giữ quả, các biện pháp cơ giới cần được xử lý phù hợp từng thời điểm, chú ý cải tạo đất, tăng độ xốp, thoáng khí của đất, hạn chế bón phân hóa học nhanh tan…

*Các giải pháp cụ thể:

Thứ nhất: Bón phân cân đối và đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng vi lượng, ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, phân tan chậm có tác dụng cung cấp dinh dưỡng từ từ. Khi bón lót bà con nên sử dụng phân hữu cơ được ủ hoai mục cùng với nấm đối kháng hoặc chế phẩm AKH SUPER 500 có tác dụng phòng bệnh vàng lá thối rễ. Lượng bón phụ thuộc vào tuổi cây và năng suất, sản lượng thu hoạch từ vụ trước. Nếu bắt buộc sử dụng phân bón hóa học thì bà con nên sử dụng phân tổng hợp NKP đầu trâu loại chuyên dùng cho cây ăn quả, tuy nhiên cần bón đúng thời điểm và cân đối.

Đặc biệt để làm tăng sức đề kháng của cây, giúp cây phát triển cân đối bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái loại chuyên dùng cho cây ăn quả. Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái vừa cung cấp đạm hữu cơ, khoáng vi lượng(Ca, Mg, Zn, Bo…), làm tăng tỷ lệ đậu quả, quả phát triển nhanh ở giai đoạn đầu, phần cuống quả phát triển cân đối do được bổ sung đầy đủ Ca2+ giúp cuống quả trở nên dai hơn, chống lại điều kiện bất thuận của thời tiết rất tốt(mưa nhiều). Đặc biệt ở thời kỳ này bộ lá cần phát huy tối đa quang hợp để dinh dưỡng vận chuyển về quả đầy đủ và kịp thời, khi phun chế phẩm Vườn Sinh Thái qua lá, bộ lá được cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đặc biệt là vi lượng như Cu, Mg…làm tăng hiệu suất quang hợp của cây(Mg là nhân diệp lục-Diệp lục là thành phần không thể thiếu trong quang hợp) từ đó giúp quả phát triển cân đối, giảm tối đa hiện tượng rụng quả sinh lý do thiếu dinh dưỡng cục bộ. Chế phẩm Vườn Sinh Thái được sử dụng như sau: Pha 5-6ml chế phẩm VST với 15 lít nước phun đều 2 mặt lá vào thời kỳ rụng cánh hoa, kết thúc quá trình thụ phấn, thụ tinh.

Ngoài ra ở các thời kỳ nuôi quả và phát triển quả bà con cần bổ sung dinh dưỡng thông qua bộ rễ. Việc bón phân hóa học vào thời kỳ quả non là không hợp lý và tiềm ẩn rủi ro bật lộc. Vì vậy bà con nên sử dụng đậu tương nghiền có ngâm với AKH SUPER và bón vào tháng 3-6 âm lịch, khi bón có thể sử dụng thêm lân(AKH SUPER giúp đậu tương phân giải từ từ và an toàn, đặc biệt AKH SUPER sẽ hỗ trợ quá trình tiêu diệt nấm phythopthora và Fusarium – nấm gây bệnh vàng lá thối rễ).

Lưu ý: Canxi là một dạng dinh dưỡng trung lượng rất quan trọng góp phần làm giảm rụng hoa, quả non trên bưởi và cam nói chung. Canxi được xem là chất "kết dính-chất keo xi măng" giữa các tế bào tầng rời giúp phần cuống bền vững hơn, bổ sung canxi đúng thời điểm - đúng liều lượng giúp hạn chế tối đa quá trình rụng quả sinh lý. Nhiều nơi bà con dùng nước vôi pha loãng phun cho cây để cung cấp canxi tuy nhiên sử dụng vôi thường khiến cho cây bị ngộ độc nếu dùng quá liều lượng, hơn nữa còn làm mất cân bằng dinh dưỡng.Các dạng canxi bón qua lá tồn tại dạng Ca2+ nên khi phun qua lá sẽ bị kết tủa dạng Canxi cacbonat- dạng này cây không hấp thu được. Do đó giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất là sử dụng canxi nano cacbonat trong thời kỳ ra hoa đậu quả. Canxi nano cacbonat vừa cung cấp canxi cho cây vừa có tác dụng chống mưa axít. Canxi nano giúp nâng cao khả năng hấp thu qua lá, tăng hiệu quả sử dụng các nhóm dinh dưỡng khác, chống rụng quả non kịp thời, an toàn khi sử dụng.

Khi ở kích thước nano mét các hạt nano canxi cacbonat (N- CaCO3) dễ dàng bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 tự nhiên và giải phóng CO2 tăng đến 40% tại kẽ lá qua đó giúp cây nâng cao hiệu suất quang hợp và bổ sung canxi cho cây trồng đồng thời quá trình này còn trung hòa tác hại của mưa axít:

  Nano-CaCO3  +  H2CO3 = Ca+2  +  2CO2↑  +  H2O

Kết hợp phòng trừ nấm bệnh bằng chế phẩm nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng. hai loại chế phẩm này có tác dụng phòng trị bệnh rất hiệu quả.

                                       

Lưu ý: Khi bà con sử dụng phân bón hữu cơ trong quá trình bón lót mặc dù phân hữu cơ(phân chuồng, phân xanh…) có vai trò rất tốt trong quá trình cải tảo đất làm thay đổi tính chất của đất theo hướng cơ lợi(hóa tính, sinh tính và lý tính) tuy nhiên tùy sức sinh trưởng của cây, tuổi cây mà ta nên bón lượng vừa đủ không nên lạm dụng bón quá nhiều. Vì trong phân bón hữu cơ có chứa nhiều vi sinh vật hảo khí, khi bón quá nhiều lượng vi sinh vật tăng lên đáng kể. Trong quá trình phát triển của Vi sinh vật chúng sẽ lấy đi một lượng oxi đáng kể trong đất, điều này gây ra hiện tượng cạnh tranh ôxi của bộ rễ, nếu gặp điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao lượng ôxi hòa tan càng giảm đột ngột làm cho rễ không lấy được ôxi để thực hiện phản ứng hô hấp dẫn đến hệ quả là quá trình vận chuyển dinh dưỡng lên quả sẽ bị thiếu hụt do cây bị thiếu năng lượng vận chuyển từ đó dẫn đến rụng quả hàng loạt trong thời gian ngắn.

Thứ hai: Cải tạo đất canh tác, giảm tích tụ nấm bệnh, ức chế quá trình phát sinh phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh trong đất.

Thời gian nuôi quả của cam đường canh rất dài từ khi ra hoa đậu quả cho đến thu hoạch kéo dài tới 10-11 tháng. Vì vậy lượng dinh dưỡng cần thiết để nuôi quả cũng tăng lên đáng kể qua các thời kỳ, nếu không có biện pháp bổ sung dinh dưỡng kịp thời dẫn đến rụng quả hoặc quả phát triển không cân đối, chất lượng quả không cao.

Do vậy bà con cần phải cải tạo đất để đất giàu dinh dưỡng, đất tơi xốp, thoáng khí sẽ là điều kiện tối ưu để bộ rễ hấp thu một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt để bộ rễ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả bà con cần bổ sung các dòng vi khuẩn có lợi như Bacillus, trong quá trình phát triển chúng tiết ra các enzyme, các acid hữu cơ giúp hòa tan nhanh dinh dưỡng tại bộ phần đầu rễ(lông hút) giúp cây hấp thu dinh dưỡng kịp thời và hiệu quả.

Để làm tăng sức đề kháng bộ rễ, hạn chế nấm bệnh bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái loại đa chức năng để tưới gốc, thông thường với mỗi chai 100ml VST có thể tưới được 30-35 gốc, tưới vào thời điểm quả non, thời kỳ phát triển quả tưới vào tháng 3-6-8 âm lịch.

Ngoài ra để phòng và trừ các loại bệnh do nấm và vi khuẩn bà con nên sử dụng sản phẩm AKH SUPER tưới gốc và phun qua lá:

+ Phun qua lá: pha 50ml AKH SUPER với 15 lít nước, tác dụng cơ bản là hạn chế nấm bệnh hại lá, đặc biệt AKH SUPER làm tăng khả năng hấp phụ ánh sáng của bộ lá giúp thúc đẩy quá trình quang hợp, làm tăng chất lượng quả, giảm hiện tượng nứt quả, rụng quả.

+Tưới gốc: 100ml AKH SUPER tưới cho 15-20 gốc, định kỳ 20-30 ngày tưới một lần. Tác dụng ngăn 

chặn sự phát sinh phát triển của các nhóm nấm gây bệnh vàng lá thối rễ vào tháng 10-11 hàng năm, đặc biệt nếu sử dụng thường xuyên liên tục 2-3 năm thì các loại nấm và vi khuẩn sẽ được giải quyết tận gốc, không có sự tích tụ nấm bệnh vì vậy sẽ dần loại bỏ các loại bệnh phát sinh theo mùa. Đặc biệt cam đường là cây thường xuyên phải sử dụng các biện pháp tác động cơ giới vào bộ rễ nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy sau khi chặt rễ hay khoanh vỏ bà con nên sử dụng 100ml AKH SUPER pha với 30-40 lít nước phun trực tiếp vào bộ rễ để tiêu diệt, ngăn chặn sự phát sinh phát triển của nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Thứ ba: Điều chỉnh mật độ trồng phù hợp, cắt tỉa tạo thông thoáng cho vườn cam, thực hiện các biện pháp tác động cơ giới đúng thời điểm. Đặc biệt để duy trì sức sinh trưởng bền vững cho cây bà con nên áp dụng chế độ “nghỉ dưỡng” cho cây vào thời điểm thích hợp. Chẳng hạn trong thời kỳ kinh doanh nếu cây cho thu hoạch ổn định 2 năm liên tiếp, đến năm thứ 3 bà con nên cân nhắc cho cây nghỉ dưỡng(chỉ nuôi duy trì cây) đến cuối năm đó mới làm hoa-quả giống như một cây tơ, nếu làm được như vậy cây sẽ cho năng suất và chất lượng quả cao và ổn định ở năm thứ 4 và năm thứ 5 tiếp theo.

Thứ tư: Hạn chế sử dụng các loại phân bón có chứa các chất kích thích(NAA) hoặc các chất ức chế sinh trưởng có thành phần Paclorbutrazole, điều này sẽ làm cho bộ rễ nhanh bị thoái hóa, nhanh xuống sức, khả năng chống chịu với úng ngập trở nên kém hơn. Ở các thời kỳ mẫn cảm với bệnh, mưa nhiều bộ rễ thường bị tổn thương đặc biệt phần đầu rễ có chứa bộ phận lông hút đây là bộ phận nấm bệnh dễ xâm nhiễm và gây bệnh bà con nên sử dụng định kỳ và thường xuyên AKH SUPER để tưới gốc, AKH SUPER giúp bao bọc bộ phận rễ non, bảo vệ chúng khỏi tác nhân nấm bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt AKH không gây ra các tác dụng phụ, sử dụng ở liều lượng cao không bị cháy rễ.

Rõ ràng để hạn chế hiện tượng rụng quả, nâng cao chất lượng - sản lượng quả bà con cần áp dụng tổng hòa nhiều biện pháp kỹ thuật mới mong giữ được quả, quả phát triển cân đối, chất lượng cao và bền vững qua các năm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ tích cực bà con trong quá trình chăm sóc cam đường canh-một cây rất khó tính, khó làm nhưng cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các cây ăn quả khác.

Hình ảnh một số vườn cam đường canh đạt năng suất, chất lượng: 1 sào bắc bộ - 90 cây - NS: 2,5 tấn/sào BB _ Tại Hưng Yên_vụ 2015

                           

                          

Chúc bà con thành công !

Tư vấn giải pháp, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả đặc sản:

Ths Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678