Sau khi thu hoạch xong, nhà vườn cần khẩn trương triển khai cắt tỉa tạo tán, vệ sinh vườn và bón phân phục hồi sức sinh trưởng cho cây.
Trước khi bón phân cần tạo rãnh rộng 25-30cm, sâu 10-15cm. Phân cần được trộn đều với đất trước khi lấp rãnh. Phân bón dùng phân NPK TE kết hợp phân hữu cơ (bón giai đoạn sau thu hoạch, phục hồi cây, lượng bón tuỳ tuổi cây và sản lượng quả trước đó).
Sau khi tỉa cành, tạo tán, bón phân được 1 thời gian cây phải sẽ phát triển lớp lộc đầu tiên. Giai đoạn mới nhú lộc non cần chú ý phun phòng trừ sâu bệnh, nếu không phun kịp thời thì hầu hết các mầm lộc non đầu cành sẽ bị sâu hại tấn công và sẽ không giữ lại được lớp lộc non. Do đó cứ mỗi lớp lộc non mới nhú cần chủ động phun phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.
Từ thời điểm thu hoạch đến thời điểm ra hoa cây vải cần phát triển từ 2-3 lớp lộc cành (tuỳ điều kiện thời tiết, tốt nhất nên làm đủ 3 lớp lộc). Với những cây khoẻ, đủ lộc, đủ lá có thể chỉ cần làm 2 lớp lộc, cây vẫn có thể ra hoa. Để cây vải có đủ thời gian ủ mầm hoa cần tính toán thời gian bắt lộc và ủ mầm hoa hợp lý. Thông thường từ 15-20/10 âm lịch cần khoanh chốt, giữ lớp lộc thứ 3(khi lớp lộc 3 già hoá sinh lý cần tiến hành khoanh luôn). Sau khi khoanh 10-15 ngày cây vải sẽ bước vào thời kỳ ủ mầm hoa, thời gian ủ mẩm hoa ít nhất 40-50 ngày.
Trường hợp cây vải đủ lộc, đủ lá (mới chỉ hoàn thành 2 lớp lộc) nhà vườn có thể tiến hành khoanh giữ lộc vào khoảng đầu tháng 9 đến giữa tháng 9 âm lịch. Nếu cây được chăm sóc tốt, cây đủ khoẻ thì trường hợp ra 2 lớp lộc cây vẫn có thể phân hoá mầm hoa bình thường(vẫn có hoa). Vào đầu tháng 9 âm lịch nếu cây đủ điều kiện có thể tiến hành khoanh giữ lộc(hết lộc 2). Cần lưu ý quá trình thu hoạch vải nên thu cùng thời điểm, tránh hiện tượng ra lộc không đồng đều về sau (độ tuổi cành sinh lý khác nhau). Khi lộc cành phát triển không đều trên cùng 1 cây, cành thì già đủ tuổi, cành thì mới nhú lộc, sau này cây sẽ ra hoa không cân đối, không đều cả cây. Vậy khi nào nên làm lộc 3, khi nào chỉ để 2 đợt lộc ? Khi điều kiện thời tiết bất lợi(rét sớm), lộc 3 không đủ thời gian, cây đủ lá đủ lộc ta chỉ cần làm 2 đợt lộc và tiến hành khoanh giữ lộc, kìm hãm lộc đông. Với các vùng Tây Nguyên có thể tiến hành khoanh giữ lộc sớm hơn 1 tháng. VD tại Bắc Giang khoanh giữ lộc 3 vào khoảng 15-25/10 âm kịch thì tại khu vực Tây Nguyên triển khai khoanh giữ lộc vào 15-20/9 âm lịch. Với cây vải tơ, vải có sức sinh trưởng khoẻ (u hồng, thanh hà, vải thiều muộn) nên khoanh rộng 3-4mm, độ sâu 1-2mm vào phần gỗ trắng, không vào quá sâu).
Cách làm đợt lộc 3 cho vải: vào khoảng đầu tháng 9 âm lịch, nhà vườn nên phun kích lộc (dùng 500ml chế phẩm nano AKH Super plus pha 250 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày). Đối với vải muộn nếu đầu tháng 9 âm đã thấy mầm lộc phát triển quá sớm nên để nguyên, không phun phòng trừ sâu hại lộc, chỉ sau tối đa 5-7 ngày các đọt cành lộc sẽ bị sâu cắn hết. Sau 10-15 ngày các đầu cành lộc sẽ phát triển tiếp 1 đợt lộc, thời điểm này cần phun phòng trị sâu hại, bảo vệ lộc 3. Đợt lộc 3 sẽ phát triển 40-50 ngày sẽ già hoá, đến khoảng 15-20/10 âm lịch tiến hành khoanh giữ lộc, kìm hãm phát triển lộc đông (lộc đợt 3 thường kéo dài 15cm là đạt).
Kỹ thuật khoanh vỏ và chọn thời điểm khoanh:
Giai đoạn phát triển lộc 3 dùng 500ml chế phẩm Shellac Suger pha 250 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày (trước khi khoanh nên phun shellac suger 2 lần). Khi lộc 3 phát triển thành thục (thông thường vào khoảng 15-25/10 âm lịch) ta tiến hành khoanh giữ lộc, hãm lộc đông. Khi khoanh cần khoanh đủ đau, vết khoang rộng 4mm, sâu vừa vào phần gỗ trắng 1-2mm, có thể khoanh kép 2 vết khoanh (nếu cây quá khoẻ, hoặc cây tơ). Thời điểm khoanh nên chọn ngày nắng ráo và có gió, tránh mưa ẩm, nên khoanh trước mưa. Trường hợp vừa mưa xong nếu tiền hành khoanh, cây lúc này tích nước nhiều, khi khoanh các vết khoanh thường chảy nước, gây ẩm mốc vết khoanh, vết khoanh lâu liền sẹo. Ngoài ra sau khi khoanh cần vệ sinh sạch sẽ vết khoanh, tránh mùn và bị nát vết khoanh. Việc làm sạch vết khoanh sẽ tạo cho vết khoanh liền sẹo tốt và nhẵn, tính thẩm mỹ cao, vết khoanh ít bị sùi (khi khoanh cần chọn cưa, dụng cụ sắc, vết khoanh gọn, tránh bị nát xơ vết khoanh).
Sau khi khoang đúng kỹ thuật 7-10 ngày cây ngưng sinh trưởng, do vết khoanh làm đứt con đường vận chuyển dinh dưỡng từ trên xuống (nhựa luyện), lúc này các hóc môn sinh trưởng và dinh dưỡng nuôi bộ rễ tơ bị cắt đứt, chỉ sau 1 thời gian ngắn các hệ rễ tơ, rễ hút bị tiêu biến (ức chế và teo lại, chết rễ tơ). Khi hệ rễ tơ, rễ hút bị triệt tiêu thì cây ngừng sinh trưởng và bước vào thời kỳ ngủ nghỉ (nghỉ đông, tích luỹ dinh dưỡng, ủ mầm hoa). Thời gian ủ mầm hoa tốt nhất vào khoảng 40-55 ngày.
Trường hợp nhà vườn tiến hành khoanh xong(khoanh giữ lộc 3) mà vẫn thấy lộc phát triển, nguyên nhân chính là do kỹ thuật khoanh chưa đảm bảo về độ sâu, độ cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng trên mạch dẫn. Độ sâu vết khoanh sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hãm lộc đông, nếu vết khoanh quá nông thì tỷ lệ phát triển lộc đông khá cao. Do đó khi khoanh cần đảm bảo vết khoanh rộng 4mm, độ sâu vừa chạm mạch gỗ trắng tối đa 2mm. Khi khoanh đúng kỹ thuật, đúng thời điểm thì sẽ đạt khoảng 90-95% số cành đạt tỷ lệ phân hoá mầm hoa.
Kỹ thuật chăm sóc cây vải thời kỳ phân hoá mầm hoa, phát triển mầm hoa
+ Phòng trị sâu bệnh tổng hợp: Phun nano Bạc đồng super kết hợp thuốc sâu
+ Thúc đẩy mầm hoa phát triển to khoẻ, tăng cường chức năng hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu quả, giúp cho cuống quả khoẻ: Dùng 500ml nano Canxi super kết hợp 500ml Shellac Suger pha 400 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, 7-10 ngày/lần, phun ít nhất 2 lần.
Chăm sóc cây vải giai đoạn ra hoa đậu quả, chống rụng quả, chống mưa acid:
Sau khi hình thành quả non, cánh hoa rụng hoàn toàn: dùng 800ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 500ml nano Canxi Super pha 200 lít nước phun đều tán lá, phun 2-3 lần, 7-10 ngày/lần.
Tạo mã quả đẹp, chống khô vằn vỏ quả, chống chàm xanh vỏ quả: Dùng 500ml nano Silic kết hợp 500ml nano Đồng Oxyclorua pha 200 lít nước phun giai đoạn phát triển quả. Kết hợp thêm nano AKH super plus phun dưỡng quả.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com