Kỹ thuật chăm sóc mít thái siêu sớm, mít ruột đỏ giai đoạn phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu trái

Giai đoạn trước ra hoa, phân hóa mầm hoa, đậu trái nhà vườn cần lưu ý các vấn đề kỹ thuật sau:

Vấn đề thứ nhất: Chế độ nước tưới và độ ẩm đất duy trì (độ ẩm đất xung quanh vùng rễ cây 58 – 60%, không tưới thừa nước hoặc để cây thiếu nước). Thừa ẩm tăng nguy cơ phát đọt, khó phân hóa mầm hoa tập trung, tỷ lệ hoa hữu hiệu thấp.

Mít thái siêu sớm giai đoạn cắt nước tạo mầm hoa

tỷ lệ hoa gió cao nếu không xiết nước chặn đọt đúng kỹ thuật

Phân hóa mầm hoa tốt nếu chăm sóc đúng kỹ thuật

Vấn đề thứ hai: Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp

1.Bệnh hại

Quản lý, phòng bệnh chủ động (nấm, vi khuẩn gây bệnh làm thối đen hạt phấn, suy giảm chức năng hạt phấn, ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, ngoài ra quá trình thụ tinh nếu bị nhiễm vi khuẩn Pantoea stewartii có thể gây xơ đen mít, vách múi mỏng, làm ức chế quá trình tổng hợp Fructose tích luỹ vào quả, làm cho quả bị nhạt, màu sắc múi mít không lên đậm).

Thời kỳ ra hoa đậu trái non MÍT còn có thể bị NẤM tấn công  vào thân gốc gây hiện tượng xì gôm chảy nhựa mủ (thân, cành, gốc). Do mít là cây có nhiều nhựa nên thời kỳ ra hoa, đậu trái, nuôi dưỡng trái áp lực dinh dưỡng nuôi thân lá, quả lớn nên bắt buộc phải bón phân duy trì sức cây, nuôi dưỡng quả, do đó hệ thống mạch dẫn nếu kém bền vững thường bị vỡ, cộng thêm nấm tấn công gây nên hiện tượng xì mủ thân gốc, cành. Đặc biệt vào mùa mưa các chủng nấm Phythopthora, Pythium phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, chúng lây lan nhanh và tấn công vào hoa, trái non gây thối trái non (có thể nhìn thấy hạch nấm dạng to tròn trên trái non, trái trưởng thành). Bệnh thối nhũn trái có thể liên quan đến chủng nấm Botryodiplodia theoobromae Pat. Ngoài ra nấm Rhizobus artocarbi còn tấn công hoa đực, làm suy giảm chức năng sinh lý hạt phấn, giảm tỷ lệ đậu quả. Vì vậy trước thời điểm ra hoa, đậu trái non cần phun phòng nấm, vi khuẩn gây bệnh(tổng hợp). Giai đoạn vào thụ phấn, hình thành quả non cũng cần lưu ý các đối tượng nấm, vi khuẩn gây bệnh. Nấm khuẩn tấn công giai đoạn đầu trước khi thụ phấn hình thành trái non có thể gây ra hiện tượng xơ đen mít. Do đó trước khi ra hoa, đậu trái non(giai đoạn thụ phấn hình thành trái non) nhà vườn cần kiểm soát tốt nguồn nấm khuẩn gây bệnh.

Việc phun thuốc hóa học có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái, chất lượng trái. Do đó nên thay thế hoàn toàn thuốc hóa học bằng chế phẩm Nano Bạc Đồng Super và nano Đồng Oxyclorua. Giai đoạn trước khi hình thành trái non dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200 lít nước phun/xịt đền tán lá và trái non, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Giai đoạn nuôi dưỡng trái cần chú ý tuyến trùng hại rễ(đặc biệt tuyến trùng nốt sưng). Vào đầu mùa mưa nhà vườn nên sử dụng chế phẩm sinh học Biotech Pro (10 chủng vi sinh). Chế phẩm giúp cải tạo đất, phân giải chất hữu cơ khó tiêu thành dễ tiêu, chống nghẹt rễ thối rễ, đặc biệt chế phẩm Biotech Pro có chứa chủng Isaria javanicus cộng hưởng với 3 chủng Trichoderma viride, Bacillus subtilis và Streptomyces murinus giúp chống nấm gây thối rễ, tiêu diệt và ức chế tuyến trùng hại rễ, giúp cây khoẻ mạnh, phát triển ổn định (nên tưới vào đầu mùa mưa, giai đoạn phát triển quả, dưỡng quả, khi quà vào giai đoạn già chín có thể phối hợp với nano khoáng kali hữu cơ – canxi VL (tăng chất lượng quả).

Nấm bệnh tấn công phần cuống và gai mít

2.Sâu hại và côn trùng chích hút (sâu đục thân, cành, quả, rầy – rệp, ruồi đục trái)

Sâu đục thân cành (Pachyteria equestris, thuộc họ Cerambycidae, Bộ Coleoptera): Xén tóc trưởng thành thường đẻ trứng trên lá, sau khi nở ấu trùng sâu non đục vào thân cành. Xén tốc nâu/đen có thể đẻ trứng gần gốc, và ấu trùng nở ra có thể đục vào thân gốc.

Rệp, rầy: Thời kỳ trước ra hoa, hoa thụ phấn, đậu trái non rệp, rầy phát triển khá mạnh, chúng bám chắc trên thân cành và phát triển lây lan nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ (rầy rệp có khả kháng thuốc rất mạnh). Tác hại cơ bản của nhóm côn trùng chích hút (rầy, rệp): chích hút nhựa cây (các bộ phận còn non: đọt non, lá non), tấn công trên trái non làm cho trái dị dạng, phát triển chậm. Nguy hiểm hơn trong quá trình phát triển, chúng tiết ra các acid hữu cơ thu hút loài nấm bồ hóng đen trên lá, trái non làm giảm khả năng quang hợp, qua đó giảm năng suất chất lượng quả.

Ruồi đục trái, sâu đục trái: làm thối trái, gây hại từ giai đoạn trái non đến trái trưởng thành.

Vấn đề thứ ba: Vấn đề dinh dưỡng và phân bón cho mít

Làm thế nào tăng chất lượng, năng suất quả ?

Cần chú ý dinh dưỡng cân đối, hợp lý. Đặc biệt hiện tượng xơ đen mít có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng trung vi lượng. Giai đoạn mít phân hoá mầm hoa – thụ phấn, hình thành quả non – dưỡng quả nếu được chăm sóc cân đối, đầy đủ dinh dưỡng sẽ hạn chế tối đa hiện tượng xơ đen mít. Xơ đen mít là hệ quả của chăm sóc dinh dưỡng không cân đối(thiếu hụt trung vi lượng), cây bị tress, thiếu nước hoặc thừa nước, sâu bệnh hại. Lưu ý quá trình chăm sóc mít giai đoạn hoa – đậu trái – dưỡng trái không để pH đất quá thấp hoặc quá cao.

Từ thời điểm ra hoa, đậu quả non đến thu hoạch kéo dài ít nhất 120-130 ngày, do đó nhà vườn cần chăm sóc cây toàn diện (từ dinh dưỡng phân bón, nước, sâu bệnh,..). Mít bị xơ đen giai đoạn sớm có thể thấy rõ cuống quả nhỏ, phát triển không đều, cuống có thể hơi vàng và già nhanh, quả non có thể dị dạng. Ở giai đoạn sau có thể thấy gai mít phát triển không đều, vỏ tối màu, xù xì. Về cơ bản mít bị xơ đen đa phần do thiếu dinh dưỡng trung vi lượng (Ca – Bo – Mg – Si – Zn – Mo – Mn – Fe – Cu). Tuy nhiên không lạm dụng vôi, thừa vôi gây rối loạn dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng, gây kết tủa các dạng dinh dưỡng khác (khó hấp thu). Thời kỳ trước ra hoa, phân hoá mầm hoa chu ý điều chỉnh tỷ lệ Kali – Canxi – Silic cho cây, giúp cây ra hoa đều, đồng loạt, thuận tiện cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trái sau này. Hệ Kali – Silic SiO2 – Canxi – Bo – Zn– Mn – Mo nếu được bổ sung đầy đủ, cân đối, phù hợp cho cây mít giúp hệ thống mạch dẫn cây phát triển bền vững, cây phân hoá hoa đều, tăng cường chức năng hạt phấn, nâng cao tỷ lệ đậu trái, hạn chế sơ đen (nên kết hợp phun qua lá, tưới gốc). Lưu ý giai đoạn phát triển quả, tăng sinh khối cần bổ dung đầy đủ cân đối các thành phần đa lượng, trung vi lượng tuy nhiên nên kiểm soát thành phần Mg ở liều lượng thấp phù hợp (chỉ 4-8ppm/lít tưới gốc hoặc phun lá).

Do mít có quả thuộc dạng quả kép, hoa đơn tính, quả phát triển từ bầu nhuỵ riêng biệt nên cần chăm sóc dinh dưỡng, nước tưới tối ưu tạo điều kiện cho hạt phấn khoẻ mạnh, tăng cường chức năng nhuỵ cái qua đó nâng cao tỷ lệ đậu trái hữu hiệu, trái ít bị biến dị, trái phát triển đồng đều, giảm hiện tượng xơ đen.

Quy trình chăm sóc mít thái siêu sớm ứng dụng công nghệ Nano Sinh học:

1.Giai đoạn trước khi cây mít ra hoa

+ Phun phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (nấm bệnh và côn trùng chích hút).

+ Phun lá chế phẩm nano AKH Super Plus (KD3): Nên sử dụng loại chuyên dùng phun qua lá ít nhất 1 lần trước khi bước vào giai đoạn phân hoá mầm hoa, phát triển các cấu trúc hoa, trái non.

+ Chặn đọt, thúc phân hóa mầm hoa: Dùng 500ml chế phẩm Shellac Suger pha 150-200lít nước phun đều thân lá, phun kỹ, phun 2-3 lần, 7 ngày/lần.

2.Giai đoạn cây bắt đầu có dấu hiệu phân hoá mầm hoa, phát triển cấu trúc hoa

+ Tưới gốc: Dùng 500ml chế phẩm nano AKH Super Plus (KD2) pha 200-300 lít nước tưới ẩm gốc. Lưu ý tưới đủ ngấm dung dịch xuống tầng đất sâu phía dưới, tiếp xúc vào các tầng rễ hữu hiệu quả cây (tưới đủ ẩm). Giai đoạn cây ra hoa cần tưới ẩm duy trì liên tục, độ ẩm vừa phải, duy trì 60-70%, không để cây khô hạn thiếu nước (gây stress cây, gây biến dị hoa, tỷ lệ thụ phấn giảm nếu thiếu nước). Có thể tận dụng tưới kết hợp chế phẩm Biotech Pro (pha chung luôn với nano AKH Super Plus KD2).

+ Kết hợp phun qua lá: Dùng 500ml nano Canxi Super kết hợp 500ml Shellac Suger pha 300-400 lít nước phun đều thân lá, 7-10 ngày/lần, phun 2-3 lần.

Giai đoạn này nhà vườn chú ý phòng trừ sâu bệnh và côn trùng chích hút.

3.Giai đoạn đậu quả non, tỉa định trái

Tưới nano AKH Super Plus (chú ý hàm lượng Kali, Silic, Ca, Bo, Mn, Mo, Zn, Cu, Fe). Kết hợp phun trên lá nano AKH Super Plus (chuyên dùng phun qua lá). Dùng 500ml nano AKH Super Plus pha 300 lít nước phun đều thân lá. Lưu ý phòng trị bệnh do nấm khuẩn gây ra: dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 200 lít nước phun/xịt đền tán lá và trái non, định kỳ 7-10 ngày/lần.

4.Giai đoạn dưỡng quả

Giai đoạn này nhà vườn cần phối hợp với các dạng phân bón chứa NPK, aa, trung vi lượng, Humic-Fulvic kết hợp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển mạnh, tăng sinh khối, nâng cao năng suất chất lượng quả.

Ở các giai đoạn 2-3-4 cần chú ý phòng trị nấm khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh thối nhũn quả do nấm và 1 số chủng nấm hoại sinh khác.

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com