Nguyên nhân, giải pháp phòng và trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây na ứng dụng công nghệ nano

Hiện tượng vàng lá thối rễ thường gặp phổ biến trên các nhóm cây ăn quả thân gỗ nói chung, cây na nói riêng. Về cơ bản hệ thống rễ hút, rễ tơ bị nấm gây hại gây nên tình trạng thối nhũn, thối đen. Tùy mức độ nhiễm bệnh mà cây có các biểu hiện trên thân lá ở các cấp độ khác nhau. Hệ thống rễ bị phá hủy dẫn đến cây không hấp thu được nước, dinh dưỡng trong đất gây nên tình trạng vàng lá, rụng lá. Cây bị bệnh nặng làm cho hệ thống rễ bị thối đen hoàn toàn, sau một thời gian cây khô héo và chết. Do đó cần phát hiện sớm bệnh vàng lá thối rễ để có giải pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời, nếu để cây bị nặng cơ hội phục hồi là rất khó và tốn kém công và chi phí (nhà vườn nên chủ động giải pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh). Lưu ý cần phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh vàng lá thối rễ để có giải pháp can thiệp như: Cây đang xanh lá bình thường bỗng nhiên chuyển vàng nhẹ, lá mất màu xanh tự nhiên, gân lá chuyển màu vàng nhạt, quả chậm phát triển, một số lá già có thể rụng, các đọt non, lá non không phát triển (so với cây khỏe), kiểm tra rễ thấy lớp vỏ rễ bên ngoài hóa nâu đen, cây bị nặng bộ rễ thường bị thối nhũn...

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng lá thối rễ trên cây na. Do đó cần xác định nguyên nhân để có giải pháp phòng trị phù hợp, hiệu quả.

Nguyên nhân cơ bản gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây Na:

Thứ nhất: Do các chủng nấm gây bệnh hại rễ bao gồm Fusarium oxysporum/solani, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia solani. Các chủng nấm thường tồn tại trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sản mạnh, gây hại trực tiếp hệ thống rễ làm thối đen, thối nhũn mạch dẫn của bộ rễ, phá hủy hoàn toàn bộ rễ làm mất chức năng sinh lý bộ rễ. Đất có hàm lượng hữu cơ thấp, đất thiếu oxy, kém tơi xốp, hệ vi sinh ít đa dạng thường bị bệnh vàng lá thối rễ. Thứ hai: Do tuyến trùng gây hại làm tăng cơ hội xâm nhiễm của nấm dẫn đến tình trạng vàng lá thối rễ khó kiểm soát. Tuyến trùng thường gây hại rễ bằng cách chích hút, hút thức ăn từ mô thực vật, tạo vết thương hở làm cho nấm khuẩn xâm nhiễm gây bệnh trên bộ rễ. Ngoài ra khi gây hại bộ rễ, tuyến trùng còn tiết ra các loại men làm hoại sinh bộ rễ như amilaza, pectinaza, cellulaza...

Thứ ba: Do ngộ độc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, pH quá thấp hoặc quá cao. Đất thoát nước kém, thiếu oxy làm cho rễ hô hấp yếm khí trong thời gian dài cũng dẫn đến hiện tượng vàng lá thối rễ. Khi pH thấp làm tăng hàm lượng kim loại nặng tự do gây ngộ độc rễ, pH quá cao làm hạn chế quá trình hấp thu lân, làm bộ rễ còi cọc chậm phát triển...

Giải pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ

Phòng bệnh vàng lá thối rễ

+ Không để cây úng ngập sau mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho nước thoát tốt nhất, nhanh nhất (có thể đào rãnh sâu).

+ Nâng cao hàm lượng hữu cơ, hàm lượng mùn trong đất, đa dạng hóa hệ vi sinh trong đất bằng biện pháp bón phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng.

+ Bổ sung phân bón qua lá (phun phân bón lá chuyên dùng), hạn chế hoặc giảm sử dụng phân NPK qua gốc. Bón phân dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, tránh bón mất cân đối, không bón thừa, có thể bón chia nhỏ nhiều lần (bón định kỳ nuôi dưỡng quả), bón dựa vào điều kiện thời tiết. Sử dụng các loại phân có độ an toàn cao, phân nhả chậm (hấp thu từ từ), ít tác dụng phụ với rễ/...(các nhóm phân nano rất phù hợp với tiêu chí này).

+ Thường xuyên kiểm tra định kỳ pH đất để điều chỉnh sao cho phù hợp, không lạm dụng vôi. Bởi nếu pH quá thấp (đất chua phèn) sẽ làm gia tăng các kim loại nặng tự do trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng bộ rễ. Ngược lại pH quá cao (do bón nhiều vôi, thừa vôi) sẽ làm giảm hiệu quả của phân lân, phân lân chuyển thành dạng muối phốt phát khó tan. Cơ chế theo các phản ứng dưới đây:

Ca(H2PO4)2 +  Ca(OH)2 →     2H2O +       2CaHPO4

2CaHPO4       +   Ca(OH)→     Ca3(PO4)2  +    2H2O

+ Định kỳ tưới chế phẩm nano bạc đồng kết hợp nano AKH super plus: Dùng 500ml nano AKH kết hợp 500ml nano bạc đồng pha 300lít nước tưới ẩm gốc (đầu vụ và giữa vụ).

Giải pháp trị bệnh vàng lá thối rễ (tổng hợp): với những cây có triệu chứng vàng lá, thối rễ cần triển khai đồng bộ các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Khẩn trương tiêu diệt các chủng nấm gây bệnh vàng lá thối rễ (như đã nêu ở trên). Dùng 500ml chế phẩm nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano đồng oxyclorua + 500ml nano AKH super plus pha 200-250 lít nước tưới ẩm gốc, tưới xung quanh gốc, đảm bảo dung dịch nano ngấm xuống tầng đất 20-30cm (sâu hơn càng tốt). Tưới 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Biện pháp 2: Dùng 500ml chế phẩm Biotech kết hợp 500ml nano AKH + 30g DA6 pha 300 lít tưới ẩm gốc (giai đoạn 2 - phục hồi rễ, kích ra hệ rễ mới, duy trì sức sinh trưởng bộ rễ). Tưới 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.

Biện pháp 3: Khi thấy lá xuất hiện mầm non mới nên dùng 500ml nano AKH super plus kết hợp 500ml nano bạc đồng pha 300-400 lít phun đều tán lá, 7-100 ngày 1 lần.

Lưu ý: Nên chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh. Kết hợp các biện pháp bón phân cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, hạn chế lạm dụng các nhóm thuốc hóa học độc hại.

Tham khảo thêm công dụng chế phẩm nano bạc đồng:

https://nanobacsuper.com/cong-dung-co-ban-va-uu-diem-vuot-troi-cua-nano-bac-dong-hop-kim

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com