Tùy điều kiện thời tiết, sức sinh trưởng của cây, thời điểm nở hoa, đậu quả non, nền phân bón, thực trạng sâu bệnh hại mà thời kỳ tắt hoa, đậu quả non trên một số giống bưởi có hiện tượng “Đơ cuống, chậm lớn quả, vàng cuống - vàng quả”. Hiện tượng quả non chậm lớn thường xảy ra trên các giống bưởi diễn tôm vàng, tôm xanh, bưởi đường, bưởi da xanh...
Sau khi tắt hoa, bưởi diễn thường đứng quả, chậm lớn và rụng sau 2-3 ngày
Tư Vấn Kỹ Thuật Chống Rụng Quả Trên Cây Có Múi: ThS Phạm Công Khải - 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quả non chậm lớn sau khi tắt hoa, rụng cánh trên cam, bưởi diễn, bưởi đường, bưởi da xanh:
Nguyên nhân thứ nhất: Do sự bất lợi của điều kiện thời tiết (mưa ẩm kéo dài, thời tiết âm u thiếu ánh sáng hoặc thời kỳ hoa rộ, quả non gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao,...)
Điều kiện thời tiết thiếu ánh sáng, chỉ số LAI thấp, hiệu suất quang hợp kém, dẫn đến khả năng đồng hóa - tích lũy dinh dưỡng nuôi quả bị hạn chế, điều này dẫn đến hiện tưởng “bỏ quả” ngay sau khi rụng cánh, quả chậm lớn.
Mưa kéo dài, độ ẩm không khí cao là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng hoa và quả non trên cây có múi nói chung
Nguyên nhân thứ hai: Do sâu bệnh hại, côn trùng chích hút
Nhện, côn trùng chích hút nói chung gây hại lộc hoa, cuống quả gây vàng cuống. Ngoài ra thời kỳ quả non nếu gặp mưa ẩm, nấm thán thư, nấm mốc làm thối cuống, gây hại bề mặt vỏ quả non.
Côn trùng chích hút gây hại lộc hoa và cuống quả (rệp, nhện)
Nguyên nhân thứ ba: Do mất cân bằng sinh trưởng sinh thực và sinh trưởng sinh dưỡng. Thời kỳ hoa rụng cánh, quả non mới hình thành, nếu lượng “lá mẫu” ít, lá rụng nhiều, lộc non phát sinh mạnh vào đúng thời điểm cần nuôi dưỡng quả cũng gây nên hiện tượng quả chậm lớn và rụng. Về cơ bản thời kỳ này cây tập trung dinh dưỡng nuôi lộc cành, lộc sinh dưỡng do đó quả non thường bị rụng khó kiểm soát.
Nguyên nhân thứ tư: Do nền phân bón không cân đối, đầy đủ, kết hợp bộ rễ hút kém phát triển, thối rễ, nghẹt rễ trong điều kiện bão hòa ẩm đất dẫn đến khả năng hô hấp của rễ bị ức chế hoặc làm giảm hiệu suất do đó làm cho khả năng vận chuyển dinh dưỡng khoáng nuôi quả bị hạn chế theo (dinh dưỡng kém quả tất yếu sẽ chậm lớn). Cũng cần lưu ý thời kỳ này nếu dinh dưỡng và nước quá mạnh, mưa nhiều, kéo dài làm cho cây ưu thế sinh trưởng sinh dưỡng (lộc phát sinh mạnh) cũng gây nên tình trạng rụng quả non.
Nguyên nhân thứ năm: do mưa acid gây hại trực tiếp quả non và cuống quả. Mưa acid có thể làm cháy bề mặt vỏ quả non, làm giảm lượng canxi cuống. Trong nước mưa có hàm lượng acid nhất định dù là acid yếu, chúng sẽ acid hóa bề mặt vỏ quả non, làm chúng khô teo quả non, quả chậm lớn, kích thích hình thành tầng rời cuống, chỉ sau 2-4 ngày rụng hoàn toàn.
Một vấn đề khác nữa đó là trong điều kiện thiếu ánh sáng, mưa nhiều, ẩm độ không bão hòa hoặc cao trên 90-95% sẽ làm giảm bớt sự thoát hơi nước qua thủy khổng ở lá (ẩm độ quá cao sự thoát hơi nước qua lá gần như bằng 0). Chính sự giảm bớt thoát hơi nước qua lá là nguyên nhân làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và nước qua rễ đi lên nuôi các bộ phận trên mặt đất. Khi sự thoát hơi nước ở lá không xảy ra thì các tế bào sống của lá và các mạch gỗ của lá có thế nước và sức trương cao nhất. Khi lá bắt đầu thoát hơi nước thì sức trương của tế bào giảm xuống nhanh chóng và do đó tạo nên 1 sự chênh lệch về thế nước giữa các tế bào lá và mạch Xylem. Sự chênh lệch thế nước trong mạch Xylem của thân và rễ là động lực cho dòng nước vận chuyển từ đất vào rễ qua đó dinh dưỡng cung được hấp thu mạnh theo dòng nước. Sự bay hơi nước mặt lá sẽ là điều kiện cần để bộ rễ tăng cường hấp thu dinh dưỡng và nước (tất nhiên bộ rễ phải khỏe và trong trạng thái tốt, có O2 dồi dào). Ngoài ra sự thoát hơi nước còn có ý nghĩa quan trọng cho quá trình quang hợp (giúp tổng hợp dưỡng chất hữu cơ nuôi hoa quả từ các chất vô cơ đơn giản, tất nhiên trong điều kiện bộ lá khỏe, hàm lượng CO2 vừa đủ, có ánh sáng). Sự thoát hơi nước và trao đổi khí CO2 (quang hợp) có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình thoát hơi nước nó đòi hỏi mở khí khổng và CO2 sẽ khuếch tán qua khí khổng vào lá cung cấp cho quang hợp, nếu khí khổng không mở do quá trình thoát hơi nước ngưng trệ sẽ ức chế quang hợp. Chính vì vậy cây cần thoát hơi nước qua lá để các quá trình sinh lý của cây được diễn ra bình thường (hút khoáng và nước của rễ + quang hợp để nuôi các bộ pận trên mặt đất). Qua nghiên cứu đối với cây có múi, trong điều kiện nhiệt độ 23-27oC, độ ẩm không khí dưới 60-65% cường độ thoát hơi nước của cây vào khoảng 80-110g/m2/h. Trong điều kiện này bộ rễ hấp thu dinh dưỡng, nước từ đất lên trên khá thuận lợi, cường độ ánh sáng tốt sẽ giúp cây quang hợp hiệu quả, thúc đẩy quả non phát triển ổn định, liên tục, không bị ngưng trệ. Tuy nhiên, thời kỳ hoa nở rộ nếu nhiệt độ cao trên 27-28oC, độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp, nắng liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến sức sống hạt phấn, giảm tỷ lệ đậu quả do quá trình thụ tinh không được hoàn thành. Do đó người ta thường áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung vào sáng sớm khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.
Giải pháp toàn diện khắc phục tình trạng quả non chậm lớn, rụng hàng loạt trên cam bưởi ở thời kỳ hoa rộ, đậu quả non, hoa rụng cánh (tắt hoa):
Giải pháp thứ nhất: Giải pháp phân bón
Phân bón gốc cần được bón đúng, đủ, theo nhu cầu cây, bón lót phù hợp với thời vụ và sức cây, không bón quá muộn hoặc quá sớm. Do đó nhà vườn cần thu hoạch đúng thời vụ (không để quá muộn hoặc không thu quá sớm). Sau khi thu hoạch xong, nhà vườn cần khẩn trương cắt tỉa tán, thông thoáng, loại bỏ cành sâu bệnh không đạt chuẩn cành mẹ. Tiến hành song song là cuốc xới đất xung quanh tán, phá váng, tạo điều kiện cho đất tơi xốp thoáng khí. Sau 10-15 ngày mới tiến hành bón phân như sau:
+ Phân hữu cơ ủ hoai mục: 20-30kg/cây
+ Lân Super P2O5(lân đơn): 1,5-2,2kg/cây
+ Đậu tương nghiền nhỏ: 1-2kg/cây (hoặc 1-1,5kg cám hỗn hợp thức ăn chăn nuôi).
+ Tro bếp: nửa bao đến 1 bao nếu có điều kiện
+ Phân NPK TE : sử dụng loại phân NPK 13-13-13 + TE, mỗi cây 200-400g/cây.
Tất cả phân bón lót trên được trộn đều với đất trước khi bón xung quanh tán, cần định vị phân bón sao cho hợp lý so với diện tích phát triển của bộ rễ xung quanh tán. Nếu đất chua có thể bón thêm vôi (bón ngay sau khi xử lý rễ). Bón xong không được tưới nước ngay, khi cây báo nhú mầm hoa mới tưới nước duy trì độ ẩm đất thường xuyên.
Hoa bưởi không cần quá sai, tuy nhiên hoa cần to khỏe, phát triển đồng đều
Giải pháp thứ hai: Nuôi dưỡng mầm hoa to khỏe, hoa đồng đều, tăng cường chức năng hạt phấn, hạn chế tỷ lệ chết hạt phấn khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Cụ thể: Khi cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, nhà vườn có thể bổ sung thêm 500g phân lân super P2O5 kết hợp duy trì tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau đó sử dụng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml chế phẩm Shellac Suger cộng thêm 300-400ml chế phẩm nano Silic SiO2 Colloidal 36.000ppm pha với 300-400 lít nước phun đều tán lá, phun kỹ ướt đẫm 2 mặt lá, nên phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Lưu ý thời kỳ này chú ý quản lý sâu bệnh hại tổng hợp, côn trùng chích hút, hãy đảm bảo khi vào hoa rộ, đậu quả non, cây sạch sâu bệnh. Trường hợp hoa ra nhiều, hoa nhỏ nhà vườn nên tăng cường liều lượng Canxi Super và nano AKH super plus (300-400ml/200 lít nước).
Giải pháp thứ ba: Chủ động các biện pháp phun phòng trị sâu bệnh hại (nhện đỏ, rệp sáp, rệp muội; bệnh thán thư, nấm thối cuống). Dùng 500ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 500ml nano bạc đồng super pha 200 lít nước phun đều tán lá (có thể pha chung với thuốc trừ sâu).
Giải pháp thứ tư: Chống mưa acid hại hoa và quả non
Dùng 500ml nano canxi super kết hợp 500ml nano Silic SiO2 + 500ml Shellac suger pha 250-300 lít nước phun đều tán lá, chùm hoa-quả, phun định kỳ 5-7 ngày/lần. Nano canxi, nano canxi cacbonate vừa có tác dụng chống rụng hoa và quả non, vừa có tác dụng trung hòa mưa acid, nano canxi cacbonate có trong chế phẩm nano canxi super chống mưa acid theo cơ chế sau:
N.CaCO3 + H+(acid) = Ca2+ + CO2 + H2O
Quá trình này còn thúc đẩy quang hợp nuôi quả (do làm tăng cường khí CO2 cho quang hợp), đồng thời bổ sung canxi dễ tiêu qua lá(Ca2+), chống rụng quả non.
Trên đây là 4 giải pháp phòng chủ động hiện tượng quả non chậm lớn ở thời kỳ vừa tắt hoa trên cây cam bưởi nói chung. Tuy nhiên, ở thời kỳ hoa rộ, rụng cánh hoa, quả non mới hình thành nếu xảy ra hiện tượng quả non bị vàng, mất màu xanh tự nhiên, cuống yếu, quả chậm lớn sau đó rụng chỉ sau vài ngày. Lúc này nhà vườn cần khẩn trương sử dụng công thức pha chế sau đây để phun chống rụng cấp tốc, điều hòa sinh trưởng cây, hỗ trợ nuôi dưỡng quả non lớn nhanh: Dùng 500ml chế phẩm Nano Canxi Super kết hợp 500ml Shellac Suger cộng thêm 500ml nano Silic SiO2 + chế phẩm Gibberellic (GA3 - nồng độ sau pha 4-8ppm) pha với 200-300 lít nước(tùy điều kiện có mưa ẩm hay không). Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Ngoài ra có thể bổ sung thêm chế phẩm nano AKH super plus phun cùng đồng thời (300-400ml/200 lít nước). Lưu ý: Nếu có dấu hiệu nấm cuống, bệnh thán thư hại cuống nhà vườn cần bổ sung thêm nano Bạc Đồng Super, nano Đồng Oxyclorua.
Kinh nghiệm quan sát quả non sau khi tắt hoa trên cam bưởi:
Thời kỳ tắt hoa, hoa rụng cánh, quả non mới hình thành, nhà vườn cần thường xuyên kiểm tra. Nếu thấy quả non lớn không đồng đều (quả to, quả bé, quả trước qua sau, cách nhau không quá xa về độ lớn), đồng thời cuống xanh, to, bề mặt quả màu xanh nõn chuối, nhẵn bóng là đạt tiêu chuẩn.
Bưởi sau khi rụng cánh hoa, đạt tiêu chuẩn
Ngược lại nếu quan sát thấy hầu hết các chùm quả sau khi rụng cánh đều tăm tắp, quả xanh đen, quả teo, không đẫy, cuống vàng, sau 1-2 ngày quan sát không lớn thì chắc chắn sẽ rụng.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com