Phần 1: Kỹ thuật bón phân cho macca thời kỳ kiến thiết cơ bản
Việc thứ nhất: Cần khẩn trương cắt tỉa tạo tán, thông thoáng, cây nào cần níu cành, buộc dây nên triển khai luôn.
Việc thứ hai: Trước khi bón phân nên cuốc rãnh sâu 20-25cm, độ rộng theo hình chiếu tán lá (lưu ý sau ít nhất 7-15 ngày mới tiến hành bón phân). Đồng thời xác định độ pH tại vùng rễ cây và ngoài vùng rễ cây sinh trưởng (trước khi đo pH, đất phải đủ ẩm để có kết quả chính xác - độ ẩm đất tại thời điểm đo pH phải đạt từ 70-85%).
Việc thứ ba: Bón Phân (quan trọng)
Phân bón ở đây bao gồm phân khoáng NPK.S + TE và phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng (sẽ rất tốt cho bộ rễ và cấu trúc đất, hạn chế thoái hóa đất và chai đất). Cần lưu ý bón phân phải dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây. Mỗi gốc cây tùy to nhỏ bón lượng như sau:
+ Phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng: 10-15-20kg/cây
+ Phân NPK tổng hợp: 250-350g/cây (tùy cây to nhỏ)
Khuyến cáo dùng các loại phân cho macca tỷ NPK như sau:
NPK 20-20-15 + TE
NPK 16-16-8 + 13S
NPK 15-15-15 + TE
Khi bón chú ý:
+ Nên bón mỗi cây 100g vôi bột/gốc (bón vôi trước khi bón phân 1-2 tuần).
+ Khi bón phân nên trộn đều phân hữu cơ với đất mặt mới lấp vào gốc, không nên đổ trực tiếp phân hữu cơ xuống gốc rồi lấp đất lên.
Với những cây nhỏ, còi cọc, chậm phát triển, hệ rễ yếu, cành lá phân tán không đều CẦN bổ sung thêm chế phẩm phân bón cao cấp nano AKH super TE và nano AKH super plus: Dùng 500ml nano AKH TE kết hợp 500ml nano AKH super plus pha 500-600 lít nước tưới ẩm gốc, mỗi cây tưới 5-10lít (tối đa 15lít) dung dịch phân bón đã pha theo tỷ lệ trên. Tưới 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Cần duy trì độ ẩm đất vừa phải cho cây kiến thiết phát triển thuận lợi (không có mưa cần phải tưới thường xuyên – độ ẩm đất duy trì 70-85%, với cây kiến thiết không nên để độ ẩm đất dưới 65-70%).
Việc thứ tư: Bổ sung dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng qua lá kết hợp phòng trừ, quản lý sâu bệnh tổng hợp
+ Bổ sung dinh dưỡng qua lá: Dùng 500ml nano AKH super plus pha 300 lít nước phun đều tán lá. Định kỳ 10-15 ngày/lần. Đến tháng 12 – tháng 1 âm lịch năm sau phun 20-25 ngày/lần (Tương đương bình 20 lít dùng 30-40ml chế phẩm nano AKH super plus).
+ Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp: Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 250-300 lít phun toàn bộ thân lá, 2 mặt lá, phun dạng sương mù. Định kỳ 10-15 ngày/lần(hoặc ít nhất tháng 1 lần). Bình 20 lít dùng tương đương mỗi loại 40-50ml (bạc đồng và đồng oxyclorua).
Lưu ý những đợt phát triển cành non, chồi non, cành lá bánh tẻ kết hợp sử dụng thuốc trị rệp sáp, rệp muội, sâu ăn lá, sâu bao, bọ trĩ, bọ xít...
Lưu ý chung:
+ Phân hữu cơ hoai mục nên bón mỗi năm 1-2 đợt (đợt 1 từ tháng 10-11; nếu có điều kiện bon đợt 2 vào tháng 5-6).
+ Phân NPK tổng hợp (nên dùng đầu trâu 16-16-8 + 13S): Chia bón nhiều đợt trong năm, mỗi năm có thể bón 4-6 đợt, mỗi đợt cách nhau 2-3 tháng (trung bình mỗi lần bón 200-300g/cây, 2-3 tháng/lần).
+ Phòng trừ sâu bệnh định kỳ, nhất là vào các đợt phát triển mầm cành, nuôi cành dinh dưỡng khi lá còn non, bánh tẻ.
Phần 2: Kỹ thuật bón phân cho macca thời kỳ kinh doanh
Việc thứ nhất: Níu cành, buộc dây tạo tán thông thoáng (những cây cần níu)
Việc thứ hai: Chuẩn bị phân hữu cơ, vôi bột, phân NPK, phân Lân P2O5 (lân đơn). Lượng bón như sau:
Vôi bột: Bón ngay từ 07-10/10DL (cố gắng kết thúc nhanh gọn càng sớm càng tốt). Bón mỗi gốc 100-150g vôi bột, bón rải đều lên mặt từ gốc ra hình chiếu tán cây (nhớ bón vôi trước sau đó 1-2 tuần mới bón phân các loại).
Phân hữu cơ hoai mục: Mỗi gốc trung bình 20-25kg (tối thiểu phải được 15kg/cây), khi bón cần phải trộn đều với đất mặt, bón theo hình chiếu tán của cây hoặc vượt qua chiếu tán của cây 20cm, bón cách gốc 25-30cm.
Lân P2O5 (dạng lân đơn, lân văn điển hoặc super): Mỗi cây trung bình tùy to nhỏ bón 0,5-1,0kg/cây(tùy cây to nhỏ). Nên trộn lân với phân hữu cơ hoai mục bón cùng lúc (nhớ trộn đều Phân hữu cơ và Lân với đất mặt mới bón, không được rải phân rồi bón lấp ngay). Lúc này không nên bón phân NPK cho cây bắt quả vụ 2019-2020.
Việc bón phân hữu cơ hoai mục và lân đơn P2O5 nên hoàn thành vào 20/09 đến trước 12/10 âm lịch(muộn nhất 15/10 âm lịch).
Từ 15/10 đến 20/11 âm lịch phải áp dụng biện pháp xiết nước, không được tưới thừa ẩm, cũng không được bón NPK (độ ẩm đất duy trì 60-65%, nếu cây nào thấy bộ lá hơi khô mới bổ sung tưới nước nhẹ nhưng không vượt qua 75% độ ẩm đất).
Phòng trừ sâu bệnh (đặc biệt là bệnh thán thư, đốm lá, cháy lá, khô hoa, nấm cuống): Trước khi vào thời kỳ phân hóa mầm hoa, hoa rộ, quả non cây cần phải trong trạng thái sạch bệnh. Do đó cần phải phun phòng trị sâu bệnh như sau:
+ Tháng 09 âm lịch(phun ít nhất 1 lần): Dùng 500ml nano Đồng Oxyclorua kết hợp 500ml nano Bạc Đồng Super pha 300 lít nước (như vậy tổng các cây bắt quả dùng 6000 lít thì phải dùng 20 chai nano Bạc đồng và 20 chai nano đồng oxyclorua).
+ Từ 15-25 tháng 10 âm lịch: Phun và pha tương tự như tháng 9 (HD trên)
Các công việc trên cần làm đúng thời điểm, phối hợp đồng bộ để chuẩn bị cho thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả.
nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua phòng trị bệnh tổng hợp trên cây macca
Phần 3: Kỹ thuật chăm sóc cây macca thời kỳ phân hóa mầm hoa đến ra hoa đậu quả, nuôi dưỡng quả
3.1 Thời kỳ macca phân hóa mầm hoa
Khi cây macca có dấu hiệu bắt đầu phân hóa mầm hoa, cần triển khai đồng bộ các công việc sau:
Thứ nhất: Bón phân thúc hoa và tưới nước (đồng thời 2 việc)
Thời điểm này cần bón phân bổ sung nhằm thúc đẩy quả trình phân hóa mầm hoa (giúp hoa ra tập trung, đồng đều). Đối với cây bắt đầu bắt quả (cây 4 năm) dùng mỗi cây 100-200g Lân Đơn P2O5 kết hợp 250-300g phân NPK tổng hợp (Nên dùng loại NPK đầu trâu 13-13-13 + TE, bón vãi xung quanh rễ, cách gốc, không được động chạm bộ rễ).
Sau đó ngay lập tức tưới nước duy trì độ ẩm thường xuyên(độ ẩm đất duy trì từ 80-95%), không để đất khô dưới 65%. Nên kết hợp bón phân và tưới nước ngay (cố gắng tập trung bón phân kết thúc nhanh và tưới nước luôn).
Thứ hai: Phòng trị sâu bệnh
Dùng 500ml nano Bạc + 500ml nano Bạc Đồng pha với 200 lít nước phun đều tán lá, phun 2 lần liên tiếp, cách nhau 7-10 ngày/lần.
Thứ ba: Thúc đẩy phát triển mầm hoa, hoàn thiện chùm hoa, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cây, nâng cao chức năng sinh lý của hạt phấn và nhụy hoa, cải thiện tỷ lệ đậu quả (nâng cao tỷ lệ đậu và duy trì sức sinh trưởng của quả non ở giai đoạn sau). Cụ thể như sau:
Công thức 1: Dùng 500-800ml chế phẩm nano Canxi Super kết hợp 500ml chế phẩm Shellac Suger + 200ml nano AKH TE.KD pha với 300-350 lít nước phun đều tán lá dạng sương mù, phun kỹ 2 mặt lá. Phun 2 lần, cách nhau 7-15 ngày/lần.
Công thức 2: Dùng 500ml chế phẩm nano Canxi Super kết hợp 500ml chế phẩm Shellac Suger + 500ml nano Silic SiO2 pha với 300-400 lít nước phun đều tán lá dạng sương mù, phun kỹ 2 mặt lá. Phun 2 lần, cách nhau 7-15 ngày/lần.
3.2 Thời kỳ hoa rộ, đậu quả non, dưỡng quả non (các giải pháp chống rụng quả sinh lý)
Thời kỳ này cân rất mẫn cảm với các điều kiện thời tiết, sâu bệnh. Do đó cần phải có các giải pháp chống rụng quả sinh lý, chống rụng quả do sâu bệnh và điều kiện bất lợi từ thời tiết. Cụ thể:
Công thức 1: Dùng 500ml nano Bạc Đồng Super kết hợp 600-800ml nano canxi super + 200-300ml Shellac Suger pha với 200-250 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, định kỳ 7 ngày/lần, cho đến khi quả ổn định.
Công thức 2: Dùng 800ml nano Bạc plus kết hợp 600-800ml nano canxi super + 200-300ml Shellac Suger pha với 200-250 lít nước phun đều tán lá, 2 mặt lá, định kỳ 7 ngày/lần, cho đến khi quả ổn định.
Nếu có mưa acid: dùng 500ml nano canxi cacbonate pha 200 lít nước phun đều tán lá, phun 2 lần, cách nhau 7 ngày/lần.
Làm đúng theo quy trình trên sẽ kiểm soát được quá trình rụng sinh lý của macca
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH
Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:
ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99
Email: nanobacsuper@gmail.com