Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng tây, giải pháp quản lý bệnh hại trên măng tây

1.Chuẩn bị giống

1.1 Gieo hạt trực tiếp lên luống trồng

Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, đúng giống ngâm trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh). Ngâm trong thời gian 20-24 tiếng, cứ 5-6 tiếng thay nước một lần. Để tiêu diệt nấm khuẩn phát sinh trong quá trình ngâm, giúp hạt nhanh nảy mầm bà con có thể sử dụng chế phẩm nano bạc đồng super ngâm hạt giống (Dùng theo tỷ lệ 10ml nano Bạc Đồng pha với 1 lít nước ngâm hạt).

Kết thúc quá trình ngâm, bà con tiếp tục ủ hạt trong khăn ẩm trong thời gian 2 ngày. Cứ 15-20 tiếng lại mang ra rửa sạch sau đó cho vào ủ tiếp, trong 2 ngày ủ ít nhất rửa 2 lần. Sau khi hạt nứt lanh có thể đem gieo trên luống (Có thể dùng 3-5ml chế phẩm

nano đồng oxyclorua pha 1 lít nước ngâm rửa hạt giống trong quá trình ủ).

 1.2 Trồng bầu

Trước khi trồng phải làm đất, xử lý đất, bón phân lót đầy đủ. Sau đó sử dụng cây giống đã được ươm trong bầu rồi trồng đại trà (trồng hàng đôi hoặc hàng đơn, tuy nhiên nên trồng hàng đơn trên luống - hạn chế sâu bệnh đặc biệt là nấm khuẩn gây bệnh trong thời gian 3-4 tháng đầu).

Chăm sóc cây cây giống trong bầu: Dùng 50ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 20ml nano AKH super plus pha 15-20 lít nước phun dạng sương mù toàn bộ thân lá, định kỳ 7 ngày/lần.

2.Chuẩn bị đất trồng, thiết kế luống trồng

2.1 Yêu cầu về đất đai

Măng tây dễ trồng, tuy nhiên cần chọn đất sao cho phù hợp với các giống măng tây. Măng tây thích hợp trên đất có pH từ 6,5-7,3; đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất giàu hữu cơ, đất có tầng canh tác dày trung bình 80-100cm, các tỉnh tây nguyên có thể trồng măng tây trên đất đỏ bazan.

Măng tây không ưa ẩm nhiều do đó cần chọn đất cao, dễ thoát nước, xung quanh nên đào mương/rãnh sâu 30-50cm, rộng 30-40cm (tùy điều kiện địa hình từng vùng). Măng tây thường bị thối rễ, thán thư nếu bị ngập nước thường xuyên hoặc đất có độ ẩm cao.

2.2 Làm đất lên luống trước khi trồng

Trước khi trồng nên xử lý đất, chuẩn bị đất ít nhất từ 20-30 ngày, làm sạch cỏ dại, loại bỏ các khu trú ngụ của sâu bệnh. Bà con cần cải tạo đất, xử lý đất trước khi trồng theo các bước sau:

Bước 1: Làm sạch cỏ dại bằng các phương pháp thủ công hoặc cơ giới, không nên sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học.

Bước 2: Cày ải đất, cày lật ít nhất 20-25cm, sau đó bón mỗi sào bắc bộ 25-30kg vôi bột, phơi 10-15 ngày dưới ánh nắng mặt trời.

Bước 3: Bón mỗi sào bắc bộ 2-2,5 tấn phân chuồng ủ hoai mục (phân hữu cơ ủ hoai mục cùng với nấm đối kháng) kết hợp bón thêm 40-60kg Lân suger P2O5/sào bắc bộ. Sau đó tiến hành làm nhỏ đất trước khi lên luống. Trong quá trình làm đất cần trộn đều các loại phân bón lót (Lân và Phân hữu cơ).

Bước 4: Lên luống

Măng tây là cây ưa sáng, vì vậy cần phải thiết kế hướng của luống song song với hướng chiếu của ánh sáng (hướng Đông – Tây). Tránh thiết kế hướng ánh sáng vuông góc với hướng của luống (măng tây sẽ không nhận được ánh sáng đồng đều từ các hướng).

Để măng tây phát triển thuận lợi, hạn chế nấm bệnh, cho sản lượng cao, chất lượng măng tốt nên thiết kế trồng hàng đơn trên mỗi luống.

Về cơ bản tính từ tim luống này sang tim luống kế bên cách nhau khoảng 150-160cm (cây trồng hàng đơn sau này sẽ đặt ở tim luống). Rãnh sâu - rộng khoảng 30-40 x 30-40cm, bề mặt luống rộng khoảng 40-50cm (tùy điều kiện đất đai có thể làm luống cao hay thấp). Ngay từ khi lên luống cần tính toán độ chảy/sệ của luống để thiết kế kích thước chiều cao, độ rộng bề mặt luống sao cho phù hợp.

3.Kỹ thuật trồng măng tây

Như trên đã hướng dẫn nên thiết kế mỗi luống trồng 1 hàng đơn, khoảng cách cây cách cây 40cm, các hàng cây trồng trên 2 luống liên tiếp cách nhau 160cm. Khi trồng nên phủ đất ngập bầu, kín cổ rễ, không để hở cổ rễ.

Sau khi trồng cần duy trì nước tưới đủ ẩm, không bón phân ngay nếu chế độ bón lót tốt thì sau khi trồng 20-30 ngày mới tiến hành bón phân.

Kỹ thuật chăm sóc sau trồng:

Giai đoạn đầu măng tây thường bị nấm bệnh nhiều như nấm thán thư, đỏ vàng cành lá, thối rễ, lở cổ rễ…

Các biện pháp chăm sóc sau trồng 10-20 ngày:

Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp: Dùng 50ml nano Bạc Đồng super kết hợp 40ml nano đồng oxyclorua pha bình 15 lít nước phun đều thân lá, phun toàn bộ cây, phun dạng sương mù, định kỳ 7 ngày/lần.

Bổ sung dinh dưỡng qua lá, thúc cây phát triển thân lá: Dùng 30ml chế phẩm nano AKH super plus pha 15-20 lít nước phun đều thân lá, 7-10 ngày/lần.

Tưới gốc phòng trị bệnh thối rễ, lở cổ rễ, giúp bộ rễ phát triển mạnh(tiêu diệt nấm phytophthora, fusarium): Dùng 500ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 500ml nano bạc đồng + 500ml nano AKH super plus pha 300-400 lít nước tưới ẩm gốc, mỗi gốc tưới 200-300ml dung dịch hỗn hợp nano trên (3 loại), định kỳ 10-15 ngày 1 lần, tưới trong 3 tháng đầu. Thời kỳ bắt đầu thu hoạch, tùy thực trạng cây có thể điều tiết nồng độ sử dụng khác nhau. Quá trình tưới có thể áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt.

Ngoài ra để cây phát triển thân lá cân đối, chống lốp đổ nên dùng chế phẩm nano canxi super phun qua lá, định kỳ 10-15 ngày/lần (40ml nano canxi super pha 15-20 lít nước, chống lốp đổ, hạn chế nứt thân cây).

Sau khi trồng 35-40 ngày, bà con nên sử dụng NPK 16-16-8 TE, mỗi sào bắc bộ sử dụng 3-4kg pha loãng tưới gốc. Từ tháng thứ 6-7 trở đi vừa kết hợp pha loãng tưới vừa bón vãi xung quanh gốc.

Để tiết kiệm chi phí phân bón, hạn chế các bệnh liên quan bộ rễ bà con nên thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt, qua đó điều chỉnh lượng nước tưới và phân bón phù hợp. Cách bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt cho măng tây trên 4 tháng tuổi như sau:

Dùng Nano AKH super plus: 1 chai 500ml nano AKH super plus pha 300-400 lít nước tưới qua hệ thống nhỏ giọt, định kỳ 10-15 ngày/lần. Kết hợp bón đạm cá, tùy độ đạm, cách ủ, mỗi lít đạm cá pha 200-300 lít tưới nhỏ giọt.

Lưu ý: Không nên tưới thừa ẩm, chú ý quản lý bệnh thán thư, bệnh thối rễ, lở cổ rễ, chết rạp cây con, bệnh đỏ vàng cành lá chết lụi cây…

Trong quá trình phát triển măng tây, nhất là giai đoạn 4-8 tháng, bà con cần căng dây trên luống, chống đổ ngã cây và ổn định thân tán cây. Thường phải tiến hành căng dây 3 đợt. Đợt 1 cách mặt luống 40cm, đợt 2 đợt 3 cách nhau 25-28cm.

Thời kỳ thu hoạch ngoài bổ sung NPK, bà con nên sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục với nấm đối kháng trước khi bón, bón xung quanh gốc, không bón trực tiếp vào gốc (cổ rễ).

4.Kỹ thuật phòng trị bệnh, quản lý dịch bệnh trên cây măng tây

Măng tây thường bị nhiễm các loại bệnh như: Bệnh thán thư, bệnh đỏ vàng cành lá chết lụi cây, bệnh khô thân cành do nấm, bệnh thối rễ - lở cổ rễ do nấm...

4.1 Bệnh khô thân cành trên măng tây

Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh phát triển và cách phòng trị bệnh khô thân cành gây hại cây măng tây: Bệnh khô thân cành do nấm Macrophoma sp. gây ra. Nấm bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều ẩm cao, đất kém thoát nước, đất nghèo hữu cơ, ít mùn. Ngoài ra việc bón phân mất cân đối, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là điều kiện cần để nấm xâm nhiễm và gây bệnh. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm cao, mưa nhiều, nấm xâm nhiễm qua các vết thương hở ở rễ, cổ rễ làm phá hủy các bó mạch dẫn nước và dinh dưỡng khoáng nuôi cây, đồng thời tạo các vết đốm nhỏ bất định dọc thân. Sau một thời gian ngắn xâm nhiễm bệnh phá hủy hoàn toàn bó mạch làm cho cây khô, cành vàng đỏ và chết lụi dần.

Một số trường hợp bà con phun thuốc trị nấm nhưng không trị tận gốc bệnh tái nhiễm và phát triển trở lại(không đúng thuốc, không đúng liều lượng). Do đó khi phun cần chọn lựa các dòng thuốc diệt nấm mạnh, nhanh, ít độc, ít ảnh hưởng đến cây (ít tác dụng phụ), thời gian cách ly ngắn...

Cách phòng trị bệnh đỏ vàng cành lá, thối rễ, lở cổ rễ, đốm thân trên măng tây:

Phòng bệnh tổng hợp trên măng tây:

Tưới gốc phòng trị bệnh thối rễ, lở cổ rễ: Dùng 500ml nano đồng oxyclorua kết hợp 500ml nano bạc đồng super pha với 200 - 300 lít nước tưới gốc cho măng tây, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Phun qua thân lá: Dùng 50ml nano bạc đồng super kết hợp 50ml nano đồng oxyclorua pha với bình 20 lít phun đều thân lá dạng sương mù, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Thời kỳ cây nhiễm bệnh: Dùng 50-80ml nano đồng oxyclorua kết hợp 50-80ml nano bạc đồng super pha với bình 15-50 lít, phun đều thân gốc, phun kỹ, định kỳ 5 ngày/lần, phun 2-4 lần liên tiếp cho đến khi khỏi bệnh. Sau khi kiểm soát được bệnh nên phun phòng như hướng dẫn trên.

Trong mùa mưa sâu bệnh phát sinh mạnh, ngoài ra trong nước mưa có hàm lượng acid nhất định do đó bà con nên sử dụng chế phẩm nano canxi super giúp cứng cây, tăng sức đề kháng, chống tác hại của mưa aicd: dùng 30-50ml nano canxi super pha với bình 15-25 lít nước phun trước mưa và sau mưa. Sau mỗi chu kỳ mưa có thể phun 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

4.2 Bệnh thán thư măng tây

Nguyên nhân và giải pháp phòng trị bệnh thán thư trên cây măng tây:

Bệnh thán thư hại măng tây do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh thán thư trên măng tây: mưa nhiều, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm thán thư phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát. Thường sau những trận mưa kéo dài từ 2-3 ngày nấm thán thư phát sinh, phát triển mạnh. Sau khi tạnh mưa 1-2  ngày nếu có nắng nấm bệnh bắt đầu phát tán, phát triển mạnh và lây lan rất nhanh(trong 2-4 ngày). Ngoài ra mưa nhiều, đất trồng thoát nước chậm sẽ dẫn đến hàm lượng oxy trong đất giảm mạnh, bộ rễ bị nghẹt, gây thối rễ, cây phát triển kém, dinh dưỡng cung cấp từ bộ rễ bị giảm sút nghiêm trọng, lá vàng héo úa và chết lụi dần.

Triệu trứng bệnh thán thư trên măng tây: Bệnh thán thư biểu hiện chủ yếu trên thân từ phía gốc (cách khoảng 20cm) trở lên phía trên. Bệnh thán thư có thể gây hại trên măng tây sau 1,5-2,5 tháng trồng(trong điều kiện mưa nắng xen kẽ). Trên thân vết bệnh nằm rải rác dọc thân, vết bệnh có hình dạng bầu dục dài nằm dọc thân, vết bệnh có kích thước to nhỏ khác nhau dao động từ 0,5-1,5-3cm. Bệnh nặng các vết bệnh có thể liên kết với nhau. Vết bệnh thường có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, các vết bệnh trên thân có xu hướng lõm xuống. Tại chỗ bị nhiễm bệnh cắt ngang thân cây bên trong các bó mạch dẫn vẫn bình thường (phân biệt với bệnh do vi khuẩn, gây thối đen bó mạch dẫn). Trong khi thân bị nhiễm bệnh thán thư thì tán lá phía trên vẫn có màu xanh (do mạch dẫn vẫn hoạt động).

Phòng trị bệnh thán thư măng tây: Dùng 60-90ml nano đồng oxyclorua kết hợp 80ml nano bạc đồng super pha với 20 lít nước phun đều thân lá, 5 ngày/lần.

Giải pháp phòng trị bệnh tổng hợp trên cây măng tây:

+ Chọn đất trồng: Chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cao, dễ thoát nước, đất giàu mùn, giàu hữu cơ.

+ Bón phân cân đối hợp lý, đúng kỹ thuật và theo nhu cầu cây, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ vi sinh.

+ Chọn giống kháng bệnh, giống sạch bệnh, có các biện pháp xử lý loại bỏ nấm bệnh ngay từ giai đoạn ươm cây con (chuẩn bị trồng đại trà).

+ Chủ động quản lý dịch bệnh, ứng dụng công nghệ nano trong việc phòng trị bệnh trên măng tây (sử dụng chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua, nano AKH super plus chuyên dùng đặc trị bệnh cho cây măng tây).

Công thức phun/tưới phòng trị bệnh tổng hợp cho cây măng tây

+ Tưới gốc: Dùng 500ml nano AKH super plus kết hợp 500ml nano bạc đồng super + 500ml nano đồng oxyclorua pha 200-300 lít nước, mỗi cây tưới 200-400ml hỗn hợp dung dịch trên, tưới 10-15 ngày/lần.

+ Phun qua thân lá: Dùng 60-90ml nano Đồng oxyclorua kết hợp 60-90ml nano bạc đồng pha 20-25 lít nước phun đều thân lá, định kỳ 7-10 ngày/lần. Tùy mức độ nhiễm bệnh để sử dụng liều lượng nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua cao hay thấp.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com