Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
+ Bón phân cân đối, đúng liều lượng, đúng thời điểm, lựa chọn đúng loại phân.
+ Tuyển chọn quả đạt tiêu chuẩn, loại bỏ các quả không đạt chuẩn ngay từ khi quả còn non (tránh lãng phí dinh dưỡng nuôi quả), nên để số lượng quả phù hợp với sức cây, không để quá nhiều quả/cây.
+ Loại bỏ các quả không đạt chuẩn: quả bị sơ đen, cuống nhỏ, cuống vàng, gai nhỏ dày, không đồng đều, quả dị dạng. Thông thường quả đạt trọng lượng khoảng 200-300g cần phải Tuyển chọn quả.
+ Phòng trị ruồi vàng liên tục trong suốt quá trình chăm sóc.
+ Phun các loại thuốc trị nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh (định kỳ phun nano Bạc Đồng và nano Đồng oxyclorua).
+ Tăng cường đậu quả, bổ sung khoáng đa trung vi lượng qua lá bằng việc sử dụng chế phẩm nano Canxi super và nano AKH (định kỳ sử dụng).
+ Mít là cây rất kém chịu úng do đó cần có hệ thống thoát nước tốt.
+ Chú ý cắt tỉa cành vô hiệu, cành đực, cành tăm, tạo tán thông thoáng.
+ Sử dụng loại bao quả chuyên dùng cho mít khi quả đạt trọng lượng 300g.
Phần 2: Nguyên nhân quả mít bị nứt, ít múi, nhiều sơ, ăn nhạt không có vị đặc trưng
- Do nhiễm nấm bệnh ngay từ khi quả nhỏ.
- Chăm sóc dinh dưỡng không cân đối, thiếu vi lượng (đặc biệt Đất thiếu khoáng Canxi, bón Kali và Lân không cân đối với đạm, thừa đạm).
- Bộ rễ tơ kém phát triển, rễ nghẹt yếu, thiếu oxy, thiếu hữu cơ.
- Thời kỳ đang nuôi quả cây mít có biểu hiện bắn đọt nhiều.
- Chưa có giải pháp chăm sóc dinh dưỡng (bón phân qua rễ, lá) phù hợp dẫn đến cây thiếu hụt dinh dưỡng, quả phát triển không đều.
- pH đất quá cao hoặc quá thấp khiến cho bộ rễ phát triển không đều, hiệu suất hấp thu dinh dưỡng kém (pH phù hợp từ 6,5 – 7,3).
Phần 3: Quy trình chăm sóc mít thái thời kỳ cây ra hoa, đậu quả, nuôi quả
3.1 Bón phân, xử lý đất, cải tạo đất
+ Tưới khoáng canxi nano, nâng cao pH đất, cải tạo đất, kích thích hệ vi sinh vật có lợi phát triển: Dùng 1 lít khoáng Nano Canxi pha 600-800 lít nước tưới ẩm đất, xung quanh vùng rễ mít phát triển, định kỳ 30-45 ngày/lần (pH đất thích hợp cho mít thái từ 6,5 – 7,3)
+ Thời kỳ mít ra hoa đậu quả, tuyển quả không được để độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao (không để cây thừa hoặc thiếu nước, độ ẩm phù hợp vào khoảng 70-80%).
+ Bón phân cho mít thời kỳ tuyển quả, đậu quả non, nuôi dưỡng quả non (tháng 10-11 âm lịch): Mỗi gốc bón 50-70kg phân hữu cơ ủ hoai mục kết hợp 500-800g lân super và 500g đậu tương nghiền + 200-300g kali.
+ Bón phân cho mít thời kỳ nuôi quả, phát triển quả: Sử dụng phân NPK 13-13-13 + TE bón định kỳ nuôi dưỡng quả (20-25 ngày/lần, mỗi lần bón mỗi gốc 150-200g). Chú ý Mỗi lần bón NPK nên bổ sung thêm 100-200g kali/gốc + 300g lân/gốc (công thức này bón khi quả đang phát triển, thời kỳ quả lớn, không được bón sớm lúc quả non, lúc cây ra hoa nhiều).
+ Tăng chất lượng quả, cải tạo đất, giúp quả ngọt, ít sơ, hạn chế đen sơ, nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng: Tưới gốc các chế phẩm nano Đất hiếm, chế phẩm vi sinh kích rễ, bổ sung vi sinh vật có lợi. Cụ thể: Dùng 1 lít chế phẩm nano Đất Hiếm kết hợp 1 lít chế phẩm Vi sinh Bio.Plus pha 500 lít nước tưới ẩm gốc (độ ẩm 80%). Định kỳ 20-30 ngày/lần.
3.2 Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
+CT1: Tiêu diệt côn trùng chích hút, sâu đục cuống, rệp sáp, rệp muội (dùng chế phẩm chuyên dùng xử lý triệt để, định kỳ 7-10 ngày/lần).
+CT2: Dùng chế phẩm chuyên diệt ruồi vàng: Phun định kỳ 5-7 ngày/lần. Có thể kết hợp với các nhóm thuốc trên (sâu đục cuống, rệp sáp, rệp muội…).
Lưu ý: thuốc CT1 và CT2 có thể phun chung với nhau, tiết kiệm công phun.
+ CT3: phòng trị nấm mốc, vi khuẩn hại quả. Dùng 100-120ml chế phẩm nano Đồng oxyclorua kết hợp với 50-60ml nano Bạc Đồng pha bình 15-20 lít nước phun toàn bộ thân cành, lá, quả mít. Định kỳ 7-10 ngày/lần.
3.2 Bón phân qua lá (phun qua lá định kỳ)
Song song với việc bón gốc, dùng 40ml chế phẩm nano Canxi Super + 20ml nano AKH pha 20 lít nước phun đều tán lá, định kỳ 7-10 ngày/lần.
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com