Sầu riêng là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được bà con các tỉnh Tây Nguyên mở rộng diện tích trong những năm gần đây (Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk). Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc bà con còn gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật. Ngoài sâu bệnh, sầu riêng còn gặp một số hiện tượng như xoăn vàng lá, chùn ngọn, cây chậm phát triển, thời kỳ ra hoa đậu quả thường bị nứt dọc cuống, rụng trái non và hiện tượng nứt quả xảy ra rất phổ biến trên nhiều giống sầu riêng trồng tại Việt Nam nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng.
Sau nhiều năm nghiên cứu, quan sát, theo dõi đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng tại Lâm Đồng Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nanotech đã phát hiện thấy một số giống sầu riêng thường bị các hiện tượng như cây bị chùn ngọn, xoăn lá, vàng lá, nhiều trường hợp quan sát thấy các bộ phận lá non, đỉnh sinh trưởng lá mỏng hoặc dày lên, xoăn đọt, chậm phát triển. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới hiện tượng xoăn đọt, vàng lá, chùn ngọn trên cây sầu riêng và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng xoăn đọt, xoăn vàng lá non (đỉnh sinh trưởng, ngọn non bị xoăn lại có màu vàng):
Nguyên nhân thứ nhất: Do bị côn trùng chích hút
Các nhóm côn trùng chích hút thường có xu hướng gây hại trên các bộ phận còn non như lá non, lá bánh tẻ, phần đỉnh sinh trưởng. Khi chúng gây hại làm mất nhựa cây, lá co lại, xoăn lá, lá dễ gẫy dập. Khi bị côn trùng chích hút các bộ phận còn non chậm phát triển hoặc không phát triển được.
Nguyên nhân thứ hai: Do mất cân đối dinh dưỡng các yếu tố đa trung vi lượng, thừa hoặc thiếu các nhóm dinh dưỡng thiết yếu
Trong quá trình chăm sóc bà con đa số sử dụng phương pháp bón phân gốc. Phân bón gốc thường chỉ có các nguồn dinh dưỡng đa lượng, lâu dần cây bị thiếu hụt các nhóm dinh dưỡng trung lượng và vi lượng. Trong một số nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng các nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi cây thiếu Ca - Bo - Mg - Zn - Mn - Mo thường gây nên hiện tượng xoăn ngọn, chùn ngọn (chẳng hạn trên cây thuốc lào khi thiếu Bo-Ca các lá ngọn ở đỉnh sinh trưởng bị xoăn lại và tụt ngọn, chậm phát triển). Do đó bà con cần bổ sung dinh dưỡng trung lượng và vi lượng cho cây đặc biệt quan trọng vào thời điểm trước khi phân hóa mầm hoa, thời kỳ ra hoa đậu quả và nuôi quả.
Lưu ý: trong một số trường hợp phun quá liều lượng cây bị ngộ độc Fe, Mo, Cu, Mn cũng dẫn đến hiện tượng xoăn vàng lá, mép lá co lại. Tùy mức độ ngộ độc mà cây có thể phục hồi lại hay không do đó khi phun phân bón lá bà con cần bổ sung đúng thời kỳ, đúng liều lượng và bón theo nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Nguyên nhân thứ ba: Do cây bị nhiễm virus khảm lá dẫn đến hiện tượng xoăn lá, vàng lá, các phần đỉnh sinh trưởng khi bị nhiễm virus hầu như không phát triển được, co lại. Cây bị nhiễm virus do côn trùng chích hút mang mầm bệnh từ cây bị bệnh chích hút sang cây khỏe sau 5-7 ngày virus gây bệnh xâm nhiễm vào tế bào và gây bệnh xoăn lá, chùn ngọn, các lá non không phát triển được. Vius tấn công các tế bào còn non, phần đỉnh sinh trưởng và phá vỡ tế bào làm cho lá bị co lại, diệp lục trong lá bị phá hủy, nguồn dinh dưỡng nuôi lá non, lộc non bị cắt đứt một phần hoặc toàn phần dẫn đến hiện tượng vàng lá thể khảm.
Nguyên nhân thứ tư: Mưa axít liên tục thời kỳ ra hoa đậu quả và phá triển quả làm hòa tan các chất dinh dưỡng khoáng trung lượng (Canxi). Nói cách khác làm giảm tính liên kết của tế bào phần vỏ và cuống gây nên hiện tượng nứt dọc cuống, nứt quả và rụng quả non.
Giải pháp khắc phục hiện tượng xoăn lá, vàng lá, chùn ngọn trên cây sầu riêng:
Giải pháp thứ nhất: Phòng trừ sâu hại đặc biệt lá các nhóm côn trùng chích hút mang mầm bệnh virus (môi giới truyền bệnh virus)
Chủ động quản lý sâu hại, đặc biệt là các nhóm côn trùng chích hút. Thời kỳ cây sầu riêng phát triển lộc cành, lộc hoa, quả non bà con cần tiến hành phun định kỳ các thuốc đặc trị côn trùng chích hút (6-7 ngày/lần). Lưu ý khi phun cần lựa chọn các loại thuốc ít độc hại với cây trồng, ít phản ứng phụ, bà con nên thường xuyên thay đổi thuốc, cứ phun 2 lần lại thay đổi thuốc (chống kháng thuốc). Ngoài ra bà con cần tiến hành dọn sạch cỏ dại vùng rễ cây sinh trưởng phát triển, hạn chế tối đa tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ dại và cây trồng chính (Sầu Riêng), đồng thời cũng loại bỏ nơi trú ngụ của các loài côn trùng gây hại. Bà con nên dọn sạch cỏ dại bằng tay hoặc các thuốc trừ cỏ sinh học, hạn chế dùng thuốc hóa học. Việc sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học có độc tính cao trong thời gian dài làm chai cứng đất, thoái hóa đất do tích tụ kim loại nặng, giảm lượng mùn trong đất do vi sinh vật có lợi bị thuốc trừ cỏ tiêu diệt hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển về số lượng, chủng loại. Trong đất tồn tại một số loại vi sinh vật có ích đối với bộ rễ cây trồng, trong quá trình phát triển chúng sinh ra các axit hữu cơ giúp bộ rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn (tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho bộ rễ).
Giải pháp thứ hai: Bón phân cân đối đầy đủ các nhóm dinh dưỡng đa - trung - vi lượng. Bón theo nhu cầu dinh dưỡng cây theo từng thời kỳ phát triển của cây. Hạn chế tình trạng thừa thiếu dinh dưỡng.
Cây trồng nói chung có thể hấp thu dinh dưỡng qua rễ, thân, lá và quả. Tuy nhiên cây trồng chủ yếu hấp thu dinh dưỡng qua lá và rễ (theo những cơ chế khác nhau). Vì vậy bà con cần cân đối bón phân cho cây qua rễ và lá.
Đối với phân bón gốc: Bổ sung phân hữu cơ và vô cơ
Phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo đất sau mỗi vụ, phân hữu cơ hoai mục làm tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ, tăng độ tơi xốp đất, giữ ẩm, giữ ôxi tốt qua đó giúp bộ rễ phát triển khỏe tăng sức đề kháng. Phân hữu cơ thường bón vào thời kỳ trước khi ra hoa 1 tháng (đạt hiệu quả cao) hoặc thời điểm sau thu hoạch. Ngoài ra phân hữu cơ còn bổ sung lượng lớn vi sinh vật có ích, giúp bộ rễ phát triển tốt hơn.
Phân khoáng vô cơ thường được bà con sử dụng dưới dạng NPK-S bón theo các thời kỳ phát triển của cây. Tuy nhiên phân vô cơ gốc chủ yếu cung cấp nguồn dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân và kali. Do đó bà con cần bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng trung – vi lượng qua lá (Ca - Mg - Bo - Mo - Mn - Cu - Fe - Zn - Si).
Đối với phân qua lá: Bổ sung khoáng vi lượng trung lượng
Bà con cần bổ sung dinh dưỡng khoáng trung – vi lượng qua lá bằng cách phun phân bón lá theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây như thời kỳ phát triển mầm hoa, ra hoa đậu quả và nuôi quả phát triển. Dinh dưỡng trung vi lượng rất cần thiết cho cây (mặc dù cây cần rất ít, nhưng không thể thiếu). Chẳng hạn Ca – Bo có vai trò quan trọng trong việc phân hóa mầm hoa, tăng tỷ lệ đậu quả, giúp quả non phát triển cân đối ổn định. Mg là thành phần cấu tạo nên nhân của diệp lục giúp bộ lá có màu xanh tự nhiên thúc đẩy quá trình quang hợp. Các nguyên tố vi lượng khác (Cu-Fe-Zn) hỗ trợ quá trình sinh lý sinh hóa của cây (quang hợp và hô hấp). Đặc biệt hiện tượng nứt dọc cuống và nứt quả ở sầu riêng có liên quan đến sự thiếu hụt Bo - Ca - Si. Thiếu Ca - Bo - Si (Silic) trong giai đoạn cây sầu riêng đậu quả non đến phát triển quả thường dẫn đến hiện tượng nứt dọc cuống và nứt quả. Canxi và silic giúp các tế bào liên kết với nhau chặt chẽ hơn, tăng sức chống chịu và sức đàn hồi của các tế bào vỏ quả và phần cuống qua đó hạn chế tối đa hiện tượng nứt dọc cuống và nứt quả trước khi thu hoạch. Hiện tượng nứt quả liên quan đến việc chăm sóc dinh dưỡng cho cây. Khi thừa đạm thiếu các yếu tố vi lượng (Ca-Bo-Si) sẽ dẫn đến quá trình phát triển mất cân đối giữa phần thịt quả và vỏ quả, thịt quả phát triển mạnh hơn so với phần vỏ quả dẫn đến hiện tượng nứt quả. Canxi và Silic có vai trò rất quan trọng đối với cây ăn quả nói chung. Với cây có múi như cam bưởi canxi – Silic giúp ngăn ngừa hiện tượng nứt quả, nổ quả, chống rụng quả.
Chúng ta cần tìm hiểu vai trò của canxi – Silic đối với cây trồng nói chung và cây sầu riêng nói riêng:
Vai trò quan trọng của canxi – Silic là tham gia vào quá trình hình thành nên màng tế bào. Canxi kết hợp với axit pectinic tạo nên pectatcanxi có mặt ở lớp giữa của thành tế bào gắn chặt các tế bào với nhau thành một khối làm cho cuống hoa, cuống quả trở lên bền vững hơn do đó để chống rụng hoa, quả non, hạn chế nứt cuống và nứt quả ở giai đoạn quả già chín.
Khi thiếu canxi thì pectancanxi không được hình thành vì thế mà hoa - quả non dễ bị rụng, quả dễ bị nứt. Thiếu canxi các tế bào tầng rời dễ dàng tách nhau ra gây nên hiện tượng rụng quả non sinh lý. Khi quả chín pectatcanxi bị phân hủy cho nên thịt quả mềm ra. Do đó pectatcanxi được xem như là chất kết dính giữa các tế bào với nhau khiến chúng trở nên bền vững hơn.
Canxi và Silic cùng với Bo có vai trò làm tăng cường sức sống của hạt phấn, nâng cao tỷ lệ thụ phấn và đậu quả.
Như vậy có thể nói Canxi - Silic là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung. Trong đó Canxi là một nguyên tố kém linh động, chúng hầu như không thể di chuyển giữa các bộ phận của cây và phần lớn chúng tập trung tại các lá già. Canxi không thể di chuyển từ các bộ phận lá già sang lá non hay các bộ phận khác như hoa-quả non. Do đó trong thời kỳ ra hoa đậu quả non (cây ăn quả) canxi thường bị thiếu hụt cục bộ, sự thiếu hụt canxi dẫn đến “tầng rời” cuống hình thành, hoa quả non thường bị rụng hàng loạt hoặc bị nứt dọc cuống và bị nứt quả ở giai đoạn quả già chín do đó trong quá trình chăm sóc cây ăn quả (đặc biệt thời kỳ ra hoa đậu quả non) chúng ta cần bổ sung canxi qua lá giúp tăng cường tính bền vững của cuống hoa-quả, hạn chế tối đa tình trạng rụng quả non. Tuy nhiên thực tế cho thấy đa số các dạng canxi hiện nay trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung - vi lượng khác, các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (dạng muối có chứa Ca2+), khi phun qua lá các ion Ca2+ này thường xảy ra các phản ứng trao đổi với các axít yếu như axít cacbonic (axít H2CO3 - có trong môi trường tự nhiên) làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu (dạng CaCO3). Axít H2CO3 được hình thành trong tự nhiên do sự kết hợp giữa khí CO2 và hơi nước (mưa axít). Theo đó hơi nước và khí CO2 có trong tự nhiên sẽ kết hợp với nhau tạo thành axít H2CO3. Axit H2CO3 sau đó phân ly ra CO32-. Gốc CO32- tiếp tục phản ứng trao đổi với Canxi (Ca2+) tạo thành dạng canxi mà cây không hấp thu được (CaCO3).
CO32- + Ca2+ ==> CaCO3 (Canxi ở dạng khó tan, khó hấp thu)
Điều này có nghĩa là khi có mưa, lượng axít được hình thành đặc biệt là các axít yếu H2CO3 nếu sử dụng các dạng canxi này thì chúng càng trở lên khó hấp thu hơn. Trong quá trình chăm sóc cây ăn quả, rất nhiều bà con vẫn thường xuyên bổ sung canxi cho cây tuy nhiên không đạt được hiệu quả như mong muốn (vẫn hình thành tầng rời cuống hoa, cuống quả) dẫn đến hiện tượng rụng hoa và quả non hàng loạt đặc biệt trong điều kiện tự nhiên bất lợi (mưa nhiều, ẩm cao, sâu bệnh). Điều này là do hiệu suất hấp thu canxi thấp hoặc canxi bị giữ lại ở dạng khó tiêu, khó tan, khó hấp thu, cây không có đủ lượng canxi cần thiết để duy trì sức sinh trưởng. Mặt khác canxi là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng không di động cho nên ở thời kỳ ra hoa đậu quả cây thường bị thiếu hụt canxi, cây trồng khi thiếu hụt canxi thường dẫn đến hiện tượng rụng hoa-quả non. Do đó khi bổ sung Canxi cho cây nhất là giai đoạn ra hoa, đậu quả cần bổ sung các dạng canxi dễ hấp thu, có tính chất giải phóng Canxi (Ca2+) liên tục trong nhiều thời điểm, ở mọi điều kiện cho dù là điều kiện thời tiết không thuận lợi tất nhiên cần quan tâm lưu ý bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng trung - vi lượng khác, tránh mất cân đối dinh dưỡng. Các Nano canxi có tính chất vượt trội và linh động. Ở kích thước nano các nguyên tử bề mặt có năng lượng rất thấp, không bị các lớp ngoài che chắn nên chúng dễ dàng được giải phóng do đó các hạt nano canxi có khả năng sinh ra liên tục các ion Ca2+ dễ tiêu qua đó giảm hiện tượng rụng hoa và quả non.
Quy trình bón phân qua lá cho cây sầu riêng như sau (Phục hồi sức sinh trưởng cho cây, thúc phân hóa mầm hoa, chống rụng quả, hạn chế nứt dọc cuống và nứt trái). Bà con sử dụng các dòng chế phẩm nano sau đây:
Thời kỳ sau thu hoạch: Cắt tỉa tạo tán thông thoáng, dọn sạch cỏ dại xung quanh vùng rễ cây, tiến hành phun chế phẩm nano AKH SUPER PLUS. Dùng 10-20ml chế phẩm nano AKH SUPER PLUS pha với bình 10-15 lít nước phun đều 2 mặt lá. Tác dụng: Phục hồi sức sinh trưởng cho cây, chuẩn bị bước vào vụ mới.
Thời kỳ thúc ra tược và dưỡng tược: Dùng 25ml chế phẩm nano AKH SUPER PLUS pha với 15 lít nước, phun đều 2 mặt lá, phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Xử lý phân hóa mầm hoa: Dùng 25-35ml chế phẩm nano AKH SUPER PLUS pha với 15 lít nước, phun đều 2 mặt lá, phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày (tác dụng thúc ra hoa đều và đồng loạt, tăng cường sức sông hạt phấn sau này).
Ngoài ra bà con nên sử dụng thêm chế phẩm nano canxi cacbonat với mục đích chống tác hại của mưa axít tác động tới sinh trưởng quả non, giảm thiểu sự thiếu hụt canxi – Silic. Nano canxi cacbonat có vai trò trung hòa tác hại của mưa axít đồng thời bổ sung canxi dễ tiêu cho cây.
Chống rụng trái non, chống nứt dọc cuống, giảm tối đa hiện tượng nứt quả: Dùng 20ml chế phẩm nano AKH SUPER PLUS kết hợp với 40ml nano canxi – Silic và 50ml nano canxi cacbonat pha với 15-20 lít nước phun đều một lượt 2 mặt lá, phun dạng sương mù. Phun theo các thời kỳ: tắt hoa, quả non và phát triển quả. Thời kỳ đậu quả non phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Thời kỳ phát triển quả (chống nứt dọc cuống, hạn chế nứt quả) phun 3-5 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày.
Nano – canxi cacbonate (N-CaCO3) có hoạt tính hóa học cao nên dễ phản ứng để trung hòa axit ngay cả ở môi trường axit yếu pH = 5-6. Nano - CaCO3 sử dụng trong phân bón lá làm tăng cường hoạt động quang hợp và bổ sung canxi cho cây qua bộ lá. Khi ở kích thước nano mét các hạt nano canxi cacbonat (N-CaCO3) bám vào kẽ lá và phân hủy trong môi trường khí CO2 tự nhiên và giải phóng CO2 tăng đến 40% tại bề mặt lá giúp cây trồng quang hợp và bổ sung canxi cho cây trồng:
Nano-CaCO3 + H2CO3 = Ca+2 + 2CO2↑ + H2O
Qua phản ứng trên chúng ta có thể thấy cùng một thời điểm nano canxi cacbonat tạo ra 3 vai trò quan trọng:
Một là: Trung hòa tác hại của mưa axít, ngay cả axít yếu.
Hai là: Bổ sung canxi cho cây qua bộ lá thông qua các khi khổng và thủy khổng.
Ba là: Giải phóng khí CO2 tại chỗ. Khí CO2 là nguồn nguyên liệu cần thiết và không thể thiếu cho quá trình quang hợp qua đó thúc đẩy hoạt đồng quang hợp (nâng cao hiệu suất quang hợp của cây trồng).
Giải pháp thứ ba: Phòng và kìm hãm, tiêu diệt virus gây bệnh xoăn khảm lá bằng chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua ngay từ giai đoạn khởi phát (virus chưa kịp phát tán và lây nhiễm).
Chế phẩm nano bạc đồng plus khi kết hợp với chế phẩm nano đồng oxyclorua tạo nên tính cộng hưởng diệt nấm, khuẩn và virus cực kỳ mạnh mẽ, hiệu quả tiêu diệt nhanh, ngăn chặn lây lan thành dịch. Các hạt nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua có khả năng lưu dẫn vào sâu bên trong tế bào nhiễm bệnh và tiêu diệt virus theo cơ chế đặc biệt khiến chúng không thể phát triển và lây nhiễm. Chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua không độc hại, không kháng thuốc, không gây phản ứng phụ đối với cây trồng khi sử dụng quá liều lượng, không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản sau thu hoạch.
Chế phẩm nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua có vai trò phòng trị bệnh tổng hợp trên cây sầu riêng (bệnh thán thư, bệnh thối trái, bệnh thối rễ vàng lá).
(Khi sao chép tài liệu trên cần dẫn nguồn cụ thể hoặc xin phép tác giả)
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com