Nguyên nhân và giải pháp chống nứt quả trên cam canh

Tác hại của mưa acid và giải pháp chống nứt quả, rụng quả ứng dụng nano canxi, nano Silic, nano magie, nano Kẽm, Bo (Ca, Mg, Si, B, Zn)

Nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt quả trên cam canh:

Hiện tượng nứt quả trên cam canh là do quá trình phát triển không cân đối giữa thịt quả và vỏ quả. Nguyên nhân sâu xa là do quá trình chăm sóc, bón phân không cân đối, cộng thêm thời tiết bất lợi (mưa nhiều, mưa nắng xen kẽ, gây stress cây đột ngột, mưa acid). Ngoài ra mưa nhiều, độ ẩm đất cao kết hợp với các điều kiện bón phân gốc không cân đối, đất thiếu oxy, gây nghẹt rễ làm cho dinh dưỡng nuôi quả bị hạn chế và không cân đối dẫn đến nứt nổ quả (cả nứt ngang và dọc quả).

Các giải pháp tổng hợp chống nứt/nổ quả trên cam canh:

+ Chăm sóc cho bộ rễ phát triển khỏe mạnh, phát triển cân đối, chống nghẹt rễ, thối rễ, ngộ độc rễ (hạn chế lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ cỏ hóa học, bón phân cân đối, đầy đủ, đúng thời kỳ, đúng nhu cầu cây, duy trì pH ổn định, tránh sốc cây).

+ Đất tơi xốp thoáng khí, giàu hữu cơ, giàu mùn.

+ Chủ động các biện pháp tiêu diệt và hạn chế nguồn nấm gây bệnh hại bộ  rễ (nấm phytophthora, fusarium,...).

+ Tưới tiêu phù hợp với từng thời kỳ, thoát nước tốt mùa mưa, không để úng ngập, có thể tưới nước nhẹ cho đất trước những đợt mưa kéo dài (tránh sốc cây).

+ Chống mưa acid (nước mưa ít nhiều có hàm lượng H+ gây nứt quả), mưa acid có thể làm biểu bì vỏ quả dày và cứng, mã quả kém sáng bóng.

+ Không để cây thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là giai đoạn quả đang phát triển. Nếu cây bị gián đoạn dinh dưỡng nuôi quả thường gây nứt quả cục bộ, chai quả, cứng quả.

Thời kỳ nuôi dưỡng quả, ngoài bón phân gốc định kỳ, nhà vườn nên phun qua lá các dạng nano Ca, B, Mg, Zn, Si, Co, Mo, Fe, Cu. Canxi, Bo, Magie và hệ vi lượng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống rụng và nứt quả trên cam canh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời kỳ cây ra hoa đậu quả Canxi, Bo, Kẽm, Magie thường bị thiếu hụt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong khi đó Canxi-Bo có vai trò rất quan trọng với cây ăn quả nói chung (đặc biệt thời kỳ ra hoa đậu quả). Canxi được xem là “chất keo xi măng” kết dính các tế bào với nhau. Canxi làm tăng tính liên kết phần tầng rời cuống quả, giúp hạn chế hiện tượng rụng quả non (cây đủ Canxi sẽ làm cho cuống quả bền vững hơn). Tuy nhiên thực tế cho thấy đa số nhà vườn đang sử dụng các dạng phân bón lá truyền thống có chứa Canxi(Ca), Magie(Mg), Kẽm(Zn) ở dạng ion - dạng muối 2+ như: Ca2+Mg2+Zn2+(phân bón lá truyền thống). Các dạng này thường bị kết tủa ở dạng không tan ngay trên bề mặt lá do đó cây rất khó hấp thu gây nên hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng cục bộ (đặc biệt là Bo và Ca, Mg, Zn, Si). 

Tại sao các dạng phân bón lá trung vi lượng truyền thống thường khó hấp thu qua lá ?

Các dạng Canxi Bo hiện nay trên thị trường được thương mại dưới dạng phân bón lá truyền thống có hỗn hợp với một số thành phần trung, vi lượng khác tuy nhiên các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (dạng muối có chứa Ca2+). Khi phun qua lá các ion Ca2này thường bị các acid yếu như acid H2CO3 làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu (dạng bất động) theo cơ chế sau: Trong không khí luôn tồn tại hơi ẩm (H2O) và khí cacbonic (CO2), chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành một acid yếu H2CO3. Sau đó  H2CO3 lại bị phân ly nhanh thành H+ và CO32-. Chính ion CO32- sẽ làm kết tủa Ca2+ ở dạng không tan, cây không hấp thu được (Ca bị cố định trên bề mặt lá).

H2O + CO2  = H2CO3 (axít yếu)

H2CO3  = 2H+ (axít) +  CO32-

Ca2+ trong phân bón lá truyền thống bị ion CO32- kết tủa ở dạng không tan:

CO32-  + Ca2+ = CaCO3 (dạng này ít tan, nên lá không hấp thu được)

Chính vì vậy, để khắc phục hiện tượng kết tủa không tan của các nguyên tố trung vi lượng, nhà vườn nên sử dụng các dạng nano trung vi lượng thay thế các sản phẩm phân bón lá truyền thống. Các hạt nano vi lượng có ưu điểm vượt trội là kích thước siêu nhỏ, dễ hấp thu qua lá (khí khổng, thủy khổng trên lá), đồng thời không chứa các gốc tự do nên rất an toàn cho cây, không ngộ độc cây ngay cả khi phun quá liều. Đặc biệt các hạt nano trung vi lượng không bị kết tủa trên bề mặt lá, chúng được hấp thu với hiệu suất cao qua lá. Do đó không gây tồn dư trên nông sản sau thu hoạch, phù hợp với sản xuất nông nghiệp an toàn, hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Ngoài ra, ở thời kỳ nuôi dưỡng quả (tháng 4-8), nhà vườn cần chú ý các biện pháp chống mưa acid, giảm thiểu tối đa các tác hại của mưa acid. Mưa acid ảnh hưởng đến các đợt lộc non, làm cho cấu trúc lá mỏng hơn, lá mất hoặc giảm diệp lục tố, đỉnh chồi non bị dị dạng, gây thiếu hụt Ca, Zn, về lâu dài mưa acid sẽ làm lỏng cuống, giảm tính liên kết giữa các tế bào qua đó gây nứt quả, mã quả xấu, khó lên mã, vỏ quả chai cứng và có xu hướng dày lên.

Tác hại của mưa acid được phân tích như sau:

+ Một là vỏ quả non và cuống quả bị axít hóa bởi ion H+ sinh ra từ các acid làm cho quả non bị “cháy” và rụng. Ở thời kỳ sau thường bị nứt/nổ quả.

+ Hai là trong nước mưa, acid yếu H2CO3 được hình thành tự nhiên, và chúng sẽ phân ly ra CO32-, chính CO32- sẽ kết hợp với Ca2+ tạo ra muối CaCO3 làm cho cây không hấp thu được canxi do đó cây bị thiếu hụt canxi cục bộ (nếu sử dụng phân bón lá có chứa canxi, vi lượng truyền thống).

Như vậy có thể tổng kết tác hại của mưa acid như sau:

Tác hại thứ nhất: Làm cháy hoa và quả non, gây rụng hoa và quả non.

Tác hại thứ hai: Làm giảm lượng canxi hòa tan gây lỏng cuống, teo cuống.

Tác hại thứ ba: Trường hợp bà con dùng các dạng phân bón lá truyền thống có chứa canxi dạng muối thì hầu như cây không hấp thu được khi phun qua lá dẫn đến tình trạng rụng quả non hàng loạt (do thiếu hụt canxi, canxi bị chuyển thành dạng khó tan, lá không hấp thu được).

Tác hại thứ tư: Làm cho các tế bào vỏ quả liên kết lỏng lẻo, tăng nguy cơ nứt quả do chịu áp lực kém từ thịt quả bên trong.

Giải pháp chống mưa acid ứng dụng hoạt chất nano canxi cacbonate (nano CaCO3)

Nano Canxi cacbonat có vai trò trung hòa mưa axít, làm giảm hiện tượng cháy hoa - quả non do mưa axít và sương muối. Nano Canxi cacbonat có kích thước vô cùng nhỏ (kích thước 20-40nm) chúng có khả năng bám dính trên các kẽ lá, tại bề mặt lá chúng sẽ trung hòa hàm lượng axít, hạn chế tác hại của sương muối đồng thời giải phóng khí CO2 (là nguyên liệu của quá trình quang hợp, nâng cao hiệu suất quang hợp) và giải phóng thêm Ca2+ qua đó cung cấp, bổ sung dinh dưỡng canxi dễ tiêu cho cây, làm tăng tính bền vững của tế bào phần tầng rời, chống rụng quả non, thúc quả non phát triển đồng đều. Cơ chế chống mưa axít của nano canxi cacbonat (N-CaCO3 )được mô tả như sau:

Nano-CaCO3  + H2CO3 (H+) = Ca2+ (bổ sung canxi) + 2CO2↑ + H2O

Qua phân tích trên, có thể nói nano canxi giúp cây tăng cường quá trình trao đổi chất, hạn chế hiện tượng phát triển dị dạng ở các lá non, đọt non, hoa và quả non. Nano canxi bổ sung trực tiếp và liên tục canxi dễ hấp thu cho cây qua đó chống rụng quả sinh lý, chống nứt quả hữu hiệu. Nano canxi cacbonat chống mưa axít, thúc quả lớn nhanh, tăng mẫu mã vỏ quả, hạn chế nứt quả ở giai đoạn cuối (cam đường canh và một số loại cây ăn quả khác). Ưu điểm vượt trội của nano canxi là kích thước hạt vô cùng nhỏ bé, dễ dàng bám trên kẽ lá, ít bị rửa trôi, dễ dàng hấp thu, bổ sung nhanh và kịp thời cho cây, hiệu suất hấp thu nano canxi qua lá nhanh hơn gấp 3-5 lần so với canxi ở dạng truyền thống. Đặc biệt hơn là nano canxi  không bị kết tủa ở dạng khó tan.

Nano canxi kết hợp với nano Silic SiO2 phun qua lá ngăn chặn hiện tượng nứt quả 

Cách sử dụng nano canxi super chống nứt, chống rụng như sau: Dùng 500ml chế phẩm nano canxi super kết hợp với 500ml chế phẩm nano Vi lượng (Zn, B, Cu, Fe, Co, Mo, Mn, Si) pha với 250-350 lít nước phun đều 2 mặt lá, định kỳ 15 ngày/lần (hoặc tối thiểu một tháng phun một lần). Hệ Nano canxi, vi lượng còn có thể sử dụng cho cây kiến thiết ở các giai đoạn lộc non, lộc bánh tẻ, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com