Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây

 1.Đặc điểm sinh vật học và đặc tính sinh thái của cây chùm ngây

1.1 Đặc điểm sinh vật học

Cây chùm ngây là loại cây lâu năm(cây lưu niên) có danh pháp khoa học là Moringa oleifera L. thuộc họ chùm ngây -Moringaceae

Cây thân gỗ mềm, chiều trung bình từ 5-10m,  cây phân nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá kép, màu xanh mốc, không có lông, lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.

Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 11-12 cho đến tháng 1 năm sau. Hạt bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 2 - 3 hàng năm.

Quả nang, kích thước 2-3 x 25-35cm, khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hạt màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hạt.

1.2 Đặc điểm sinh thái

1.2.1 Ánh sáng

          Chùm ngây (Moringa oleifera L.) là loại cây thân gỗ lưu niên nên rất ưa ánh sáng trực xạ. Nếu vườn trồng thông thoáng, mật độ trồng phù hợp(tùy theo mục đích sử dụng chùm ngây) chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý thì cây sinh trưởng phát triển tốt, cành khỏe, khả năng phân cành cấp 1-2 mạnh, bản lá to, xanh và dày. Trong điều kiện ánh sáng yếu lá phát triển nhỏ, hẹp, phân cành kém, năng suất lá không cao và dễ phát sinh sâu bệnh hại. Tuy nhiên qua theo dõi nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng, phát triển ở các thời kỳ khác nhau của cây chùm ngây thì ở thời kỳ phát triển lá mầm và thời kỳ cây con nên điều chỉnh ánh sáng tán xạ thì cây phát triển tốt hơn, nhanh hơn. Vì vậy với cây con trong vườn ươm cần có biện pháp che nắng (có thể dùng lưới đen), sau khi trồng đại trà 3-4 tháng nên để vườn thông thoáng sao cho cây nhận được ánh sáng trực xạ.

1.2.2 Nhiệt độ

          Cây chùm ngây là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp để cây phát triển từ 22 – 34oC. Nhiệt độ thấp dưới hơn 13-150C, cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ. Trong thời kỳ cây con, cây đang phát triển nếu nhiệt độ trên 35-37oC diễn ra trong thời gian 3-5 ngày lá chùm ngây thường bị vàng và mỏng, nếu thiếu và mất cân đối dinh dưỡng trong giai đoạn này cây rất dễ mất sức sinh trưởng và khó phục hồi.

1.2.3 Độ ẩm và lượng mưa

          Cây chùm ngây là cây ưa điều kiện “ẩm-ráo” nghĩa là không chịu được úng, nếu đất thừa ẩm(thường xuyên bão hòa) thì cây phát triển kém, hay bị bệnh vàng lá thối rễ. Tuy nhiên nếu đất thiếu ẩm cây còi cọc và chậm phát triển.

          Lượng mưa trung bình/năm để cây chùm ngây phát triển thuận lợi từ 1200-1700mm/năm. Nếu trồng ở vùng có điều kiện mưa nhiều cần thiết kế rãnh tiêu thoát nước chủ động và áp dụng phương pháp trồng nổi, đắp ụ cao hơn so với bề mặt 20-30cm.

Lưu ý: Cây chùm ngây không nên trồng những nơi có gió to, nên thiết kế vành đai bảo vệ, trồng cây chắn gió như keo, muồng, hồng bì…

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây (liên quan đến phòng trừ bệnh trên cây chùm ngây)

          Chùm ngây ít bị sâu bệnh, tuy nhiên không phải là không có. Ở thời kỳ cây con(vườn ươm, giai đoạn sau trồng 30-50 ngày) chùm ngây thường bị bệnh lở cổ rễ do nấm gây ra. Sau trồng 2-3 tháng đôi khi thấy chùm ngây bị kế phát cả bệnh do vi khuẩn làm cây chết héo rũ nhanh chóng. Dựa vào kinh nghiệm và một số nghiên cứu về chùm ngây sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp phòng và trị bệnh nhóm bệnh này.

2.1 Ngâm hạt giống (phòng bệnh ngay từ giai đoạn đầu)

          Ngâm hạt giống với nước 2 sôi 3 lạnh (2 lít nước sôi, 3 lít nước lạnh) trong thời gian 18-24h. Thời gian ngâm hạt với nước là vừa đủ để hạt ngậm nước, không nên ngâm quá dài. Trong quá trình ngâm hạt hút nước để thực hiện các phản ứng thủy phân cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm sau này. Nếu hạt ngâm chưa đủ lâu thì hạt nảy mầm không đều, mầm nhỏ, thân mầm phát triển chậm. Nếu ngâm quá dài, hạt bị hô hấp yếm khí sản sinh ra các chất hữu cơ trung gian(acid hữu cơ) làm mầm hạt chết yểu, sức sống của hạt giảm, đôi khi nhiễm nấm bệnh ngay từ giai đoạn đầu (nếu nước dùng để ngâm không sạch và hạt bảo quản không tốt). Vì vậy để an toàn nên pha nước với chế phẩm AKH SUPER500N (hoặc sản phẩm Nano hợp kim bạc đồng, nano oxyclorua đồng) vừa có tác dụng diệt nấm khuẩn gây bệnh vừa cung cấp vi lượng cho hạt nảy mầm (1 số nguyên tố vi  lượng được cho là rất quan trọng trong quá trình hô hấp của hạt-Cu, Mg, Zn, Fe).

Khuyến cáo: Thông thường hạt giống chùm ngây không để được quá lâu, thường tối đa 12 tháng trong điều kiện bảo quản tốt(môi trường chân không, không có oxi, một số trường hợp để bảo quản hạt giống giữ được chất lượng tốt người ta còn bơm khí CO2 vào để ức chế hô hấp, độ ẩm hạt dưới 12-14%). Nếu hạt giống đã thu hoạch và bảo quản trong thời gian dài tức là Hạn sử dụng còn ít(tất nhiên trong thời hạn sử dụng) thì nên ngâm với thời gian ngắn hơn so với khuyến cáo 1-3h. Ngược lại nếu hạt giống chùm ngây “còn mới” thì thời gian ngâm nên điều chỉnh lâu hơn so với bình thường khoảng 1-3h(mục đích để phá vỡ tình trạng ngủ nghỉ của hạt). Đây chính là lí do tại sao một số cây trồng(lúa, ngô-giống thuần) mặc dù chất lượng hạt thu được rất tốt hạt mẩy, ít sâu bệnh mà người ta không thể làm giống gieo ngay vụ kế tiếp được vì hạt sau thu hoạch thường đi vào “ngủ nghỉ” vậy nên có ngâm hạt để gieo thì tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng rất thấp. Trong một số trường hợp phải có sự can thiệp của hoocmon kích thích tăng trưởng mới phá vỡ được thời kỳ “ngủ nghỉ” của hạt giống(dùng GA3 chẳng hạn).

2.2 Làm đất bầu

Mục đích: thuận lợi trong công tác phòng bệnh chủ động ngay từ giai đoạn đầu các bệnh do nấm gây ra như Pythium spp.; Fusarium solani; Rhizoctonia sonali…(gây bệnh thối rễ, lở cổ rễ, vàng lụi lá…)

          Để hạn chế nấm bệnh cần làm đất bầu như sau(nhiều trường hợp nguồn bệnh phát sinh ngay từ đất làm bầu khi trồng đại trà thì bệnh đã phát triển mạnh):

+ Đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ 70-80%.

+ Trấu hun 10-15%(trấu được đốt không lên lửa là được, phải còn nguyên cánh. Cái này rất quan trọng sau này thành phần trấu hun làm cho đất thoáng khí, bộ rễ phát triển mạnh. Đồng thời trấu hun cũng cung cấp lượng kali đáng kể cho rễ phát triển.

+ Phân hữu cơ hoai mục được ủ với nấm đối kháng trichoderma (nếu Trichoderma là 106CFU thì nên ủ 1kg với 2 tạ phân hữu cơ là đủ). Phân hữu cơ có tỷ lệ 10-15% trong đất làm bầu.

Tất cả hỗn hợp trên trộn đều. Cứ 100kg hỗn hợp đất làm bầu trộn với 3-5kg lân super là đủ.

          Đưa đất làm bầu vào túi bầu có kích thước 10x12cm, sau đó dùng 30ml AKH SUPER500N (hoặc sản phẩm nano bạc đồng 500/2500ppm; nano oxyclorua đồng) + 5-10ml chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun ẩm đều lên túi bầu sao cho đạt độ ẩm 70-80% là vừa. xử lý 2 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày trước khi tra hạt vào bầu.

2.3 Chăm sóc vườn ươm

Cần che lưới, không cho ánh nắng trực xạ chiếu trực tiếp vào cây. Đặc biệt những ngày nắng nóng cục bộ nên tưới duy trì vào buổi sáng sớm không nên tưới vào buổi chiều.

Định kỳ sử dụng hỗn hợp dung dịch sau đây để tưới, tưới 5-7 ngày/lần hỗn hợp này: 5ml chế phẩm VST + 50ml AKH SUPER500N (nên dùng Nano bạc đồng kết hợp với Nano oxyclorua đồng) + 20 lít nước tưới lên bầu cây.

Giữ ẩm đất bầu sao cho đạt độ ẩm 60-75%.

Dùng hỗn hợp dung dịch trên để tưới mục đích là tiêu diệt các loại nấm gây bệnh lở cổ rễ, thối rễ ngay từ giai đoạn khởi phát.

2.4 Kỹ thuật trồng

          Trước khi trồng cần đào hố, bón lót trước 20-30 ngày. Phân hữu cơ được trộn đều với đất rồi đắp thành mô hay ụ. Mật độ trồng tùy theo mục đích sử dụng chùm ngây, tùy vào tính chất đất từng vùng có thể trồng các mật độ sau: 0,5x0,5m; 1x1m hoặc 1,5x1,5m hoặc 1,5x2m…

          Đào hố kích thước 40x40x40cm, phơi hố 7-10 ngày, nếu đất chua bón thêm vôi, mỗi hố 200-250g vôi bột. Lấp đất trộn đều với 3-5kg phân hoai mục được ủ với nấm đối kháng. Đất trũng nên thiết kế thành luống, rãnh thoát nước và đắp thành mô/ụ cao 20-30cm. Công việc này làm trước 30-35 ngày, trước khi trồng 7 ngày khoét một lỗ trên đỉnh ụ/mô bằng với kích thước bầu và phun dung dịch AKH SUPER500N (mỗi hố 3-5ml dung dịch AKH SUPER500).

Khi trồng nên đặt miệng bầu bằng mặt với lớp đất mặt của đỉnh trụ/mô.

          Nếu không qua làm bầu, sau khi ngâm ủ hạt giống có thể tra hạt trực tiếp vào hố trồng tuy nhiên bắt buộc phải lên cao đất thành mô/ụ. Nên tăng cường sử dụng AKH SUPER500N (Nano bạc, Nano hợp kim bạc đồng, nano oxyclorua đồng) để diệt nấm khuẩn gây bệnh lở cổ rễ. Nếu áp dụng phương pháp gieo hạt trực tiếp(sau khi ngâm ủ hạt đã nảy mầm) cần đảm bảo đất phải đủ ẩm và duy trì ở mức 70-80%, nếu đất không đủ ẩm cây sinh trưởng phát triển kém, còi cọc(luôn duy trì độ ẩm hạt cân bằng độ ẩm của đất trồng).

Lưu ý: Khi đào hố bón phân lót không nên quá lạm dụng phân chuồng hoai mục, bón nhiều quá không tốt cho bộ rễ, do trong phân chuồng chứa nhiều vi sinh vật hiếu khí(hảo khí), trong quá trình chúng phát triển sinh khối thường lấy đi oxi trong đất làm bộ rễ thiếu oxi cục bộ, quá trình hô hấp của rễ bị cản trở, nếu rễ bộ rễ hô hấp yếm khí sẽ sinh ra nhiều acid hữu cơ không có lợi đồng thời làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng do đó cây chậm phát triển, còi cọc. Nếu gặp điều kiện thời tiết mưa ẩm nhiều rễ thường bị thối, vàng lá, rụng lá…tùy theo mức độ bón phân và độ ẩm đất.

Chăm sóc sau trồng:

          Sau khi trồng 10-15 ngày. Dùng 50ml nano hợp kim bạc đồng kết hợp với 50ml nano oxyclorua đồng nồng độ 500/2500ppm + 30 lít nước tưới trực tiếp vào gốc để tiêu diệt nấm gây bệnh, mỗi gốc 1 lít, định kỳ 15 ngày/lần kết hợp pha loãng để phun. Bổ sung dinh dưỡng cho cây thông qua việc phun qua lá. Khi phun thường pha hỗn hợp sau để đạt hiệu quả cao: 5ml VST + 30ml AKH SUPER500N + 15-20 lít phun đều lên lá, 7-10ngày/lần. Khi cây được 5-6 tháng tuổi phun định kỳ 20-25 ngày/lần. Ứng dụng phương pháp này hầu như không cần bón phân hóa học qua rễ mà giảm nấm bệnh đặc biệt là nấm gây thối rễ, lở cổ rễ, vàng lụi lá…

          Việc tưới gốc tập trung vào giai đoạn đầu (khoảng 3 tháng đầu sau khi trồng): Tác dụng cơ bản là phòng và trị bệnh do nấm gây ra, ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của vi khuẩn gây bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát.

Vai trò của chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong việc chăm sóc chùm ngây:

  • Nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của cây.
  • Thay thế 60-80% phân bón.
  • Nâng cao sức đề kháng, giảm chi phí Bảo vệ thực vật.
  • Cây phân cành tốt, cành khỏe.
  • Tăng chất lượng lá(lá xanh, dày, bản lá to).

Tìm hiểu về bệnh lở cỗ rễ trên chùm ngây

a.Nguyên nhân gây bệnh

          Do nhóm nấm Pythium spp.; Fusarium solani; Rhizoctonia sonali…gây ra. Nấm thường xâm nhập qua cổ rễ, qua vết thương hở, qua mô phân sinh rễ, qua các lỗ khí khổng hay thủy khổng của lá;…tuy nhiên ở giai đoạn mới phát sinh nấm khó có thể xâm nhập trực tiếp để gây bệnh, thông thường phải thông qua các vết thương cơ giới do chăm sóc(vun xới, cắt tỉa), vết thương hở hay do côn trùng hoặc tuyến trùng trích hút các bộ phận của rễ cây.

b.Triệu chứng bệnh

          Nấm chủ yếu xâm nhập qua phần cổ rễ(phần gốc sát mặt đất). Bệnh thường gây hại nặng ở thời kỳ cây con, cây giống(trong vườn ươm) và giai đoạn đầu sau trồng 1-2 tháng. Ở thời kỳ cây con dễ dàng quan sát thấy lúc đầu phần vỏ của cổ rễ bị phồng rộp lên do sự xâm nhập của nấm sau đó nấm phát triện mạnh lan dần quanh cổ rễ(phần cổ rễ teo tóp lại), lúc này cây rễ bị đổ ngã, gẫy gập. Nếu gặp độ ẩm cao phần vết bệnh dễ bị thối nhũn, có màu thâm đen, cây héo lụi dần và chết. Ở cây đang phát triển sẽ xuất hiện hiện tượng này rất rõ: các lá phía gốc vàng lụi và chết dần. Bệnh sẽ phức tạp và khó kiểm soát hơn nếu cây nhiễm kế phát vi khuẩn. Sự can thiệp của các dòng thuốc BTVT gần như không có hiệu quả.

          Các bào tử nấm gây bệnh thường xuyên tồn tại trong đất chỉ chờ “cơ hội” phát triển nếu gặp điều kiện thuận lợi như ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ, đất thoát nước kém, dinh dưỡng cây trồng không cân đối(thừa đa lượng, thiếu vi lượng và siêu vi lượng), không xử lý đất trước khi trồng, đặc biệt khi trồng bầu, đất bầu không được “làm sạch”…bệnh thường gây hại nặng ở những vườn ươm sản xuất đại trà qua nhiều năm, những vùng đất sét, đất thịt nặng, hàm lượng OM thấp, thiếu oxi thường xuyên bị bệnh và diễn biến bệnh phức tạp khó kiểm soát.

c.Phòng bệnh

  • Chọn đất cao, dễ tưới tiêu nước, duy trì độ ẩm phù hợp tùy theo thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 25-30 ngày, bón thêm vôi nếu đất chua.
  • Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ trước khi bón nên ủ cùng nấm đối kháng Trichoderma(lưu ý khi ủ cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo thuận lợi cho nấm Trichoderma phát triển trong điều kiện tối ưu nhất_tham khảo thêm chuyên đề ủ phân).
  • Dinh dưỡng cho cây cân đối, hợp lý, tránh bón thừa dinh dưỡng đa lượng đặc biệt là đạm.
  • Hạn chế sự phát triển của tuyến trùng thông qua các biện pháp kỹ thuật.
  • Khi chăm sóc cây(làm cỏ, vun xới) hạn chế tối đa sự tổn thương cơ giới.
  • Trồng đúng mật độ khoảng cách, không nên trồng quá dày.
  • Tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học VST và các dòng AKH SUPER500 để phòng chủ động bệnh lở cổ rễ(AKH SUPER tiêu diệt trực tiếp nấm gây bệnh khi dùng ở nồng độ thích hợp).
  • Kết hợp phòng và trị bệnh bằng chế phẩm Nano bạc đồng, nano bạc và nano oxyclorua đồng. Các dòng sản phẩm này không độc hại, khi sử dụng không cần cách ly.
  • Nên làm giống qua vườn ươm(làm bầu) để chủ động quản lý cây giống và phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu. 

 

Chế phẩm nano bạc đồng và nano đồng oxyclorua phòng và đặc trị bệnh cho chùm ngây

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com